Tin CMU
Tuần trước Bộ trưởng bộ Lao động Mĩ Hilda L. Solis tới Carnegie Mellon công bố số tiền $147 triệu đô là trong tài trợ cho phát triển các chiến lược phát kiến để giúp người Mĩ trở lại làm việc. Số tiền tài trợ này sẽ giúp các công nhân không việc làm trở lại làm việc nhanh chóng bằng việc cung cấp dịch vụ đào tạo hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác ngang qua các ngành công nghiệp, và hội tụ vào các đối tác với những người sử dụng lao động đặc biệt để phát triển các chương trình phản ánh nhu cầu kĩ năng hiện thời và tương lai.
Cuộc thăm trường phổ thông
Không lâu trước đây, nhiều sinh viên đại học bắt đầu công ti phần mềm riêng của họ và trở thành tỉ phú và triệu phú. Bây giờ có vẻ như lịch sử đang lặp lại nhưng lần này thay vì thế là với học sinh phổ thông. Tuần trước, tôi được mời tới nói chuyện cho một câu lạc bộ máy tính trường phổ thông nơi tôi đã biết về xu hướng này, điều đã xảy ra trong quá khứ vài năm trước ở Mĩ nhưng bây giờ cũng đang phổ biến ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc nữa.
Câu hỏi khó
Tôi nhận được một email từ một sinh viên anh ta hỏi: “Em có nhiều cuộc phỏng vấn việc làm; em nghĩ em làm tốt cho tới khi một câu hỏi khó tới. Họ hỏi: “Kể cho tôi về bản thân bạn” và em đã không biết phải nói gì. Em giải thích cho họ về gia đình em, sở thích của em, và bạn em. Bằng cách nào đó họ dường như mất quan tâm và họ cho em ra. Em không biết cách trả lời câu hỏi này. Xin thầy lời khuyên.”
Sinh viên năm thứ nhất
Tuần trước, có một tường trình trên báo chí về thất bại của sinh viên đại học. Tác giả thu thập hàng nghìn trường hợp hoặc sinh viên bỏ học hoặc bị đuổi học. Bằng chứng là rõ ràng, con số cao những người thất bại đại học và bỏ trường là sinh viên năm thứ nhất. Điều này không phải là ngạc nhiên vì nhiều sinh viên năm thứ nhất không được chuẩn bị cho đại học hay không sẵn sàng nhận trách nhiệm riêng của họ.
Lời khuyên về đọc
Sau khi đọc blog về “Thói quen đọc” một sinh viên hỏi tôi: “Thầy khuyên chúng em nên đọc loại sách nào? Năm tới em sẽ vào đại học và em muốn tự chuẩn bị cho mình. Em sẽ học khoa học máy tính cho nên em cần phải đọc nhiều sách máy tính chứ? Xin thầy lời khuyên.”
Tương lai của Ấn Độ
Những năm 1990, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ bắt đầu với các trung tâm gọi điện thoại chi phí thấp, viết mã và kiểm thử cho các công ti phương Tây. Mười năm sau đó, nó chuyển lên công việc CNTT mức cao hơn như phát triển phần mềm, và dịch vụ tư vấn quản lí. Bây giờ trong những năm 2010 nó bắt đầu làm việc trên nghiên cứu phức tạp và phát triển các sản phẩm công nghệ phát kiến. Từ thập kỉ qua, công nghiệp CNTT Ấn Độ có tăng trưởng bùng nổ trong mọi khu vực với quá nửa mọi việc làm khoán ngoài toàn cầu đổ về Ấn Độ.
Qui tắc học tập
Tôi nhận được một email từ một sinh viên về qui tắc học tập. Anh ta viết: “Trong blog của thầy, thầy viết rằng sinh viên nên dành hai giờ học ở nhà cho mỗi giờ trên lớp. Nếu thầy có 15 giờ lên lớp một tuần, thầy phải lập kế hoạch 30 giờ học một tuần. Nếu thầy học năm đêm một tuần, để ra hai đêm (thứ sáu và thứ bẩy) cho các hoạt động khác như xem phim và đi chơi cùng bạn bè thì đó là sáu giờ học một đêm. Thầy có nghĩ rằng như thế là đòi hỏi quá đáng không?”
Nói chuyện với khách hàng
Có niềm tin chung trong những người phát triển phần mềm rằng họ phải viết mã sớm nhất có thể được vì không có đủ thời gian cho các hoạt động khác. Đó là lí do tại sao nhiều người bắt đầu viết mã ngay khi họ nhận được đặc tả yêu cầu mà không dành thời gian để hiểu nhu cầu của khách hàng. Không ai hỏi khách hàng về mong đợi của họ hay nhu cầu của họ. Phần lớn những người phát triển đều bỏ qua pha kiến trúc; dành ít thời gian trong thiết kế, chỉ vẽ vài biểu đồ như biểu đồ luồng dữ liệu rồi nhảy vào viết mã. Nếu họ không hiểu cái gì đó, họ sẽ đoán cái gì được cần và vội vàng làm cho dự án được thực hiện để đáp ứng lịch biểu.
Vi phạm đạo đức
Tuần trước tôi nhận được một email của một sinh viên: “Em là sinh viên khoa học máy tính làm việc cho một công ti phần mềm vào mùa hè. Do suy sụp kinh tế, kinh doanh của công ti đã bị đi xuống và người chủ đã giảm giờ làm việc của mọi công nhân tạm tuyển, và em chỉ làm việc vài giờ một tuần. Em cần làm việc để giúp gia đình em và trả tiền cho trường em. Gần đây một khách hàng gọi em và nói ông ấy thích cách em làm việc và muốn em làm lập trình và kiểm thử nào đó cho ông ấy. Ông ấy không muốn đi qua công ti em đang làm việc nhưng hỏi em liệu bản thân em có sẵn lòng việc không, hay tuyển người khác để giúp. Tiền trả là tốt hơn số tiền em đã nhận ở công ti hiện tại của em. Em cảm thấy tệ vì em có thể phản bội lại ông chủ hay đánh cắp kinh doanh của ông ấy. Đấy có phải là vi phạm đạo đức không? Em không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Dự lớp
Một trong những khó khăn giữa trường trung học và đại học là ở đại học, ít giáo sư coi việc dự lớp là bắt buộc. Họ tin rằng sinh viên đại học là người lớn và phải có trách nhiệm về hành động của mình. Không may một số sinh viên còn chưa đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm cho việc học tập riêng của họ vì họ thường bỏ lớp. Một số sinh viên tin rằng họ vẫn có thể học tốt bằng việc đọc sách giáo khoa và làm bài tập về nhà. Dựa trên kinh nghiệm của tôi, việc dự lớp đều đặn giúp cho sinh viên học nhiều hơn và giữ lại nội dung bài học hiệu quả hơn và thiếu việc dự lớp là lí do chính tại sao một số sinh viên nhận được điểm kém.
Học viết mã
Một sinh viên viết cho tôi: “Em đã làm việc rất chăm chỉ trong lớp lập trình nhưng vẫn không làm tốt. Phần lớn các bạn em có thể dễ dàng viết chương trình trong vài ngày nhưng em phải mất cả tuần để kết thúc nhiệm vụ được phân ở lớp. Em nghĩ rằng phần mềm có thể không là nghề tốt cho em. Xin thầy lời khuyên.”
Thói quen đọc
Ngày nay nhiều sinh viên đại học có khó khăn trong đọc sách giáo khoa.
Kinh tế thông tin
Một sinh viên hỏi tôi: “Dễ nói về thời đại thông tin hay chuyển từ kinh tế chế tạo sang kinh tế thông tin trong lớp nhưng chúng ta có bằng chứng nào rằng nó thực sự đang xảy ra không? Mọi sách giáo khoa kinh tế vẫn nhắc rằng tài nguyên tự nhiên và vốn là dẫn lái chính của nền kinh tế đất nước.”
Công nhân có kĩ năng
Theo một khảo cứu của Viện toàn cầu McKinsey, đến 2020 sẽ có thiếu hụt từ 38 triệu tới 40 triệu công nhân có kĩ năng (công nhân có bằng đại học) để đáp ứng cho nhu cầu thị trường toàn cần khi thế giới chuyển từ kinh tế chế tạo sang kinh tế thông tin. Đồng thời, sẽ có thặng dư 95 triệu hay hơn những công nhân kĩ năng thấp (công nhân không có bằng đại học) trên toàn cầu và điều này có thể làm lẩy cò những thay đổi lớn cả về chính trị và xã hội. Các nước thất bại trong dịch chuyển này sẽ kinh nghiệm kinh tế không ổn định và khủng hoảng chính trị. Báo cáo này dựa trên ước lượng về dự phóng lực lượng lao động toàn cầu là 3.5 tỉ người đến năm 2020, so với 2.9 tỉ ngày nay.
Công nghệ thông tin ở Châu Âu
Một khảo cứu châu Âu về công nghệ thông tin (CNTT) đã cảnh báo rằng công nghiệp CNTT hiện tời là yếu hơn nó đã từng vậy trong quá khứ và hệ thống giáo dục đã không bắt kịp với nhu cầu kĩ năng của công nghiệp để cạnh tranh toàn cầu. Khảo cứu này đã phỏng vấn nhiều nghìn nhà lãnh đạo công nghiệp để nhận diện công nhân kĩ năng sẽ cần cho cải tiến nghề nghiệp của họ; cũng như nhận diện các kĩ năng họ phải phát triển để duy trì có việc làm.
Đại học trực tuyến rởm
Tuần trước, tôi đã dạy ở Trung Quốc và một sinh viên cho tôi xem thư chấp nhận từ một đại học trực tuyến ở Mĩ và hỏi tôi liệu anh ta có thể học kĩ nghệ phần mềm nhưng vẫn sống ở nước anh ta được không.
Xu hướng mới
Một trong những xu hướng mới trong toàn cầu hoá là giảm giá trong các sản phẩm tiêu thụ do các công ti thúc bẩy các nguồn tài nguyên rẻ nhất trên khắp thế giới trong qui trình chế tạo.
Xu hướng mới ở Trung Quốc
Trong hai mươi năm qua, Trung Quốc nổi tiếng về lương thấp và công nhân lao động không kĩ năng, những người làm việc trong chế tạo. Ngày nay, Trung Quốc đang nổi lên như nhà cung cấp công nhân có giáo dục đại học lớn nhất thế giới.
Người quản lí dự án trong miền mới
Một người quản lí dự án viết cho tôi: “Người quản lí dự án chuyển từ miền này sang miền khác có dễ dàng không? Tôi là người quản lí ở một công ti phần mềm nhưng muốn chuyển sang công ti tài chính. Tôi cần gì để thành công ở miền mới?”
Công việc dự án sớm
Ngay cả ngày nay số lượng dự án phần mềm thất bại vẫn còn cao. Bằng cách nào đó người quản lí phần mềm liên tục xô vào các dự án mà thậm chí không nghĩ tại sao dự án quá khứ đã thất bại.