Việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng Công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra cuộc chiến mới – cuộc chiến về tài năng ở Mĩ. Bất kì ai làm việc trong công nghiệp công nghệ đều biết rằng cạnh tranh về những công nhân có kĩ năng hàng đầu là dữ dội nhưng hiện thời nó đã đạt tới mức độ chưa từng thấy trước đây.

Trong nhiều năm, lương cho kĩ sư phần mềm ở Mĩ bao giờ cũng là cao nhất trên thế giới. Chẳng hạn, người tốt nghiệp mới vào nghề có bằng cử nhân trong Khoa học máy tính từ các trường hàng đầu như Stanford, MIT hay Carnegie Mellon kiếm được $85,000 tới $110,000 một năm cộng với điểm thưởng khi kí hợp đồng. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008- 2011 nơi nhiều người mất việc làm, công nhân công nghệ vẫn làm tốt, mặc dầu việc thuê người chậm nhưng mọi người không mất việc.

Bắt đầu từ năm 2012, Facebook và Google bắt đầu cạnh tranh về kĩ sư phần mềm và sẵn sàng trả trên $100,000 cho vị trí mức vào nghề. Các công ti khác như Yahoo, Microsoft, và Amazon cũng sánh theo và buộc những công ti khác phải nâng lương của họ nữa. Kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm làm $125,000 tới $160,000 biết về nhu cầu kĩ năng của họ bắt đầu tìm việc tốt hơn. Điều này dẫn tới lương tăng lên mức cao mới từ $150,000 tới $180,000 về trung bình. Các kĩ năng chuyên môn hoá như phân tích Big Data, An ninh hệ thống, và Di động đã đưa lương lên cao hơn nhiều tới mức $170,000 tới $210,000. Lần đầu tiên trong lịch sử, lương của kĩ sư phần mềm đã vượt qua lương bác sĩ y tế, người trong một thế kỉ bao giờ cũng có lương cao nhất.

Nhu cầu cao và lương cao cũng dẫn tới “nhập khẩu” ồ ạt công nhân nước ngoài vào Mĩ, đặc biệt ở Thunh lũng Silicon nơi có nhu cầu cao về công nhân. Một kĩ sư phần mềm Ấn Độ nói với báo chí địa phương: “Tôi có ba năm kinh nghiệm và làm được $36,000 một năm ở Bangalore nhưng từ khi tôi có việc làm ở Facebook, lương khởi điểm của tôi là việc làm $120,000 cộng với $20,000 khi kí làm việc là tiền thưởng. Bây giờ tôi có thể mua xe mới và hỗ trợ cho toàn bộ gia đình tôi ở Ấn Độ.” Một kĩ sư phần mềm Trung Quốc với bằng thạc sĩ nói: “Không thể nào tin nổi, tôi vừa mới tốt nghiệp từ một đại học Trung Quốc không có kinh nghiệm nhưng tôi chuyên môn trong phân tích Big data và biết Hadoop rất kĩ, Google sẵn lòng đề nghị cho tôi $125,000 một năm gấp mười lần điều tôi có thể làm được ở Trung Quốc.” Luật Mĩ yêu cầu rằng công nhân nước ngoài làm việc ở Mĩ phải nhận được cùng lương như các công nhân Mĩ khác. Từ 2010, con số công nhân nước ngoài có kĩ năng CNTT ở Mĩ đã đạt tới trên ba trăm nghìn người những vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cao.

Ngày nay công nghiệp công nghệ ở Mĩ đang trải qua “thời gian phục sinh” chính với công nghệ và phát kiến mới nơi doanh nghiệp công nghệ đang bùng nổ và mọi công ti đều thuê người. Một quan chức điều hành cấp cao nói: “Chúng tôi đang đi từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21 nơi có nhiều công nghệ và cơ hội. Để làm điều đó thành công chúng tôi cần có nhiều công nhân công nghệ nhưng chúng tôi không có đủ người công nghệ có kĩ năng ở Mĩ cho nên chúng tôi phải mở cửa cho công nhân nước ngoài, những người có bằng cấp trong khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thông tin tới và làm việc vì kiếm những công nhân có kĩ năng đó là “vấn đề sống hay chết cho công nghiệp công nghệ của chúng tôi.”

Xem như một giải pháp, luật cải cách di trú hiện đang được tranh cãi ở Thượng nghị viện Mĩ gợi ý tăng số visa H-1B cho công nhân nước ngoài được cấp từng năm từ 85,000 tới 110,000, và làm ngoại lệ cho các sinh viên đang tốt nghiệp có bằng từ các đại học Mĩ ở lại và làm việc để hỗ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ tăng trưởng nhanh. Các quan chức điều hành công nghệ từ Google, Facebook, Microsoft, và Apple v.v. đã tới các cuộc họp Thượng nghị viện và Hạ nghị viện để làm chứng rằng giới hạn hiện thời về visa là quá thấp và cần tăng nhiều hơn nữa, và bởi không cho phép công nhân nước ngoài có kĩ năng cao tới và làm việc sẽ phá huỷ “kinh tế phát kiến” điều đã giúp Mĩ vẫn còn là nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

Khi Bộ trưởng ngoại giao John Kerry tới thăm Ấn Độ cho cuộc họp chiến lược Mĩ-Ấn, ông ấy ngạc nhiên là chủ đề chính không phải là cộng tác quân sự mà là bao nhiêu visa H-1B nên được cấp cho kĩ sư Ấn Độ mỗi năm; và làm sao xúc tiến qui trình họ phải trải qua để có được visa đặc biệt đó. Lí do đơn giản là dịch chuyển mới ở chính sách Mĩ để giảm khoán ngoài CNTT nhưng cho phép nhiều công nhân có kĩ năng CNTT tới và làm việc đã mở ra một kinh doanh mới cho các công ti Ấn Độ để mang nhiều công nhân hơn vào Mĩ.

—English version—

Demand for IT workers

The shortage of Information Technology (IT) skilled engineers has created a new war – the war for talents in the U.S. Anybody who works in technology industry know that competition for top skilled workers is fierce but currently it has reached a level that never seen before.

For many years, salaries for software engineers in the U.S. have always been the highest in the world. For example, entry-level graduates with a Bachelor degree in Computer Science from top universities like Stanford, MIT or Carnegie Mellon were getting $85,000 to $110,000 a year plus a signing bonus. Even during the 2008- 2011 financial crisis where many people lost jobs, technology workers were still doing fine, although the hiring was slow but people were not losing jobs.

Beginning in 2012, Facebook and Google started to compete for software engineers and willing to pay over $100,000 for entry-level position. Other companies like Yahoo, Microsoft, and Amazon also matched that and forced others to raise their salaries too. Experienced software engineers who were making $125,000 to $160,000 knew about the demand for their skills began to look for better jobs. This drove the salaries up to a new high of $150,000 to $180,000 on the average. The specialized skills such as Big Data analytics, System Security, and Mobility drove the salaries much higher to new level of $170,000 to $210,000. For the first time in history, salaries of software engineers have by-pass medical doctors, who for century always have the highest salaries.

The high demand and high salaries also lead to a massive “Import” of foreign workers to the U.S, especially in Silicon Valley where there is high demand for workers. An Indian software engineer told the local newspapers: “I have three years of experience and making $36,000 a year in Bangalore but since I get a job at Facebook, my starting salary is $120,000 work plus $20,000 sign in bonus. Now I can buy a new car and support my entire family in India.” A Chinese software engineer with a Master degree said: “It is unbelievable, I just graduate from a Chinese university with no experience but I specialize in Big data analytics and know Hadoop very well, Google is willing to offer me a $125,000 a year which is ten times what I can make in China.” The U.S laws require that any foreign workers that work in the U.S should receive the same salaries as other U.S workers. Since 2010, the number of IT skilled foreign workers in the U.S. have reached over three hundred thousand but still not enough to meet the high demand.

Today technology industry in the U.S. is going through a major “renaissance time” with new technologies and innovations where technology business is exploding and every company is hiring. A senior executive said: “We are moving from the 20th Century to the 21st where there are many new technologies and opportunities. To do that successfully we need to have more technology workers but we do not have enough skilled technology people in the U.S so we must open our door for foreign workers who have degrees in computer science, software engineering or information system management to come and work because getting those skilled workers is “a matter of life or death for our tech industry”.

As a solution, the immigration reform bill currently being debated in the U.S Senate suggests increasing the number of H-1B visas for foreign workers offered each year from 85,000 to 110,000, and making an exception for foreign students who are graduating with degrees from U.S universities to stay and work to support the fast growing technology industry. Technology executives from Google, Facebook, Microsoft, and Apple etc. have come to the senate and congress meetings to testify that the current limit on visas is too low and need to increase much more, and by not allow highly skilled foreign workers to come and work will destroy the “Innovation economy” that has helped the U.S. to remain the strongest economy in the world.

When Secretary of State John Kerry visited India for the US-India Strategic meetings, he was surprised that the main topic was not about military collaboration but how many H-1B visas should be issued for Indian engineers each year; and how to expedite the process they have to go through to get those special visas. The simple reason is a new shift in U.S. policy to reduce IT outsourcing but allows more IT skilled workers to come and work has open a new business for Indian companies to bring more workers to the U.S.