Nghề tốt nhất
Ngày nay nhiều người đang dùng máy tính, dù đó là máy bàn, laptop, máy tính bảng, hay điện thoại thông minh. Máy tính đang trở thành ngày càng quan trọng cho mọi thứ mọi người làm và nhiều người đang dựa trên công nghệ tính toán hơn trước đây. Đó là lí do tại sao công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong thế kỉ 21 và là nghề tốt nhất mà bất kì thanh niên nào cũng có thể có. Ngày nay kĩ năng lập trình đang trở thành quan trọng như kĩ năng đọc và viết, và viết mã là điều thực hành nhất mà sinh viên đại học phải học.
Việc làm quản trị cơ sở dữ liệu
Một người viết cho tôi: “Là sinh viên năm thứ hai trong chương trình Quản lí hệ thông tin (ISM), em không biết em thực sự cần học kĩ năng nào bên cạnh việc phát triển kĩ năng ngôn ngữ lập trình. Mặc dầu em đang học về cơ sở dữ liệu nhưng em không biết em có thể làm gì về kĩ năng này? Người cơ sở dữ liệu làm gì?”
Tác động của phân tích Big Data
Công nghệ Big Data có thể được mô tả như thế hệ mới của các công nghệ được thiết kế để trích rút giá trị đặc biệt từ khối lượngrất lớn của đa dạng rộng các dữ liệu từ nhiều nguồn, bằng việc tạo khả năng gia tốc cao để nắm bắt, khám phá và phân tích. Theo khảo cứu công nghiệp mới năm 2013, Big data có thể giúp cải tiến việc lấy quyết định quản lí và có tác động lớn lên tính cạnh tranh và khả năng ngăn chặn rủi ro của công ti. Gần 91 phần trăm các công ti Mĩ được điều tra đều báo cáo rằng việc dùng tốt hơn về Big data sẽ dẫn tới việc ra quyết định tốt hơn và giúp làm tăng tính cạnh tranh toàn cầu.
Nhận học vào trường đại học ở Mĩ
Tôi đã nhận được nhiều email từ sinh viên khắp thế giới, hỏi về lời khuyên liên quan tới việc xin vào học đại học ở các đại học Mĩ. Nhiều người bày tỏ ham muốn vào trường hàng đầu của Mĩ. Phần lớn các trường hàng đầu ở Mĩ đều nhận được nhiều đơn xin học chương trình đại học của họ. Việc xét nhận học cho chương trình đại học này thường được giải quyết bởi ban nhận học trong từng khoa, không phải bởi riêng các thầy trong khoa hay bởi nhà trường. Mỗi năm, các thầy trong khoa báo cho ban nhận học về họ muốn nhận bao nhiêu sinh viên mới trong năm tới, và các khu vực chung mà họ muốn có sinh viên (MS hay PhD, các lĩnh vực học tập đặc biệt, hay có kinh nghiệm). Từng khoa sẽ xác định thời gian để nhận đơn, mặc dầu từng trường có thể có ngày tháng khác nhau nhưng ngày nhận học thường xảy ra vào tháng 12 hay 1. Phải chắc bạn kiểm ngày nhận học trên website của họ.
Dịch vụ tính toán mây
Một người viết cho tôi: “Liệu có thể dùng tính toán mây trong một nước đang phát triển không? Nhiều người nói rằng tính toán mây chỉ dành cho công ti lớn ở các nước đã phát triển như Mĩ hay Anh nhưng sẽ không có tác dụng cho công ti nhỏ ở nước đang phát triển. Xin thầy lời khuyên.”
Tính toán mây: Miền mới, kĩ năng mới
Ngày nay nhiều công ti đang chuyển vào trong tính toán mây để giảm chi phí bằng việc tránh chi tiêu vào các cấu phần công nghệ thông tin (CNTT) hay nâng cấp kết cấu nền của riêng họ. Việc chuyển sang tính toán mây sẽ có tác động chính lên nhiều việc làm CNTT nhưng nó cũng tạo ra nững vị trí mới và cơ hội mới.
Trận chiến mới trong tính toán mây
Ngày nay “Tính toán mây” là “nóng” vì ngày càng nhiều công ti đang chuyển vào mây. Về căn bản, tính toán mây là quan niệm mới nơi người dùng có thể làm mọi công việc CNTT qua Internet. Họ không cần sở hữu phần cứng, phần mềm tính toán vì mọi thứ sẽ được công ti tính toán mây cung cấp. Trong quan niệm này, người dùng không còn cần tri thức, tri thức chuyên gia, hay kiểm soát trên kết cấu nền công nghệ nữa, mà chỉ dùng nó. Tính toán mây đại diện cho kinh doanh mới nơi phần lớn công nghệ thông tin (CNTT) được nhà cung cấp cung cấp cho khách hàng. Khách hàng không sở hữu kết cấu nền vật lí; do đó không phải chi nhiều tiền vào trang thiết bị tính toán mà thuê nó từ nhà cung cấp tính toán mây. Khách hàng chỉ trả tiền cho tài nguyên nào họ dùng.
Xu hướng mới: Khoán ngoài phần cứng, khoán trong phần mềm
Hai mươi năm trước, khoán ngoài phần mềm đã là “nóng” vì nhiều công ti đã giảm chi phí bằng việc chuyển công việc phần mềm cho các nước có chi phí thấp hơn. Ngày nay khoán ngoài phần mềm bị “xì hơi” vì phần lớn các dự án khoán ngoài được thực hiện bởi các nhà cung cấp chi phí thấp đều có chất lượng thấp nhưng giá cứ ngày càng cao hơn. Người ta dự đoán rằng trong vài năm nữa, phần lớn việc khoán ngoài phần mềm sẽ biến mất.
Hành vi của sinh viên trong lớp
Một thầy giáo trẻ hỏi: “Thầy xử lí thế nào giới vấn đề trong lớp khi sinh viên gửi email và nhắn tin trong điện thoại thông minh của họ khi thầy đang giảng bài? Thầy giải quyết thế nào với những sinh viên xem YouTube trên laptop của họ trong lớp? Chúng ta có nên cấm họ đem các thiết bị điện tử vào lớp không? Xin thầy lời khuyên.”
Châu Nhuận Phát: Từ thần tượng TVB đến biểu tượng Hồng Kông ở Hollywood
Có rất nhiều diễn viên trở thành thần tượng trong lòng công chúng nhưng chỉ một số rất ít trở thành biểu tượng. Người được xem là biểu tượng của nền văn hóa Hồng Kông như Châu Nhuận Phát càng hiếm...
[Review Sách] “Tư Duy Ngược Dịch Chuyển Thế Giới”: Ngược Để Độc Đáo, Ngược Để Khác Biệt
Trong cuốn sách “Tư duy ngược dòng để khác biệt”, Adam Grant đã giải quyết vấn đề làm sao để cải thiện thế giới, nhưng từ góc nhìn mới “trở nên khác biệt”: chọn đi “ngược dòng”, đấu tranh với những tuân thủ cứng nhắc và đập tan các truyền thống lỗi thời. Làm sao chúng ta có thể hình thành những ý tưởng, chính sách và thực hành mới theo cách độc đáo mà không phải mạo hiểm một cách mù quáng?
Bài học từ Estonia
Khi Estonia giành lại độc lập vào năm 1991, chỉ một phần ba dân số của nó có điện thoại; chỉ các văn phòng chính phủ hay công ti lớn mới có máy tính cá nhân. Ít người thậm chí biết tới Internet hay nghe nói về Apple hay Microsoft. Hai mươi năm sau, Estonia là người lãnh đạo thế giới trong công nghệ thông tin (CNTT) ở châu Âu với hàng trăm nghìn việc làm mới được tạo ra trong một mình ngành công nghiệp CNTT. Ngày nay Estonia nhận nhiều đầu tư nước ngoài về vốn hơn bất kì nước nào khác ở châu Âu và nhanh chóng đuổi kịp về GDP với các nước tây Âu như Pháp, Đức với GDP tăng từ 34% năm 1996 tới 75% năm 2010 và hiện thời được xếp hạng là một trong ít nước có thu nhập cao nơi chuẩn sống là tương tự với các nước tiên tiến như Mĩ, Anh hay Đức.
Cuộc chiến yên tĩnh về công nhân có kĩ năng
Trong hai trăm năm qua, các nước đã cạnh tranh và đánh nhau về các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhưng ngày nay họ cạnh tranh và đánh nhau về công nhân có kĩ năng. Một cuộc chiến toàn cầu yên tĩnh về công nhân có kĩ năng đã diễn ra nhưng ít người để ý.
Tại sao vào đại học?
Một sinh viên viết: “Có nhiều người tốt nghiệp đại học ở nước em mà không thể tìm được việc làm; câu hỏi của em là tại sao vào đại học? Trường hướng nghề có là chọn lựa tốt hơn không? Hay tìm việc làm sau trường phổ thông là chọn lựa tốt hơn vào đại học? Xin thầy lời khuyên.”
Kĩ năng Big Data
Một sinh viên hỏi tôi: “Em cần kĩ năng nào để làm việc trong khu vực Big Data?” “Em có thể học những kĩ năng này ở đâu?” Xin thầy lời khuyên.”
Big Data trong thị trường cạnh tranh
Một người quản lí hỏi: “Có cách nào tốt hơn để giải thích về Big Data không? Nhiều người đang nói về nó nhưng tôi không thấy nhu cầu hay ích lợi gì về nó cả? Xin thầy giải thích.”
Động viên sinh viên
Mọi giáo sư đều muốn sinh viên học và áp dụng điều họ đã học để phát triển các kĩ năng của họ. Tuy nhiên động viên sinh viên học là không dễ bởi vì có nhiều điều làm sao lãng cả bên trong và bên ngoài trường. “Học theo ghi nhớ” truyền thống và cách tiếp cận đọc bài giảng khi giáo sư nói và sinh viên nghe đã lỗi thời vì nó chỉ tạo ra người tốt nghiệp có thể trích dẫn lại “mọi thứ” nhưng có thể không có kĩ năng thực hành và kinh nghiệm được cần trong thế giới doanh nghiệp hiện đại do đó chúng ta cần cách tiếp cận khác.
Phương pháp dạy
Một thầy giáo viết cho tôi: “Sinh viên của tôi không thích đọc trước khi lên lớp. Họ thường tới lớp mà không chuẩn bị và mong đợi rằng tôi giải thích mọi thứ trong bài giảng. Làm sao tôi có thể khuyến khích họ đọc nhiều hơn vì thời gian trên lớp của tôi bị giới hạn?”
Lời khuyên cho người tốt nghiệp bị thất nghiệp
Tôi ngạc nhiên khi nhận được một email từ Hi Lạp nơi một sinh viên viết: “Là một người tốt nghiệp đại học nhưng không thể tìm được việc làm, không phải bởi vì thiếu tri thức và kĩ năng, nhưng bởi vì kinh tế nước em đang trong cơn suy thoái. Em không thể đợi cho kinh tế tốt hơn vì điều đó có thể cần nhiều năm. Thầy có lời khuyên nào cho ai đó như em để thoát ra khỏi vấn đề này không?”
Xu hướng mới: SMAC
Theo một báo cáo công nghiệp, số hợp đồng khoán ngoài CNTT đã sụt giảm năm nay, đảo lại xu hướng tăng trưởng hai mươi năm qua. Dữ liệu công nghiệp chỉ ra rằng từ năm ngoái, nhiều công ti đang đem công việc CNTT trở về nhà sau một thời kì hai mươi năm tăng trưởng trong khoán ngoài. Việc sụt giảm trong khoán ngoài CNTT đang tác động tới kinh tế của nhiều nước tuỳ thuộc vào khoán ngoài CNTT như Ấn Độ, Philippines, và Trung Quốc v.v. nơi một số công ti đang thấy thu nhập của họ rớt xuống hơn 30% chỉ trong một năm.