Thất nghiệp khắp thế giới
Năm nay (2013) là năm mà thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học đã đạt tới mức trầm trọng với trên 75 triệu người tốt nghiệp đại học không có việc làm. Theo một tài liệu về sinh viên thất nghiệp trên khắp thế giới, về trung bình, có tám mươi sáu người xin việc có đủ tư cách cho từng việc làm mức vào nghề được mở ra. Mặc dầu một số nước làm tốt hơn các nước khác nhưng về tổng thể, những sinh viên này đang tốt nghiệp vào thời tồi tệ nhất để tìm được việc làm. Nền kinh tế Mĩ vẫn còn đang phục hồi; thị trường châu Âu đang trong suy thoái sâu; và các nền kinh tế châu Á đang chậm dần lại nhanh hơn mong đợi. Gần như mọi lĩnh vực học tập đều có khó khăn NGOẠI TRỪ kĩ nghệ, công nghệ thông tin, viễn thông, và năng lượng nơi có nhiều việc làm sẵn có hơn người xin có đủ phẩm chất.
Tổng quan về hệ thông tin
Quản lí hệ thông tin (ISM) có thể được định nghĩa là việc quản lí hệ thống máy tính xử lí dữ liệu của tổ chức và phát sinh thông tin có nghĩa giúp cho người quản lí ra quyết định. Trước khi phát triển máy tính, những người doanh nghiệp phải viết ra mọi giao tác trên giấy; viết lại chúng trong sổ cái cho mục đích kế toán rồi chuyển sang sổ ghi kho để ghi lại các bản ghi và việc mua sắm tương lai. Những dữ liệu này phải được xử lí và phân tích thành thông tin hữu dụng và được làm tài liệu thành các báo cáo cho người quản lí. Hệ thống thủ công như vậy tốn nhiều tuần và dễ phạm sai lầm ở nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, với máy tính, mọi thứ có thể được xử lí, phân tích và phát sinh báo cáo trong vài giờ.
Học kĩ năng Big Data ở đâu
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là sinh viên năm thứ ba trong Khoa học máy tính. Em muốn học thêm về Big Data nhưng em cần kĩ năng nào để kiếm được việc làm trong khu vực này? Em có thể học những kĩ năng này ở đâu? Xin thầy lời khuyên.”
Phụ nữ trong công nghệ
Trong suốt lịch sử ngắn ngủi của máy tính, mọi người thường nói về Bill Gates hay Steve Jobs như những người anh hùng nhưng ít người biết rằng trước Bill và Steve, đã có người anh hùng khác – Grace Murray Hopper (1906 – 1992) vì bà ấy thường được gọi là “Bà mẹ của người lập trình”.
Xu hướng Big Data
Trong nhiều năm, Ấn Độ đã chi phối thị trường làm khoán ngoài công nghệ thông tin (CNTT) nhưng sự việc có thể thay đổi nữa. Con sóng tiếp của khoán ngoài CNTT không còn là “viết mã và kiểm thử” hay “phát triển ứng dụng” mà là phân tích Dữ liệu lớn Big Data nơi các công ti toàn cầu sẵn lòng chi vài triệu cho tới tỉ đô la mỗi năm cho các công ti hay nước có thể cung cấp công nhân có kĩ năng trong lĩnh vực này. Một quan chức điều hành Ấn Độ than: “Qui tắc đã đổi rồi, không còn là chi phí thấp hơn mà là kĩ năng cao hơn và điều đó làm cho chúng tôi bị ngạc nhiên. Chúng tôi sẽ cần phát triển nhiều người với kĩ năng này một cách nhanh chóng.”
Hai thầy hàng đầu của CMU lãnh đạo nghiên cứu của Microsoft
Microsoft đang làm việc đại tu qui mô lớn để làm mạnh cho công ti làm cho nó vận động nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trong những thay đổi chính là những lãnh đạo mới tại Microsoft Research Group. Microsoft Research tập trung vào nghiên cứu cơ bản, tách bạch với nhóm sản phẩm chính của công ti. Công nghệ nó phát triển thường làm ra cách của chúng đi vào trong sản phẩm của công ti, nhưng công ti đã bị ở dưới sức ép vào lúc phải thắt chặt kết nối giữa các nhóm nghiên cứu và sản phẩm, để làm cho ý tưởng của các nhà nghiên cứu đi ra thị trường nhanh hơn.
Bức thư khác cho phụ nữ
Có bức thư khác gửi mọi phụ nữ trên thế giới do Christiane Amanpour viết, một phóng viên truyền hình nổi tiếng và là nguồn tin cậy của mạng CNN-TV.
Thư ngỏ gửi phụ nữ thế giới
Có một “Thư ngỏ gửi mọi phụ nữ trên thế giới” do Phó chủ tịch cấp cao của Google Susan Wojcicki viết, xuất hiện trong nhiều tờ báo Mĩ ngày nay. Tôi nghĩ một số các bạn có thể muốn đọc vì nó phản ánh nhu cầu khẩn thiết về nhiều công nhân công nghệ hơn, đặc biệt phụ nữ trẻ:
Cải tiến giáo dục
Ngày nay mọi nước châu Á đều có kế hoạch cải tiến hệ thống giáo dục của họ. Ấn Độ có kế hoạch xây dựng nhiều trường (50,000 cao đẳng và 1,000 đại học) để giáo dục cho dân số lớn của nó. Trung Quốc có kế hoạch hiện đại hoá hầu hết các trường bằng máy tính và công nghệ chuyên sâu. Philippines có kế hoạch tăng số đại học chăm sóc sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu về y tá và công nhân chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới. Thái lan, Malaysia, và Indonesia tất cả đều có kế hoạch mở rộng các đại học của họ với những toà nhà hiện đại, và tiện nghi tốt hơn v.v.
Hỏi câu hỏi
Sau khi đăng bài: “Học tích cực với câu hỏi”, tôi nhận được một email từ một thầy giáo, thầy đó viết: “Dễ yêu cầu học sinh nói cho thầy điều họ đã học nếu thầy dạy lịch sử, văn học hay kinh doanh vì có một số sự kiện để nói nhưng tôi đang dạy toán và những câu hỏi đó không nhận được mấy đáp ứng từ học sinh. Có câu hỏi khác nào không?”
Khủng hoảng toàn cầu mới
Ngày nay vấn đề số một cho mọi chính phủ là thất nghiệp, đặc biệt trong các thanh niên từ 15 tới 30 tuổi. Theo một khảo cứu mới, thanh niên có thể bị thất nghiệp cao gấp ba tới bốn lần cho một thời gian dài. Vào thời gian này, trên 75 triệu thanh niên trên toàn thế giới đang đi tìm việc làm. Vậy mà đồng thời, có nhiều người lớn cũng bị mất việc làm do kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính và tác động của toàn cầu hoá. Khảo cứu này thấy rằng thất nghiệp đã tăng lên quãng 210 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2012 và có thể tiếp tục trong vài năm nữa. Với gần 300 triệu người thất nghiệp cần việc làm, nhiều nước đang tuyệt vọng không có giải pháp ngắn hạn.
Học sinh Châu Á và học tích cực
Trong nhiều thế kỉ, học sinh châu Á được dạy phải thụ động và tuân theo kỉ luật chặt chẽ trong lớp cho nên nhiều người thấy khó chấp nhận phương pháp học tích cực mới. Đó là lí do tại sao nhiều học sinh KHÔNG đọc cái gì TRƯỚC khi lên lớp vì họ muốn được nói cho thay vì tự họ tích cực học. Nhiều học sinh sẽ KHÔNG tự nguyện thảo luận cái gì trong lớp vì sợ nói cái gì đó sai và bị cười. Nhiều học sinh có thể KHÔNG đọc gì bên ngoài tài liệu được phân công để chắc họ sẽ qua được bài thi. Nhiều học sinh có thể KHÔNG đi vào chủ đề sâu sắc hay “nội nhập hoá” tri thức của họ mà chỉ ghi nhớ một số sự kiện để đáp ứng cho yêu cầu của nhà trường. Nhiều học sinh CHỈ làm điều cần thiết để có được bằng cấp thay vì phát triển tri thức và kĩ năng riêng của họ. Thái độ này có hậu quả tiêu cực lớn.
Truyền thống và tiến bộ
Hệ thống giáo dục châu Á có nhiều thi cử và sinh viên châu Á dành phần lớn thời gian của họ trong trường để chuẩn bị cho các kì thi này. Có các kì thi ở trường tiểu học, ở trường trung học cơ sở, ở trường trung học phổ thông và thi vào đại học. Không qua được những kì thi này, học sinh không thể tiếp tục được giáo dục của họ. Hệ thống giáo dục “hướng theo thi cử” này dựa trên truyền thống cổ về chọn lọc vài người để phục vụ cho nhà vua nhưng nó trở thành lỗi thời trong thời đại thông tin và phải được xem xét lại tính hợp thức của nó.
‘Đại hiệp Hồng Kông' Châu Nhuận Phát: Bản sắc vùng đất qua chân dung một ngôi sao
Hơn 40 năm sự nghiệp của Châu Nhuận Phát từng được giới nghiên cứu tận dụng để tìm hiểu lịch sử và xã hội Hong Kong. Vì lẽ đó, người đọc sẽ nhìn thấy một bóng dáng Hương Cảng khi đọc sách ‘Đại hiệp Hồng Kông Châu Nhuận Phát’.
Học tích cực với câu hỏi
Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Tôi thích cách tiếp cận học tích cực mà thầy chủ trương nhưng làm sao tôi động viên sinh viên học tích cực cái gì đó trong lớp của tôi được? Xin thầy lời khuyên.”
Công việc phát triển phần mềm
Một người mẹ viết cho tôi: “Con gái tôi muốn học Khoa học máy tính và làm việc như người phát triển phần mềm nhưng tôi không muốn nó dành phần lớn thời gian ngồi trước máy tính. Tôi nghĩ Kinh doanh và Ngân hàng chắc sẽ tốt hơn cho con gái trẻ vì nó sẽ có nhiều thời gian hơn để gặp gỡ mọi người. Tôi thực sự không biết điều người phát triển phần mềm thực sự làm. Xin thầy lời khuyên.”
Chuẩn bị cho đại học
Một người mẹ viết cho tôi: “Tôi có ba con sẽ vào đại học vài năm tới. Tôi muốn chúng học cái gì đó có tương lai tốt như công nghệ và khoa học. Tôi cần chuẩn bị cái gì cho chúng để theo đuổi nghề nghiệp trong các khu vực này và làm sao tôi chọn đại học tốt nhất cho chúng? Xin thầy lời khuyên.”
Việc làm và kĩ năng
Một sinh viên đã tốt nghiệp viết cho tôi: “Em có bằng trong quản trị kinh doanh nhưng không thể tìm được việc làm nào. Bố mẹ em phải hi sinh nhiều để trả tiền cho giáo dục của em và họ thất vọng. Em dành toàn bộ năm cuối tìm việc làm nhưng không tìm được. Em tuyệt vọng và không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Công thức cho thịnh vượng kinh tế
Theo một báo cáo toàn cầu, sinh viên đại học ngày nay có thể bị thất nghiệp gấp ba lần thế hệ trước. Sinh viên chỉ với bằng tú tài phổ thông sẽ có 78 % cơ hội bị thất nghiệp. Lí do được nêu là toàn cầu hoá và thay đổi công nghệ đã tác động tới hầu hết các nước khi công nhân không còn bị giới hạn trong thị trường địa phương mà phải cạnh tranh với những người khác từ khắp trên thế giới. Cùng điều này là đúng cho các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa vì họ phải cạnh tranh với những công ti toàn cầu lớn hơn và được quản lí tốt với tài sản khổng lồ và chiến lược năng nổ.
Các môn quan trọng
Một sinh viên khoa học máy tính năm thứ nhất viết cho tôi: “Có nhiều môn thế trong chương trình Khoa học máy tính và em không biết môn nào là quan trọng hơn? Em có cần học mọi thứ không? Xin thầy lời khuyên.”