23 Mar, 2021
Đối thoại khác ở Trung Quốc
Mùa hè này khi dạy ở Trung Quốc, tôi có nhiều cuộc đối thoại với các giáo sư và sinh viên đại học về hệ thống giáo dục hiện thời của họ. Theo tin tức của chính phủ, việc đăng tuyển vào đại học là cao hơn bao giờ, nhiều sinh viên tốt nghiệp và nhiều đại học tư đang mở ra để đáp ứng cho nhu cầu cao. Hiện thời Trung Quốc có nhiều sinh viên đại học hơn bất kì nước nào trên thế giới. Dường như là việc dịch chuyển sang xã hội tri thức đang làm ra nhiều tiến bộ ở đây. Tuy nhiên, có đôi điều tôi cũng quan sát được.
Một giáo sư nói với tôi: “Tôi vào đại học những năm 60, lúc đó là thời kì khó khăn. Có nhiều thay đổi và hỗn loạn nhưng chúng tôi đã đưa mọi nỗ lực vào học tập và tôi có thể nói rằng phần lớn sinh viên đại học trong những năm 60 và 70 đều là những người giỏi nhất. Chúng tôi đã không có đủ sách giáo khoa, chúng tôi đã không có máy tính, nhưng tất cả chúng tôi đều học tốt. Ngày nay sinh viên có mọi thứ. Họ có laptop và động cơ tìm để tìm ra bất kì thông tin nào họ cần. Họ có thư viện với điều hoà nhiệt độ và sách về bất kì chủ đề nào họ muốn. Họ có mọi thời gian để học tập mà không phải đi làm trong nông trại công xã nhưng ít người muốn học. Đó là điều thách đố nhất tôi đã thấy trong cả đời tôi. Ngày nay chúng tôi đang cho tốt nghiệp thế hệ mới những sinh viên ích kỉ, lười biếng và đòi hỏi, người thà tiêu tiền của bố mẹ họ hơn là làm bất kì cái gì tốt cho bản thân họ hay cho đất nước.”
Giáo sư khác đồng ý: “Sinh viên ngày nay không giống như 30 năm trước. Họ không đọc sách hay giúp đỡ cha mẹ họ mà dành phần lớn thời gian dán mắt vào tivi, máy tính cá nhân hay trò chơi video như Xbox hay Play-station. Họ không chơi thể thao ngoài trời mà chơi thể thao trong “thế giới ảo” của trò chơi video. Họ không có bạn để chơi hay nói chuyện mà chát với người lạ trong phòng chat ảo. Họ có nhiều “bạn” trong mạng xã hội của họ mà họ chưa bao giờ gặp mặt đối mặt. Họ đòi hỏi bố mẹ họ mua cho họ laptop mới nhất, iPhone, iPad mới nhất và vứt mọi thứ bị hỏng thay vì sửa chúng. Trong trường, họ không muốn hoc cái gì nhưng làm công việc tối thiểu để qua được kì kiểm tra. Nhiều người sao chép bài tập về nhà từ bạn bè hay gian lận thi cử. Họ không muốn nghĩ về tương lai của họ mà chỉ phản ứng với điều xảy ra cho họ.”
Một giáo sư khác nói thêm: “Không đọc nhiều, sinh viên trở nên lười và không muốn nghĩ nhiều. Tư duy phê phán tuỳ thuộc vào việc đọc và phân tích thông tin. Khi họ đọc, họ xử lí thông tin và suy nghĩ, điều làm cho não họ tích cực. Ngày nay sinh viên không đọc mà xem TV, DVD, YouTube, và phương tiện khác điều không đòi hỏi mấy suy nghĩ. Họ phản ứng nhiều hơn là chủ động do vậy khó cho họ nghĩ cái gì. Không suy nghĩ, họ sẽ không học mấy. Đó là lí do tại sao chúng tôi có các thế hệ sinh viên đại học có bằng cấp đấy nhưng không có tri thức.”
Là giáo sư thỉnh giảng tôi đã không gặp những vấn đề này. Tôi thấy rằng hầu hết sinh viên tham dự lớp mùa hè của tôi đều sáng dạ và siêng năng. Họ thích phương pháp dạy của tôi, điều chủ trương nhiều thảo luận trên lớp và ít đọc bài giảng. Họ ngưỡng mộ xu hướng công nghệ mới nhất và các câu chuyện tôi chia sẻ với họ. Họ thích blog của tôi vì nó được dịch sang tiếng Trung Quốc. Tôi dành nhiều thời gian cùng họ khi chúng tôi nói về nhiều điều. Các sinh viên thừa nhận rằng họ không đọc mấy như một số giáo sư đã nói cho tôi. Tuy nhiên điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là khi họ đọc, họ chỉ theo dõi tin tức về các ngôi sao điện ảnh, ngôi sao nhạc rock hay biến cố thể thao hiện thời. Ít người đọc các tác phẩm cổ điển và không chú ý tới quá khứ lịch sử của họ . Khi tôi nhắc cho các cuốn sách như “Tam quốc chí” hay “Kinh Thi” họ tất cả đều lắc đầu không biết. Một sinh viên cười và hỏi: “Sao nhà khoa học máy tính như thầy mà lại đọc chuyện cho trẻ con như thế?” Họ nói rằng chỉ trẻ con mới thích nghe về các tiểu thuyết đó từ ông bà của chúng nhưng thanh niên không thích. Ít người biết về thơ của Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, hay Lý Bạch và gần như không người nào biết gì mấy về Lão Tử, Mạnh Tử hay Vương Dương Minh. Một sinh viên giải thích: “Những người đó là quá khứ rồi và không ai muốn nhìn lại sau cả, chúng em đang sống trong thế kỉ 21 và chúng em phải nhìn lên trước. Tại sao một nhà khoa học như thầy người sống ở Mĩ lại chú ý tới cái gì đó xảy ra một thời gian lâu trước đây rồi?” Họ không muốn thảo luận về di sản của họ nhưng quan tâm tới việc biết nhiều về công nghệ như điều đang xảy ra ở thung lũng Silicon. Làm sao họ biết được rằng công nghệ mới nhất mà tôi dạy cho họ hôm nay, mà họ coi là có giá trị cao, sẽ lạc hậu đi trong vài năm nữa. Làm sao họ biết rằng di sản văn hoá của họ, rằng chúng không còn giá trị nữa, đã tồn tại kéo dài cả nghìn năm và có thể còn kéo dài mãi mãi, nếu họ biết cách gìn giữ nó?
Có bầu không khí năng động trong hầu hết các đại học. Đăng tuyển của sinh viên tăng lên đáng kể và hầu hết các trường nhà nước đều hết năng lực. Điều đó đó tạo ra cơ hội cho các đại học tư với giáo trình hấp dẫn, một số với chương trình được cấp phép từ các đại học phương tây hàng đầu và được dạy toàn bằng tiếng Anh. Những trường này đang trải qua tỉ lệ xin vào dâng lên, do kết nối quốc tế. Tất nhiên, họ tính nhiều tiền hơn, nhưng việc đăng tuyển của họ cao hơn nhiều so với các trường nhà nước. Một giáo sư nói với tôi: “Tương lai của giáo dục ở Trung Quốc sẽ thuộc về các trường tư. Họ có giáo sư giỏi hơn, chương trình đào tạo tốt hơn, và kết nối tốt hơn với công nghiệp, đặc biệt với các công ti quốc tế. Cũng giống như ở Mĩ, nơi đại học tư là tốt nhất. Vài năm từ giờ trở đi thầy có thể thấy một số đại học tư cạnh tranh trực tiếp với các trường nhà nước tốt nhất của chúng tôi.”
Nhiều trường hơn, chương trình đào tạo tốt hơn được coi là tạo ra sinh viên tốt hơn. Nhưng theo nhiều giáo sư, sinh viên ngày nay không biểu lộ việc tăng thêm trong tư duy phê phán, suy luận phức tạp và kĩ năng viết khi so sánh với vài năm trước. Nhiều giáo sư nói rằng động cơ của sinh viên thực tế sút giảm trong vài năm qua. Trong khi đó, theo một điều tra công nghiệp, chỉ một phần tư các sinh viên tốt nghiệp đại học là có các kĩ năng viết và nghĩ cần cho làm việc của họ. Với trên sáu triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, khó tìm cho họ việc làm vì không có đủ việc có kĩ năng ở Trung Quốc. Đa số việc làm là ở trong khu vực chế tạo điều không yêu cầu bằng đại học. Đó là lí do tại sao Trung Quốc có số lớn người tốt nghiệp đại học thất nghiệp.
Đây là thế tiến thoái lưỡng nan cho chính phủ Trung Quốc. Trong nhiều năm họ đã đầu tư vào chế tạo để cung cấp việc làm cho số lớn người tới từ phía thôn quê với giáo dục tối thiểu. Trở thành “thủ đô chế tạo” của thế giới có ưu thế đem lại nhiều thu nhập qua xuất khẩu. Nó cho phép Trung Quốc xây dựng các thành phố hiện đại, đường xa lộ hiện đại, và kết cấu nền vận tải hiện đại. Ở mọi nơi bạn đi trong Trung Quốc, bạn thấy các toà nhà đang xây dựng và công viên công nghệ ở mọi nơi. Nó cung cấp việc làm cho hàng trăm triệu người khi họ rời bỏ làng mạc nông trại và đi tìm việc ở các thành phố. Con cái họ lớn lên trong các thành phố, vào trường ở các thành phố, và bây giờ nhiều người trong số họ sắp vào đại học. Vì Trung Quốc có “chính sách một con”, mọi bố mẹ đều tiết kiệm tiền cho giáo dục của con họ và vào đại học là một ước mơ lớn, ước mơ của việc con họ không phải làm việc trên đồng lúa hay trong cơ xưởng. Tuy nhiên, những đứa trẻ này lại không giống bố mẹ chúng. Chúng không hiểu sự hi sinh của bố mẹ chúng. Chúng không biết bố mẹ chúng phải lao động vất vả thế nào để tiết kiệm tiền cho giáo dục của chúng. Khi các bố mẹ làm việc 40 giờ hay tới 60 giờ trong cơ xưởng hay địa điểm xây dựng, nhiều người trong các con cái họ đang tận hưởng cuộc sống trong tiệm cà phê, cửa hàng trò chơi video, quán rượu, phòng khiêu vũ, rạp chiếu bóng v.v. Ngay cả một số vào đại học, ít người thực sự học được cái gì và tỉ lệ bỏ học là cao, cho dù trong một nền văn hoá coi giáo dục có ưu tiên cao.
Trong hàng nghìn năm, hệ thống giáo dục Trung Quốc không chỉ cung cấp cho sinh viên về tri thức, mà còn dạy họ trở nên có đạo làm con với bố mẹ, là người tốt của gia đình, là công nhân tốt cho xã hội, và là công dân tốt cho nước họ. Bằng cách nào đó hệ thống này bị phá vỡ. Cách tiếp cận trong giáo dục bây giờ là tập trung chủ yếu vào việc qua được các kì thi. Không có mấy bằng chứng về việc dạy cho sinh viên là con người có luân lí và trách nhiệm. Khi tôi hỏi về điều này, nhiều giáo sư lắc đầu và bảo tôi rằng những điều này không còn được dạy trong trường. Điều đó làm tôi ngạc nhiên vì Trung Quốc là trung tâm học tập theo truyền thống Khổng Tử nơi giáo dục đào tạo mọi người để ra quyết định đạo đức và tư duy hiệu quả, không chỉ vì bản thân người ta mà còn vì xã hội. Vài năm trước, đã có phong trào xét lại việc đào tạo để dạy về đạo đức và luân lí. Mục đích là để phát triển những người tốt nghiệp trung thực và chính trực để cho khi họ đi làm, vị trí nào họ giữ không thành vấn đề, họ sẽ không vi phạm luật hay gây tổn hại cho người khác vì ưu thế riêng của họ. Tuy nhiên, trong xã hội tăng trưởng nhanh nơi những thứ vật chất và lợi nhuận ngắn hạn được coi là có giá trị cao, một số người coi điều đó là phí thời gian nó nên nó đã bị bỏ đi.
Theo ý kiến riêng của tôi, chỉ đo cái vào, như đăng tuyển đại học cao mà chính phủ Trung Quốc đã làm là không đủ. Chính chất lượng của cái ra mới là quan trọng. Các đại học phải có khả năng cung cấp giáo dục cân bằng phục vụ cho điều tốt nhất của cả hai cách nhìn. Sinh viên cần được dạy về tri thức kĩ thuật những cả trách nhiệm và luân lí. Phải có cách nào đó để thưởng cho các trường thực tế cung cấp việc học có chất lượng. Phải có cách tốt hơn để lấy được dữ liệu để cho bản thân nhà trường có thể hình dung ra được cách họ đang làm trong so sánh với các cách khác. Cải tiến giáo dục bằng việc có nhiều trường hơn, nhiều chương trình hơn nhưng không chú ý tới chất lượng hay động cơ của sinh viên không phải là giải pháp tốt.
—-English version—-
Another conversation in China
This summer when teaching in China, I have several conversations with professors and college students about their current education system. According to government’s news, college enrollment is higher than ever, more students graduate and more private universities are opening to meet the high demand. Currently China has more college students than any country in the world. It seems that the transition to a knowledge society is making a lot of progress there. However, there are few things that I also observed.
A professor told me: “I went to college in the 60s, it was a difficult time. There were a lot of changes and turmoils but we put all efforts in our study and I can say that most college students in the 60s and 70s were the bests. We did not have enough text books, we did not have computer, but we all did well. Today students have everything. They have laptops and search engine to find any information that they need. They have air conditioned libraries and books of any topic that they want. They have all the time to study without have to work in commune farms but few want to study. It is the most puzzling things I have seen in my lifetime. Today we are graduating a new generation of selfish, lazy, and demanding students who would rather spend their parent’s money than do anything good for themselves or for the country.”
Another professor agreed: “Today students are not the same as 30 years ago. They do not read books or helping their parents but spend most of their times glued to a TV, a PC, or video games such as Xbox or Play-station. They do not play sports in the outdoor fields but play sports in the “Virtual world” of videogames. They do not have friends to play with or talk to but chat with strangers in virtual chat room. They have many “friends” in their social network that they never meet face to face. They demand their parents to buy them newest laptop, latest iPhone, iPad and throw away things that are broken rather than fix them. In school, they do not want to learn anything but only do minimum works just to pass tests. Many copy homeworks from friends or cheat on exams. They do not want to think about their future but only react to what happen to them.”
Another professor added: “Without a lot of readings, students become lazy and do not want to think much. Critical thinking depends on reading and analyzing information. When they read, they are processing information and thinking which make their brain active. Today students do not read but watch TV, DVD, YouTube, and other media which do not require much thinking. They are more reactive than active thus it is hard for them to think anymore. Without thinking, they will not learn much. That is why we have generations of college graduates with degrees but no knowledge.”
As a visiting professor I have not encountered these problems. I found that most students who attend my summer classes were bright and studious. They like my method of teaching which advocates more class discussions and less lecturing. They admire the latest technology trends and stories that I share with them. They like my blogs as it is translated into Chinese. I spent a lot of time with them as we talk about many things. Students admit that they do not read much as some professors have told me. However the most surprising to me was when they read, they only follow news about movies stars, rock stars or current sport events. Few read classic novels and do not pay attention to their historical past. When I mentioned to them about classic books such as “The Three Kingdoms” or “The Analects” they all shook their heads. One student laughed and asked: “Why a computer scientist like you would read stories for children like that?” They said that only children like to hear about those novels from their grandparents but not young people like them. Few know about poetries of To Fu, Su Dong Fa, or Li Po and almost no one know much about Lao Tzu, Mencius, or Wang Zhang Ming. One student explained: “Those are the past and no one want to look back, we are living in the 21st century and we must look forward. Why a scientist like you who live in the U.S would pay attention to something that happens a long time ago?” They do not want to discuss about their heritage but interest in knowing more about technology like what are happening in Silicon Valley. How do they know that the latest technology that I teach them today, that they consider highly valuable, will be obsolete in few years. How do they know that their culture heritage, that they no longer consider valuable, have lasted for thousands of year and could last forever, if they know how to preserve it?
There is a dynamic atmosphere in most universities. The student enrollment is up significantly and most state schools are full to capacity. That creates opportunities to private universities with attractive curriculum, some with programs licensed from top western universities and taught strictly in English. These schools are experiencing surging application rates, due to the international connection. Of course, they are charging more money, but their enrollments are much higher than state schools. One professor told me: “The future of education in China will belong to the private schools. They have better professors, better training programs, and better connections with the industry, especially to international companies. Just like the U.S. where private schools are the best. Few years from now you may see some private universities compete directly with our best state schools.”
More schools, better training programs are supposed to produce better students. But according to several professors, today students showed no gain in critical thinking, complex reasoning and writing skills as compare with several years ago. Several professors said that student motivation actually declines over the past few years. Meanwhile, according to an industry survey, only a quarter of college graduates have the writing and thinking skills necessary to do their jobs. With over six million students graduate each year, it is difficult to find them jobs because there are not enough skilled jobs in China. A majority of jobs are in the manufacturing sectors which do not required college degrees. That is why today China has a large group of unemployed college graduates.
This is a major dilemma for the Chinese government. For many years they have invested in manufacturing to provide jobs to large number of people who come from the country side with minimum education. Become the “manufacturing capital” of the world has advantage of bring in a lot of revenues via exports. It allows China to build modern cities, modern highways, and modern transportation infrastructures. Everywhere you go in China, you see buildings under construction and technology parks are everywhere. It provides jobs to hundred millions of people as they leave their farming villages and seek work in cities. Their children grow up in the cities, attending schools in the cities, and now many of them are going to college. Since China has “One child policy”, every parent save money for their child’s education and attending college is a great dream, the dream of not having their children to work in the rice fields or in the factories. However, these children are not like their parents. They do not understand the sacrifice of their parents. They do not know how hard their parents have worked to save money for their education. When their parents are working 40 hours to 60 hours in factories or construction sites, many of their children are enjoying lives in coffee shops, video game parlors, bars, dance hall, movies etc. Even some go to colleges, few really learn anything and the dropout rate is high, even in a culture that considers education as a high priority.
For thousand years, Chinese education systems not only provide students with knowledge, but also teach them to become filial to their parents, good persons to their family, good workers to their society, and good citizens to their country. Somehow this system is broken. The approach in education is now focusing mostly on passing exams. There is not much evidence on teaching students about being ethical and responsible person. When I asked about this, many professors shook their head and told me that these things are no longer taught in school. It surprised me since China is the center of learning under the tradition of Confucius where education trains people to make ethical decision and effective thinking, not just for oneself but also for the society. Few years ago, there was a movement to revise the training to teach moral and ethic. The goal is to develop graduates with honesty and integrity so when they go to work, no matter what position they have, they will not violate the laws or hurt others for their own advantage. However, in a fast growing society where material things and short term profits are highly valued, some people consider it a waste of time so it was dropped.
In my own opinion, it is not enough to just measure inputs, such as high college enrollment the way Chinese government did. It is the quality of outputs that is important. Universities must be able to provide a balance education that preserves the best of both views. Students need to be taught about technical knowledge but also responsibilities and ethic. There has to be some way to reward schools that actually do provide quality learning. There has to be a better way to get data so schools themselves can figure out how they are doing in comparison with others. Improving education by having more schools, more programs but not paying attention to the quality or the motivation of students is not a good solution.