Phương pháp dạy
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Tôi thích dùng phương pháp học tích cực nhưng sinh viên của tôi chưa quen với phương pháp mới này. Liệu có thể dùng cả phương pháp giảng truyền thống và phương pháp học tích cực được không? Xin thầy giúp cho.”
Phần mềm và hệ thống phần mềm
Một sinh viên hỏi: “Khác biệt gì giữa phần mềm và hệ thống phần mềm? Em có thể làm gì với bằng kĩ nghệ phần mềm?”
Làm nó đi
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tiếc là em đã không biết về blog của thầy mãi tới khi quá trễ. Em là sinh viên đại học năm thứ hai học về quản trị kinh doanh. Em ước là em biết về blog của thầy thì em đã chọn Kĩ nghệ phần mềm hay Quản lí hệ thông tin. Liệu có thể chuyển lĩnh vực học tập được không hay quá trễ rồi? Xin thầy giúp.”
Chuẩn bị cho đại học
Trước khi vào đại học, nhiều người tốt nghiệp trung học đang đối diện với những câu hỏi khó về quyết định dự trường đại học nào và học lĩnh vực nào. Một số sinh viên sẽ chọn bất kì đại học nào chấp nhận họ và học bất kì cái gì họ thích. Tuy nhiên một số người sẽ nghe lời khuyên của bố mẹ họ và chọn điều bố mẹ muốn nhưng vấn đề là liệu bố mẹ có biết trường nào là tốt nhất và nghề nào đang có nhu cầu cao không? Ở Mĩ nhiều phụ huynh giám sát thị trường việc làm và thường dựa trên dự báo thị trường việc làm của Bloomberg và U.S News & World Report về xếp hạng đại học để khuyên con cái họ nhưng ở châu Á, phụ huynh thường dựa trên danh tiếng và xu hướng của các trường điều đã xảy ra vào thời họ còn là sinh viên thay vì theo dõi thị trường việc làm địa phương hiện thời. Khi tôi dạy ở Trung Quốc, tôi thường nghe các phụ huynh nói: “Không có gì tốt hơn là trường y, nha khoa và dược khoa,” và khuyến khích con cái họ đạt tới “bằng cấp cao nhất có thể được”.
Nhiệm vụ đầu tiên của tôi cho sinh viên
Mọi thầy giáo đều muốn thấy sinh viên học chăm chỉ, trở nên có động cơ và tham gia nhiều vào các hoạt động của lớp. Sự kiện là nhiều sinh viên đại học không biết điều họ muốn. Nhiều người lên lớp mà không có phương hướng, không có mục đích nghề nghiệp, và không có động cơ để học. Nếu sinh viên không tham gia vào trong lớp, họ sẽ không học được mấy và không học, họ sẽ không phát triển các kĩ năng cần cho họ để có được việc làm. Ở mọi nước, có nhiều người tốt nghiệp mà không có việc làm, không có tương lai, không hi vọng, và họ trở thành gánh nặng cho gia đình họ và xã hội.
Bốn lời khuyên cho sinh viên đại học
Hôm qua, tôi nhận được một email từ một học sinh trung học trong đó anh ta viết: “Có nhiều người tốt nghiệp đại học không có việc làm ở nước em, một số phải làm việc như công nhân lao động, số khác đi lái xe taxi v.v… Vì em sẽ vào đại học sang năm, em lo lắng về tình huống này. Bố mẹ em nói đó là vì kinh tế kém và nó có thể cải thiện vào lúc em tốt nghiệp nhưng dầu vậy em vẫn cảm thấy rất không thoải mái. Em cần lời khuyên của thầy về điều cần làm để đảm bảo rằng em sẽ có nghề nghiệp tốt. Xin thầy giúp cho.”
Dạy một cách hiệu quả
Khi nhiều sinh viên vào đại học, con số sinh viên không sẵn sàng cho sự nghiêm ngặt của việc học đại học cũng tăng lên. Một số người thiếu những kĩ năng nào đó, số khác thiếu động cơ, và một số không biết rằng đại học yêu cầu nhiều công việc hơn là trường phổ thông. Khó dạy nếu sinh viên vẫn bị lẫn lộn về tương lai của họ và không sẵn sàng học.
Xu hướng mới trong quản lí doanh nghiệp
Theo một khảo cứu công nghiệp năm 2013, nhiều người tốt nghiệp trường kinh doanh đang làm việc trong công nghiệp công nghệ hơn là khu vực kinh doanh như ngân hàng và công ti tài chính. Khảo cứu này thấy rằng đa số người tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard ưa thích làm việc cho Google, Amazon hay Facebook hơn Major Banks, hay các công ti chứng khoán Phố Wall. Tình huống tương tự cũng xảy ra ở các trường kinh doanh hàng đầu như Yale, Cornell, Columbia và ChicagoUniversity, nơi con số lớn người tốt nghiệp định vào các công ti công nghệ thay vì vào tài chính hay ngân hàng.
Trượt KHÔNG phải là tuỳ chọn
Trong mọi lớp học đều có những sinh viên mà việc học tập đứng ở cuối lớp. Thầy giáo thường cho họ cái nhãn “Lười” hay “Kém” nhưng thực tế những sinh viên này có thể có mối quan tâm khác và học tập KHÔNG phải là ưu tiên của họ. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng nhiều người trong số họ là thông minh nhưng họ ưa thích làm cái gì đó khác hơn việc học. Khi được trao nhiệm vụ, họ chỉ làm vừa đủ để qua kiểm tra và bằng lòng với bất kì điểm nào họ được. Không có hành động thích hợp, một số trong họ có thể trượt và thậm chí bỏ trường. Hệ thống giáo dục truyền thống thường bỏ qua những học sinh trượt này. Mối quan tâm của tôi là chúng ta đã đầu tư nhiều vào giáo dục của họ trong nhiều năm, từ tiểu học tới trung học, và với nỗ lực phụ nào đó, chúng ta có thể biến những sinh viên đại học này thành các nhà chuyên nghiệp thành công.
Thay đổi và rào chắn thay đổi
Một người quản lí viết cho tôi: “Tôi làm việc cho một công ti lớn, công ti chúng tôi cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì cạnh tranh trong thị trường toàn cầu này nhưng mọi lúc chúng tôi cố thay đổi hay cải tiến cái gì đó, chúng tôi đều thất bại. Làm sao chúng tôi có thể làm cho thay đổi xảy ra. Xin thầy giúp.”
Là thầy giáo
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Em dạy khoa học máy tính ở đại học nơi lớp học thì đông, sinh viên không có động cơ, sách giáo khoa lạc hậu, và công việc thì ngập đầu. Em thất vọng và nghĩ về đổi việc làm trong công nghiệp nhưng em muốn có lời khuyên của thầy.”
Kế hoạch dự phòng
Một kĩ sư điện tử viết cho tôi: “Em làm việc cho một công ti điện tử trong năm năm nhưng gần đây kinh doanh đang chậm lại và có tin đồn rằng công ti có thể không sống được do sức ép từ những người cạnh tranh nước ngoài. Em vừa xây dựng gia đình và lo lắng rằng em có thể không có việc làm. Em không biết phải làm gì. Xin thầy giúp cho.”
Nhận vào các trường của Mĩ
Tôi nhận được một bức thư từ một người bố châu Á có viết: “Con tôi là một học sinh giỏi nhưng nó không có điểm hoàn hảo khi so sánh với các học sinh khác đang xin vào các trường hàng đầu của Mĩ. Nó xếp hạng cao trong lớp nhưng để vào các trường hàng đầu của Mĩ, nó sẽ phải cạnh tranh với các sinh viên hàng đầu với điểm kiểm tra cao hơn và có lí lịch ấn tượng để có được hỗ trợ tài chính. Chúng tôi thực sự muốn cho nó vào các trường hàng đầu và cần lời khuyên của thầy. Xin thầy giúp cho.”
Gian lận trong lớp
Tuần trước tôi đã có cuộc nói chuyện với một giáo sư trẻ, anh ấy rất bực về sinh viên gian lận trong lớp. Anh ấy cho tôi xem một khảo cứu chỉ ra trên 40% sinh viên đại học gian lận trong các kì thi. Anh ấy nói: “Con số này đủ cao để yêu cầu có hành động mạnh hơn từ chúng ta và chúng ta phải đuổi tất cả họ.”
Bài học từ Ireland
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, Ireland là một trong nhiều nước châu Âu chịu sự tan chảy kinh tế lớn nhưng ngày nay nó là nước châu Âu đầu tiên nổi lên từ cuộc khủng hoảng này và kinh tế của nó đang tăng trưởng với người có việc làm cao hơn trong số các thanh niên, đặc biệt là người tốt nghiệp đại học. Lí do là Ireland có khu vực công nghệ tốt nhất hấp dẫn nhiều đầu tư của doanh nghiệp ngoại quốc hơn bất kì nước nào ở châu Âu.
Vai trò của công nghệ thông tin
Mặc dầu công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành yếu tố then chốt làm tăng tính cạnh tranh trong thế giới kinh doanh nhưng nhiều người chủ và người quản lí vẫn còn bi lẫn lộn về vai trò của CNTT. Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Ngay cả ngày nay một số người chủ công ti và giám đốc điều hành (CEO) vẫn không biết cách áp dụng công nghệ để thâu tóm thị trường, làm tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro, và giảm chi phí. CNTT không còn là về ứng dụng để bàn hay kết mạng, kết nối nhiều ứng dụng với Internet mà là chiến lược để dẫn lái tăng trưởng thu nhập, tăng tính hiệu quả và hiệu lực. Hiểu điều bạn có thể làm với công nghệ là phần nền tảng của điều mọi người lãnh đạo doanh nghiệp cần biết.”
Cuộc sống và đam mê
Tuần trước cháu gái tôi tới thăm tôi, cháu sẽ tốt nghiệp vào tháng sáu với bằng trong kinh doanh nhưng điều cháy thực sự muốn là một ca sĩ. Cháu không thích kinh doanh nhưng bố mẹ cháu khăng khăng rằng cháu phải xin vào học vào kinh doanh vì cháu có thể kiếm được việc làm với bằng cấp đó. Cháu gái tôi thích âm nhạc, phim ảnh và đọc nhiều tạp chí về các nam nữ nghệ sĩ nổi tiếng; cháu thường nói về họ như các thần tượng. Ca hát là đam mê của cháu, và cháu có giọng hay.
Thư giới thiệu
Tuần trước hai sinh viên sắp tốt nghiệp năm nay tới gặp tôi một cách tách biệt và hỏi xin thư giới thiệu. Họ không biết rằng họ cả hai đã được phỏng vấn bởi cùng một công ti phần mềm. Mặc dầu cuộc phỏng vấn của họ đã diễn ra tốt nhưng chỉ có một vị trí mở ra và người quản lí thuê người là một trong những cựu sinh viên của tôi. Anh ấy vui mừng rằng cả hai người xin việc cũng là sinh viên của tôi cho nên anh ấy yêu cầu họ xin thư giới thiệu từ tôi. Điều đó đặt tôi vào tình thế khó khăn vì tôi biết anh ấy sẽ ra quyết định dựa trên giới thiệu của tôi.
Dự báo 2014
Mỗi năm Viện các kĩ sư điện và điện tử (IEEE) lại gửi ra dự báo của nó về xu hướng công nghệ mới. Báo cáo này được các lãnh đạo công nghiệp, người chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các đại học và các chính phủ toàn thế giới đọc rộng rãi để bắt kịp với các xu hướng công nghệ. Dưới đây là danh sách các chủ đề công nghệ cho năm 2014 mà IEEE tin rằng mọi nhà chuyên nghiệp đều phải biết:
Người phát triển phần mềm và kĩ sư phần mềm
Một sinh viên viết cho tôi: “Em bị lẫn lộn về các chức danh “người phát triển phần mềm” và “kĩ sư phần mềm”. Phần lớn mọi người đều bảo em chúng là một như những người khác nói chúng không là một. Xin thầy giải thích.”