Công nghệ thông tin (CNTT) có thể đem lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp. Với Internet mọi người có thể làm kinh doanh ở bất kì đâu và bất kì lúc nào. Không giống như cấu trúc vật lí được cần để làm kinh doanh trong quá khứ, với CNTT kinh doanh có thể được thực hiện trực tuyến. Chẳng hạn, mọi người có thể làm giao dịch ngân hàng và không lệ thuộc vào vị trí của ngân hàng. Họ có thể mở tài khoản trực tuyến với bất kì ngân hàng nào, nộp tiền, và rút tiền từ máy ATM ở bất kì đâu trên thế giới. Với cửa hàng trực tuyến, mọi người có thể mua gần như mọi thứ mà không phải rời khỏi nhà họ. Với trường trực tuyến, sinh viên có thể truy nhập vào bài học qua laptop của họ hay điện thoại di động v.v.

Trong thời đại công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp vận hành trong thị trường địa phương; chỉ các công ti rất lớn mới có thể bành trướng ra thị trường toàn cầu. Trong thời đại thông tin, bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể vận hành trong thị trường toàn cầu, bất kể kích cỡ của họ hay điều họ bán. Ngày nay kinh doanh trực tuyến đang tăng trưởng nhanh chóng và có giá trị hàng nghìn tỉ đô la. Lí do đơn giản là thị trường toàn cầu lớn hơn thị trường nội địa nhiều lần. Bằng việc đi vào trực tuyến, các doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn, bán nhiều sản phẩm hơn với chi phí ít hơn và làm ra lợi nhuận nhiều hơn. Nói cách khác, toàn cầu hoá là quá trình mà kinh tế địa phương được tích hợp với phần còn lại của thế giới và làm kinh doanh toàn cầu đang thành dễ dàng hơn cho bất kì ai biết cách dùng sức mạnh của CNTT.

Ngày nay bất kì ai cũng có thể bán sản phẩm của họ ở thị trường toàn cầu hay mua các thứ họ cần qua cửa hàng trực tuyến. Trong quá khứ những giao tác kinh doanh này lấy dạng xuất khẩu và nhập khẩu với nhiều quan liêu và tốn kém. Ngày nay cửa hàng trực tuyến là dễ dàng hơn, với ít hạn chế hơn và khi vận tải đang trở nên ngày càng rẻ hơn và nhanh hơn, các doanh nghiệp có thể vận hành ở bất kì đâu trên thế giới. Về căn bản, CNTT đã giúp tăng khối lượng thương mại quốc tế lên hàng trăm lần so với vài năm trước.

Khi nhiều doanh nghiệp dùng CNTT, nhiều công nhân kĩ thuật hơn được cần tới. Khi tự động hoá và máy móc có thể tiếp quản việc làm lao động trong cơ xưởng, công nhân lao động sẽ bị bất lợi. Khi nhiều robot được dùng, ít lao động thủ công sẽ được cần tới và ít việc làm sẽ được tạo ra. Người ta dự đoán rằng trong vòng năm năm nữa, các nước phụ thuộc vào kinh tế chế tạo sẽ chứng kiến sút giảm lớn trong thu nhập, thất nghiệp cao, nơi nhiều người tìm kiếm việc làm thủ công đang theo đuổi vài việc làm sẵn có.

Từ cách nhìn kinh tế, kinh doanh trực tuyến hay e-commerce dẫn tới lợi nhuận cao và tính sẵn có cao hơn của hàng hoá và dịch vụ cho mọi người trên thế giới. Cạnh tranh toàn cầu cũng dẫn tới tính hiệu quả cao hơn và mức độ chất lượng cao hơn do nhiều cạnh tranh hơn. Tuy nhiên với toàn cầu hoá, nông dân trong các nước đang phát triển sẽ thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với nhập khẩu nông nghiệp từ các nước đã phát triển. Các nước này có công nghệ tốt hơn và thực hành nông nghiệp tạo ra sản phẩm tốt hơn với sản lượng cao hơn và giá thành thấp hơn. Các doanh nghiệp nhỏ địa phương sẽ thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với các công ti toàn cầu lớn mạnh từ các nước đã phát triển mà có quản lí vững chắc và vốn tốt hơn. Tuy nhiên, lao động và công nhân chế tạo từ các nước đã phát triển cũng thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với công nhân lao động chi phí thấp từ các nước đang phát triển. Với khuyến khích thuế đặc biệt, nới lỏng hạn chế, nhiều cơ xưởng đang chuyển sang các nước đang phát triển. Những dịch chuyển này đang tạo ra các vấn đề xã hội và kinh tế lớn trong thời gian chuyển tiếp này và nó có thể làm bất ổn nền kinh tế của nhiều nước cũng như các chính phủ. Chúng ta đang chứng kiến sự sụp đổ kinh tế của nhiều nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hi Lạp và Tây Ban Nha với thất nghiệp cao hơn khi các cơ xưởng của họ đóng cửa và chuyển đi đâu đó khác. Xu hướng này sẽ lan rộng khắp châu Âu rồi ra toàn thế giới trong vài năm tiếp và tác động có thể lớn hơn nhiều và tàn phá nhiều hơn là một số nhà kinh tế đã dự báo. Một nhà kinh tế than: “Chúng tôi đã nói về tác động của toàn cầu hoá và việc chuyển dịch từ lâu nhưng một số người vẫn bị ngạc nhiên bởi nó. Dường như họ không được chuẩn bị và bây giờ đang chịu hậu quả.”

Từ cách nhìn doanh nghiệp, toàn cầu hoá và hệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội mới và cũng nhiều rủi ro. Với kinh doanh trực tuyến, tác động sẽ là lớn vì nó sẽ ảnh hưởng tới mọi công ti vì những kẻ cạnh tranh bây giờ ở qui mô toàn cầu. Không có bảo hộ trong thị trường được toàn cầu hoá. Điều đó nghĩa là cấu trúc công ti phải thay đổi và linh hoạt để thích ứng với tính đa dạng của thị trường. Nó cũng yêu cầu cấp quản lí thay đổi tư duy, thực hành và chiến lược của họ. Họ phải biết cách phi tập trung hoá để phản ứng với thay đổi thị trường nhanh hơn và “làm phẳng” cấu trúc để giảm số cấp quản lí cho nên quyết định có thể được đưa ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Toàn cầu hoá là việc tích hợp của con người, công nghệ thông tin, và tài chính ngang qua các biên giới quốc gia vào kỉ nguyên toàn cầu. Trong khi thương mại toàn cầu đã tồn tại một thời gian lâu nhưng chính việc nổi lên của công nghệ thông tin đã làm cho thế giới thành một “làng.” Một số công ti đã thấy rằng bằng việc dùng CNTT họ có thể bành trướng thị trường của họ, bán nhiều hơn, có được nhiều khách hàng hơn và giảm chi phí để đạt tới lợi nhuận tốt hơn. Khi các công ti này mạnh hơn và lớn hơn họ sẽ tạo ra nhiều sức ép hơn, nhiều cạnh tranh hơn, và có khả năng tiêu huỷ đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp không được chuẩn bị. Vài năm trước, mọi người phải mua sản phẩm địa phương với chất lượng thấp và giá thành cao nhưng với kinh doanh trực tuyến, họ có thể mua sản phẩm với chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn với một “cú bấm chuột”. Vài năm trước, họ phải đi tới cửa hàng, thỉnh thoảng tới vài cửa hàng để có được điều họ cần nhưng bằng kinh doanh trực tuyến, họ có thể có mọi thứ được giao tận nhà họ bằng một “cú bấm chuột”. Vài năm trước, doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhà mở cửa hàng ở thị trường hay vị trí đắc địa nhưng với kinh doanh trực tuyến, họ có thể có “cửa hàng ảo” để bán mọi thứ với một phần chi phí và họ có thể có nhiều khách hàng hơn trên khắp thế giới thay vì chỉ những người địa phương.

Hai mươi năm trước, Amazon đã là một cửa hàng sách nhỏ “vô danh tiểu tốt” ở Seattle. Người chủ, Jeff Bezos thấy tiềm năng của internet và kinh doanh trực tuyến cho nên ông ấy bắt đầu bán sách trực tuyến. Vào thời đó chỉ sinh viên biết dùng máy tính mới mua sách trực tuyến. Để hấp dẫn nhiều sinh viên, Jeff cũng bán đĩa CD nhạc và DVD phim. Khi nhiều người thích sự thuận tiện của kinh doanh trực tuyến, Jeff đóng cửa hiệu sách và toàn tâm vào bán mọi thứ trực tuyến. Ngày nay Amazon là một trong những cửa hàng trực tuyến lớn nhất trên thế giới với thu nhập hàng năm vài tỉ đô la và làm cho ông ấy thành một trong những người giầu nhất trên thế giới. (Jeff Bezos được xếp hạng số 6, sau Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracles, Sergey Brin và Larry Page của Google, Mark Zuckerberg của Facebook). Ngày nay Amazon bán nhiều thứ và có nhiều websites trong các thứ tiếng khác nhau để hấp dẫn khách hàng toàn cầu.

Một trong những người đã mua sách giáo khoa từ Amazon là Pony Ma, một sinh viên ở Trung Quốc. Hai mươi năm trước, khó mà mua sách tiếng Anh ở Trung Quốc, đặc biệt là sách giáo khoa máy tính. Pony bị ấn tượng thế với ý tưởng về cửa hàng trực tuyến cho nên anh ta bắt đầu công ti riêng của mình ở Trung Quốc. Cùng với ba bạn thân ở đại học Thâm Quyến, họ bắt đầu một cửa hàng trực tuyến nhỏ để bán sách cho sinh viên có tên là Tencent. Ngày nay Tencent là cửa hàng trực tuyến lớn nhất và sinh lời nhất ở Trung Quốc với số bán hàng năm hơn $3 tỉ đô la. Tương tự như Amazon, Tencent bây giờ bán trên 700,000 mặt hàng trực tuyến và đã bành trướng vào nhiều kinh doanh. Pony Ma trở thành một trong những thanh niên giầu nhất ở Trung Quốc và thường được coi là “Bill Gates” của Trung Quốc.

Akumah là một sinh viên CNTT châu Phi khác người đã mua đĩa CD nhạc từ Amazon và bị ấn tượng với khái niệm về cửa hàng trực tuyến nhưng thay vì bán sách, anh ta muốn bán quần áo và giầy dép thời trang. Anh ta đã bắt đầu cửa hàng trực tuyến của mình ở Nam Phi rồi bành trướng sang các nước láng giềng. Cửa hàng trực tuyến của anh ta Zando là thành công lớn ở Nam Phi và Sabunta là cửa hàng thời trang lớn nhất ở Nigeria. Những cửa hàng trực tuyến này có tuyển tập lớn nhất các thương hiệu thời trang nhiều hơn bất kì cửa hàng nào ở châu Phi. Nhiều người châu Phi có thể không có máy tính và kết nối internet nhưng nhiều người có điện thoại di động cho nên các cửa hàng này đã tập trung vào mua bán di động hay m-commerce và đã rất thành công.

—-English version—-

On-line stores

Information technology (IT) can bring many advantages to businesses. With the Internet people can do business anywhere and anytime. Unlike the physical structure required to do business in the past, with IT business can be done on line. For example, people can do banking and not depend on the location of the bank. They can open an account online to any bank, deposit, and withdraw money from ATM machine anywhere in the world. With on-line stores, people can buy almost anything without have to leave their home. With on-line schools, students can access lectures via their laptops or mobile phones etc.

In the industrial age, most businesses operate in local market; only very large companies can expand into global market. In the information age, any business can operate in the global market, regardless of their size or what they sell. Today online businesses are growing quickly and valued at trillion dollars. The simple reason is the global markets are several times larger than domestic markets. By moving on-line, businesses have more customers, sell more products with less cost and make more profits. In other word, globalization is a process where local economy get integrated with the rest of the world and doing business globally is getting easier for anyone who know how to utilize the power of IT.

Today anybody can sell their products in the global markets or buy things they need via on-line stores. In the past these business transactions took the form of exports and imports with a lot of bureaucracy and expensive. Today online stores is easier, with less restriction and as transportation is becoming cheaper and faster, businesses could operate anywhere in the world. Basically, IT has helped increase the volumes of international trade by hundreds times in the past few years.

As more businesses are utilizing IT, more technical skilled workers are needed. As automation and machinery can take over labor jobs in factories, labor workers will be at a disadvantage. As more robots are used, less manual labor will be needed and fewer jobs will be created. It is predicted that within the next five years, countries that depend on manufacturing economy will see a significant declining in revenue, high unemployment where many labor job-seekers are going after a few jobs available.

From the economic view, on-line business or e-commerce leads to higher profits and higher availability of goods and services to people of the world. Global competition can also lead to higher efficiencies and higher levels of quality due to more competition. However with globalization, farmers in developing countries will find that they cannot compete with agricultural imports from developed countries. These countries have better technology and agriculture practices that produce better produces with higher yields and lower price. Local small businesses will find that they cannot compete with powerful large global companies from developed countries that have strong management and better capital. However, labor and manufacturing workers from developed countries will also find that they cannot compete with lower cost labor workers from developing countries. With special tax incentives, ease of restrictions, many factories are moving to developing countries. These shifts are creating significant social and economic issues during this transition time and it could destabilize the economy of many countries as well as governments. We are witnessing the economic collapsing of several European countries such as Portugal, Greek, and Spain with higher unemployment as their factories are closing and moving elsewhere. This trend will spread all over Europe then the world in the next few years and the effects can be much bigger and more devastating than some economists had predicted. An economist lamented: “We have been talking about the effect of globalization and the transition for a long time but some people are still surprised by it. It seems they are not prepared and now suffer the consequences.”

From the business view, globalization and information systems have opened many new opportunities and also risks. With on-line business, the impact will be significant as it will affect every company because competitors are now on a global scale. There is no protection in a globalized market. That means company structures must change and be flexible to adapt for the diversity of markets. It also requires management to change their thinking, practices and strategy. They must know how to decentralize to react to market change faster and “flatting out” the structure to reduce the number of management levels so decision can be made quicker and more effective.

Globalization is the integration of people, information technology, and finance across national boundaries into a global arena. While global trade has existed a long time but it is the emergences of information technologies that have shrink the world into a single “village.” Some companies have found that by utilizing IT they could expand their markets, sell more, get more customers and reduce costs to achieve better profits. As these companies get stronger and bigger they will create more pressures, more competition, and be able to eliminate competitors and business that are not prepared. Few years ago, people have to buy local products at low quality and high prices but with on-line business, they can buy product at better quality and lower prices at the “click of their mouse”. Few years ago, they have to go to the store, sometime to several stores to get what they need but with on-line business, they can have everything delivered to their home with a “click of their mouse”. Few years ago, business have to pay rent to open stores in the market or at good locations but with on-line business, they can have a “virtual stores” to sell everything at a fraction of the cost and they can have more customers from all over the world rather than just local people.

Twenty years ago, Amazon was an “unknown” small bookstore in Seattle. The owner, Jeff Bezos saw the potential of the internet and on-line business so he started to sell books on-line. At that time only students who knew how to use computer would buy books on-line. To attract more students, Jeff also sold music CDs and movies DVDs. As more people liked the convenience of on-line business, Jeff closed his bookstore and devoted to sell everything on-line. Today Amazon is one of the largest on-line stores in the world with annual revenue of several billion dollars and makes him one of the richest people in the world. (Jeff Bezos is ranked number 6, after Bill Gates of Microsoft, Larry Ellison of Oracles, Sergey Brin and Larry Page of Google, Mark Zuckerberg of Facebook). Today Amazon sells many things and has many websites in different languages to attract global customers.

One of the people who brought textbooks from Amazon is Pony Ma, a student in China. Twenty years ago, it was difficult to buy English books in China, especially computer textbooks. Pony was so impressed with the idea of an on-line store so he started his own in China. Together with three of his classmates in ShenzhenUniversity, they started a small on-line store to sell books to students called Tencent. Today Tencent is the largest and most profitable on-line store in China with annual sales of more than $3 Billion dollars. Similar to Amazon, Tencent now sell over 700,000 items on-line and has expanded into several businesses. Pony Ma becomes one of the richest young people in China and often considered as the “Bill Gates” of China.

Akumah is another African IT student who brought music CDs from Amazon and impressed with the concept of on-line store but instead of selling books, he wanted to sell fashion clothing and shoes. He started his on-line store in S. Africa than expanded to neighbor countries. His online store Zando is a big success in S. Africa and Sabunta is the biggest fashion store in Nigeria. These on-line stores have the largest selection of top fashion brands than any store in Africa. Many African may not have computer and internet access but many have mobile phones so these stores have concentrated on mobile shopping or m-commerce and have been very successful.