23 Mar, 2021
Đối thoại khác ở Trung Quốc phần 3
Có dấu hiệu kinh tế chậm dần ở Trung Quốc. Sau ba thập kỉ tăng trưởng, nước này bắt đầu trải nghiệm một số thay đổi khi xuất khẩu chậm lại, các cơ xưởng đóng cửa, và thất nghiệp tăng lên. Điều duy nhất tăng lên là lương.
Khi nền kinh tế bùng nở, ít người chú ý tới việc họ làm được bao nhiêu tiền khi mà tiền đang đổ vào, nhưng khi kinh tế bắt đầu sụt giảm, các công ti nhận ra rằng họ không làm ra tiền mà thực tế mất tiền. Điều này đã tạo ra hoảng sợ trong các công ti lớn và nhỏ, tư nhân và sở hữu nhà nước về hệ thống quản lí của họ tệ thế nào. Mọi ngày, trên báo chí bạn có thể đọc về các công ti mất tiền, hệ thống kế toán sập với nhiều điều không được ghi chép lại, và lãng phí mà các công ti này phải chịu. Đột nhiên có nhu cầu khổng lồ về các vị trí quản lí hàng đầu, loại vị trí được dùng để dành riêng cho những người quen biết nhưng bây giờ điều đó đang thay đổi.
Một người quản lí cấp cao giải thích: “Sau nhiều năm vận hành thua lỗ, chúng tôi bắt đầu nhận ra rằng chúng tôi cần người quản lí có kinh nghiệm để chỉ đạo vận hành. Không có lí do nào để bán nhiều mà không lời. Sự kiện là nhiều người trong chúng tôi không biết cách quản lí doanh nghiệp và chúng tôi phạm nhiều sai lầm.”
Một giáo sư kinh doanh nói với tôi: “Họ không biết cách quản lí công ti lớn. Họ không biết cách làm kinh doanh toàn cầu. Nhiều người quản lí hàng đầu không được đào tạo hay không có tri thức về kinh doanh toàn cầu. Thực hành quản lí của chúng tôi dựa trên quá khứ khi các công ti còn nhỏ. Chúng tôi giỏi trong kinh doanh sở hữu theo gia đình nhỏ, nơi bố dạy con vận hành kinh doanh. Điều đó không có tác dụng trong thế giới cạnh tranh cao của toàn cầu hoá. Chúng tôi không biết cách phát triển chiến lược kinh doanh; chúng tôi không biết cách đặt viễn kiến, sứ mệnh hay mục đích. Chúng tôi theo các sách giáo khoa được viết từ năm mươi năm trước và phần lớn chúng tôi dạy tại các trường kinh doanh không có kinh nghiệm trong công nghiệp. Chúng tôi chỉ biết lí thuyết nhưng phần lớn các lí thuyết này không còn có tác dụng trong kinh tế toàn cầu.”
Tình huống này là thông thường bởi vì nhiều công ti có cùng vấn đề. Họ sản xuất nhiều hơn, bán nhiều hơn trên thị trường toàn cầu nhưng vẫn mất tiền do quản lí kém và hệ thống kế toán nghèo nàn. Ngày nay các công ti lớn và nhỏ, toàn cầu và địa phương, sở hữu tư nhân hay nhà nước đều đang tuyệt vọng tìm những người quản lí hàng đầu đủ tư cách. Trung Quốc cho tốt nghiệp vài triệu người mỗi năm, nhưng ít người đủ tư cách cho những việc làm này. Một người quản lí cấp cao nói với tôi: “Chúng tôi không tìm người có bằng cấp. Chúng tôi biết về hệ thống giáo dục của chúng tôi và loại người tốt nghiệp nào nó tạo ra. Chúng tôi cần người có kinh nghiệm và rất khó tìm ra họ. Người tốt nghiệp hiện thời của chúng tôi toàn lí thuyết nhưng không thể ra được một quyết định. Họ không thể quản lí được cái gì bởi vì họ chưa bao giờ làm việc lúc họ chưa tốt nghiệp. Đào tạo của chúng tôi lạc hậu và cổ lỗ trong thế giới toàn cầu này. Nếu chúng tôi thuê họ và đào tạo họ, sẽ mất nhiều năm trước khi họ thậm chí có thể quản lí được một nhóm nhỏ. Đến lúc đó, họ có lẽ đã chuyển việc làm để được lương tốt hơn cho nên không có lí do gì thuê và đào tạo người thêm nữa.”
Nếu bạn nhìn vào những người quản lí hàng đầu hiện thời của Trung Quốc, bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì nhiều người còn trẻ. Họ được giáo dục tốt nhất và có quen biết tốt nhất nhưng có thể không có tri thức và kinh nghiệm để quản lí các công ti lớn. Một trong các sự kiện là giáo dục của họ không có khía cạnh thực hành. Sự kiện khác là nhiều người có được vị trí của họ do quen biết gia đình thay vì tài năng hay thành công. Điều nhiều công ti đang tìm kiếm là ai đó có thể tới và lập tức ra quyết định làm cho nó sinh lời được chứ không phải ai đó vẫn còn học. Tuy nhiên những người mới tốt nghiệp gần đây thường cần đào tại ít nhất vài năm để làm điều đó. Sự không tương xứng này tạo ra vấn đề chính cho công nghiệp kinh doanh của Trung Quốc.
Giáo sư này giải thích: “Trong hầu hết các nước phương tây, quan chức điều hành hàng đầu xuất thân từ thứ hạng quản lí. Họ thường dành ít nhất hai mươi tới ba mươi năm trong công ti, bắt đầu từ đáy và leo lên. Họ học khi họ đi lên cho nên tới lúc họ lên tới vị trí hàng đầu, họ đã biết rõ về doanh nghiệp và có kinh nghiệm chỉ đạo công ti. Hệ thống này làm việc tốt bởi vì chỉ người giỏi nhất, người lỗi lạc nhất, người thành công nhất mới lên tới đỉnh. Chúng tôi chưa học về hệ thống này. Một số người lên vị trí đỉnh tuỳ thuộc vào người họ biết và quen biết gia đình của họ. Họ có thể sáng dạ và có ý định tốt nhưng không có kinh nghiệm. Đây là lí do tại sao họ phạm phải sai lầm.”
Ngày nay những người được mong muốn nhất là người Trung Quốc học ở nước ngoài và về nước. Những người này có tổ hợp của giáo dục phương Tây cũng như kinh nghiệm làm cho họ hấp dẫn các công ti địa phương, đặc biệt các công ti lớn làm kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, điều này tạo ra xung đột với những người được giáo dục địa phương.
Một giáo sư nói với tôi: “Sinh viên của chúng tôi không hạnh phúc khi thấy ai đó như họ được lương tốt hơn, thưởng đặc biệt như phụ cấp nhà cửa và chi phí giáo dục cho con cái họ, và thu xếp đi nghỉ hè. Họ cả hai đều có bằng cấp nhưng một người từ đại học phương tây và người kia ở đại học địa phương. Một số trong họ đã sống ở hải ngoại một thời gian dài và họ thường hành động khác, một số thường hành động như người phương tây. Ở Trung Quốc, trung thành với công ti là giống như gia đình, bạn ở trong nó cả đời. Nhưng người được giáo dục nước ngoài này không có chung cách nhìn đó. Họ thường đổi việc để có trả lương tốt hơn và điểm thưởng tốt hơn, khó mà giữ họ lâu được. Khi nhiều công ti nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, nhiều công ti thích thuê người có giáo dục ở nước ngoài như họ và các công ti địa phương phải cạnh tranh vì những người quản lí có kinh nghiệm này. Điều đó là khó và chúng tôi thường thất bại.”
Trong khi số các quan chức điều hành cao nhất có phẩm chất là ít, số các công ti tìm thuê họ đang tăng lên. Không chỉ công ti tư mà cả các công ti sở hữu của nhà nước cũng đang tìm họ. Mục đích chính là tìm ra ai đó có thể xoay chuyển công ti, đặt chiều hướng mới, và làm cho nó sinh lời. Vì nhu cầu về người quản lí cao nhất ở Trung Quốc là cao, những người cao nhất này cũng đòi hỏi nhiều điểm thưởng hơn và lương cao hơn.
Một người quản lí cấp cao phàn nàn: “Những người này không biết tới trung thành, họ chỉ quan tâm tới tiền. Ông thuê một người quản lí 30 tuổi và trả nhiều tiền cho kinh nghiệm của anh ta nhưng trong vài tháng nếu anh ta kiếm được đề nghị tốt hơn ở đâu đó khác, anh ta không ngần ngại chuyển việc.” Khi tôi hỏi một người quản lí trẻ được giáo dục ở Mĩ về điều này, anh ta giải thích: “Ông phải hiểu vị trí của tôi nữa chứ. Có nhiều sức ép từ gia đình tôi để đạt tới thành công nhanh chóng. Bởi vì chính sách một con, tôi có bố mẹ và ông bà những người quan tâm tới thành công của tôi. Họ đã dành tiền cho giáo dục của tôi, cho tôi qua Mĩ học tập, khi trở về, tôi phải thành công để đáp ứng cho mong đợi của họ. Tôi phải có nhà riêng của tôi với đồ đạc tốt nhất, xe hơi đắt tiền và địa vị danh giá. Đó là thành công là gì trong con mắt của gia đình tôi. Tôi phải làm cho bố mẹ tôi và ông bà tôi tự hào.”
Ngày nay, gần như mọi thanh niên ở Trung Quốc coi lương là ưu tiên hàng đầu của họ. Trong nhiều thập kỉ sống dưới chuẩn sống trung bình, ngày nay điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Sở hữu một ngôi nhà trong khu lận cận đẹp, xe hơi đắt tiền, nhiều thiết bị điện tử, và nhiều thứ đồ vật chất hàng hiệu là biểu tượng của thành công.
Trong cuộc viếng thăm một công ti phần mềm, tôi gặp một người phát triển phần mềm trẻ tới từ một làng nhỏ. cả bố mẹ và ông bà anh ta đều là nông dân. Anh ta là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Tôi chúc mừng anh ta: “Anh phải tự hào về việc là người đầu tiên trong gia đình anh vào đại học và bây giờ có việc làm tốt. Tôi chắc gia đình anh rất tự hào về anh.” Anh ta dường như dửng dưng với lời ca ngợi của tôi. Trong cuộc nói chuyện, anh ta nói với tôi rằng anh ta đã không gặp bố mẹ và ông bà trong nhiều năm. Anh ta thậm chí đã không nói chuyện với họ mặc dầu anh ta có iPhone kè kè bên mình mọi lúc. Là người phát triển phần mềm, anh ta làm được lương tốt nhưng khi tôi hỏi liệu anh ta có gửi tiền về nhà để hỗ trợ cho gia đình không, anh dường như cáu. Sau vài phút anh ta thú nhận rằng anh ta đã không làm điều đó vì anh ta có những thứ khác mà anh ta phải tiết kiệm. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ta chỉ vào chiếc xe BMW đang đậu trước toà nhà và nói: “Đó là xe của người quản lí của tôi, tôi muốn có chiếc xe đó và tôi đang tiết kiệm tiền cho nó.” BMW là xe rất đắt, ngay cả ở Mĩ. ở Trung Quốc, nó còn đắt hơn do thuế nhập khẩu. Ngay cả với người phát triển phần mềm có lương khá, sẽ phải mất ít nhất mười năm hay hơn để mua chiếc xe như vậy.
Khi tôi kể điều đó với người bạn, anh ta giải thích: “Có khác biệt lớn giữa thế hệ chúng tôi và thế hệ trẻ hơn. Chúng tôi vẫn nhớ các giá trị truyền thống của đạo làm con, của việc là công dân tốt và trung thành với đất nước. Thế hệ trẻ hơn không coi điều đó là có giá trị nào. Họ chịu ảnh hưởng của các thứ vật chất và họ cảm thấy rằng họ xứng đáng có những vật xa hoa đó. Họ không được dạy về đạo làm con với bố mẹ, họ không được dạy về có trách nhiệm với xã hội nhưng tất cả họ đều được dạy phải thành công và làm ra nhiều tiền. Không may, không có giáo dục đúng, một số sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để có được nó, bằng bất kì giá nào.”
—-English version—-
Another conversation in China part 3
There are signs of an economic slowdown in China. After three decades of growth, the country begins to experience some changes as exports are slowing down, factories are closing, and unemployment is increasing. The only thing that goes up is wages. When the economy is booming, few people pay attention to how much money they made as long as money are pouring in but when the economy begins to decrease, companies are realizing that they have not making money but actually losing it. This has created a panic among large and small, state-owned and private companies about how bad their management systems are. Every day, on newspapers you can read about companies losing money, accounting systems broken down with many things are not accounted for, and the waste these companies incurred. Suddenly there is a huge demand for top management positions, the kind of position that used to reserve to well connect people but now it is changing.
A senior manager explained: “After many years of operating at loss, we begin to realize that we need experienced managers to direct our operation. There is no reason to sell more but not profitable. The fact is many of us do not know how to manage the business and we make many mistakes.”
A business professor told me: “They do not know how to manage large company. They do not know how to do business globally. Many top managers have no training or knowledge of global business. Our management practice is based on the past when companies are small. We are good in small family owned business, where father teach son to run the business. That does not work in a highly competitive world of globalization. We do not know how to develop business strategy; we do not know how to set vision, mission or goal. We follow textbooks that were written fifty years ago and most of us who teach at business schools have no experience in the industry. We only know theories but most of the theories are no longer work in the global economy.”
The situation is common because many companies are having the same problem. They produce more, sell more on the global market but still losing money due to mismanagement and poor accounting system. Today large and small, global and local, state-owned and privately-owned are desperately looking for qualified top managers. China graduates several millions of people each year, but few would qualify for these jobs. A senior manager told me: “We are not looking for people with degrees. We know about our education system and what kind of graduates it produced. We need people with experience and it is very difficult to find them. Our current graduates are full of theories but cannot make a single decision. They cannot manage anything because they never work until they graduate. Our training is backward and obsolete in this globalized world. If we hire them and train them, it would take several years before they can even manage a small group. By that time, they probably switch job to get better wages so there is no reason to hire and train people anymore.”
If you look at China’s current top managers, you will be surprised because many are young. They are the most well-educated and well-connected but may not have the knowledge and experience to manage large companies. One of the facts is their education has no practical aspect. The other fact is many get to their positions due to family connection rather than talent or success. What many companies are looking for is someone who can come in and immediately make decisions to make it profitable not someone who is still learning. However recent graduates often need to be trained at least for several years to do that. This mismatch is creating a major problem to China’s business industry.
The professor explained: “In most western countries, top executives come from the rank of management. They usually spend at least twenty to thirty years in a company, starting at the bottom and climb up. They learn as they are moving up so by the time they get to top positions, they already know the business well and have experience to direct a company. This system works well because only the best, the brightest, and the most successful get to the top. We have not learned about this system yet. Some people get to top positions depend on who they know and their family connection. They maybe bright and have good intention but no experience. This is why they make mistakes.”
Today the most desirable people are Chinese who study oversea and return. These people have a combination of Western education as well as work experience which make them attractive to local companies, especially large companies that do business globally. However, this creates a conflict with people who are educated locally.
A professor told me: “Our students are not happy to see someone like them get better wages, special incentives such as housing stipend, and education expenses for their children, and summer travel arrangement. They both have degrees but one is from a western university and the other is local. Some of them have lived oversea for a long time and they often act differently, some even act like a westerner. In China, company loyalty is like family, you are in it together for life. These foreign educated people do not share that view. They often change job for better pay and better bonus, it is difficult to keep them for long. As more foreign companies are investing in China, many also prefer to hire foreign educated people like them and local companies have to compete for these experienced managers. It is difficult and we often fail.”
While the number of qualified top executives is small, the number of companies looking to hire them is increasing. Not only private companies but also state-owned companies are searching for them. The main goal is to find someone who could turn the company around, sets new direction, and makes it profitable. As demand for China’s top management is high, these top people also demand more bonus and higher salaries.
A senior manager complained: “These people do not know loyalty, they only concern about money. You hire a 30 years old manager and pay a lot for his experience but in few months if he is getting better offer somewhere else, he has no hesitation of switching job.” When I asked a young manager who are educated in the U.S about it. He explained: “You have to understand my position too. There is a lot of pressure from my family to achieve success quickly. Because of the one-child policy, I have parents and grandparents who are interested in my success. They saved money for my education, sent me to the U.S to study, when return; I must be successful to meet their expectations. I must have my own house with the best furniture, an expensive car, and prestigious position. That is what success is in the eyes of my family. I must make my parents and my grandparents proud.”
Today, almost every young person in China considers salary as their top priority. For decades of living below average standard of living, today it is changing fast. To own a house in a nice neighborhood, an expensive car, a lot of electronic devices, and many brand name materialistic things are the symbol of success.
During a visit to a software company, I met a young software developer who came from a small village. Both of his parents and grandparents are farmers. He is the first in his family that goes to college. I congratulated him: “You must be proud of being the first in your family who went to college and now have a good job. I am sure your family is very proud of you.” He seemed indifferent to my praise. During the conversation, he told me that he have not seen his parents or grandparents for many years. He did not even talk to them although he had an iPhone with him all the time. As a software developer, he is making a good salary but when I asked whether he send money home to support the family, he seemed angry. After few minutes, he confessed that he did not do that because he has other thing that he must save for. To my surprise, he pointed to a BMW car parked in front of the building and said: “That is my manager’s car, I want that car and I am saving money for it.” A BMW is a very expensive car, even in the U.S. In China, it is much more expensive due to import tax. Even for a software developer with good salary, it will take at least ten years or more to buy a car like that.
When I told that to a friend, he explained: “There is a big difference between our generation and the younger generation. We still remember the traditional value of being filial, of being a good citizen and loyal to our country. The younger generation does not have that value anymore. They are under the influence of other material things and they feel that they deserve to have those luxury items. They are not taught about being filial to parents, they are not taught about being responsible to the society but all they are taught are being success and make a lot of money. Unfortunately, without proper education, some will do whatever they can to get it, at any cost.”