Xu hướng thuê người của công nghiệp 2012-1018
Theo một nghiên cứu công nghiệp, việc thuê người của công nghệ thông tin (CNTT) cho năm năm tới sẽ đến phần lớn là từ châu Á bởi vì nó có thể tạo ra nhiều người tốt nghiệp có kĩ năng CNTT để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hơn là Mĩ hay châu Âu. Người ta ước lượng rằng trong năm năm tới, công nghiệp CNTT sẽ tạo ra thêm 4.5 triệu việc làm CNTT, trong số đó xấp xỉ 3 triệu công nhân sẽ được thuê từ châu Á. Tuy nhiên, do chính sách di trú còn bị giới hạn, các công ti phần mềm không thể đem tất cả họ vào Mĩ hay châu Âu được cho nên nhiều công ti sẽ phải mở các tiện nghi phát triển ở các nước mà kĩ năng CNTT có nhiều và phần lớn công việc tương lai sẽ được phân phối trong nhiều tổ ở các múi giờ khác nhau.
STEM ở trường trung học
Trong nhiều năm chính phủ Mĩ đã từng nói về các nghề STEM nhưng bằng cách nào đó đã chỉ có việc tăng nhỏ giọt con số sinh viên đại học theo đuổi các nghề khoa học, công nghệ, kĩ nghệ hay toán học. Tuần trước tôi đã gặp Rod Ellison, một thầy giáo toán khi ông ấy đưa một số học sinh trung học tới thăm CMU để khuyến khích họ học về STEM.
Công ti khởi nghiệp phải làm cái gì đầu tiên
Là một nhà doanh nghiệp bạn có ý tưởng rất tốt để khởi đầu một công ti với viễn kiến rõ ràng cho thành công. Bạn thuê công nhân giỏi nhất, người chia sẻ đam mê kĩ thuật của bạn. Cùng nhau các bạn xây dựng sản phẩm tốt mà bạn nghĩ khách hàng chắc sẽ thích có. Tuy nhiên sau khi làm việc cật lực 16 giờ một ngày trong sáu tháng để làm cho viễn kiến của bạn trở thành thực tại, một hôm bạn đột nhiên nhận ra rằng mọi sự dường như không xảy ra như bạn nghĩ. Công ti khởi nghiệp của bạn không làm ra tiền như bạn mong đợi.
Vai trò của giáo dục
Ngày nay giáo dục đại học không còn là thứ xa hoa mà là điều bản chất để có việc làm và tương lai tốt hơn.
Ý tưởng khởi nghiệp
Môtt sinh viên đại học viết cho tôi: “Em muốn là nhà doanh nghiệp và khởi đầu công ti sửa điện thoại thông minh. Em nghĩ điện thoại thông minh đã trở thành thiết bị thiết yếu cho cả việc dùng của doanh nghiệp và cá nhân. Thầy có cho rằng đó là ý tốt cho công ti khởi nghiệp không? Xin thầy lời khuyên.”
Trung tâm công nghệ mới của Nga
Ngày nay Nga được biết tới như một nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển khí ga tự nhiên. Theo chính phủ tương lai của nó sẽ là trong công nghệ. Trong nhiều năm, Nga được biết tới như một quốc gia công nghệ cao với những nhà khoa học giỏi nhất cũng như nhiều người đoạt giải thưởng Nobel trong khoa học. Tuy nhiên, nó mất phương hướng và không cải tiến hệ thống giáo dục của nó. Khi tài trợ của chính phủ cho đại học sút giảm, nhiều nhà khoa học bỏ ra đi, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ và các giáo sư, giáo dục của nó không thể bắt kịp với các nước phương tây, và toàn thể thế hệ sinh viên đại học phải chịu thiệt thòi.
Đổi phương hướng nghề nghiệp
Ngày nay có nhiều việc làm sẵn có nhưng không có đủ công nhân để lấp vào chỗ đó. Đồng thời có nhiều công nhân không thể tìm được việc làm vì điều các công ti cần không phải là điều họ có thể làm. Không có gì thất vọng hơn cho sinh viên những người hoàn thành đại học mà không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên đây không phải là lúc để người tốt nghiệp cảm thấy thất vọng hay oán trách cái gì, họ phải hội tụ vào cách thu lấy kĩ năng cần thiết để có được việc làm sẵn có.
Tại sao bạn muốn khởi đầu công ti riêng của bạn ?
Một người phát triển viết cho tôi: “Tại sao thầy khuyến khích sinh viên khởi đầu công ti của riêng họ? Có lí do nào khác bên ngoài ham muốn làm ra tiền không?”
Ước lượng dự án
Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tại sao ước lượng dự án phần mềm thường sai? Tại sao nhiều dự án phần mềm không đáp ứng lịch biểu? Ai nên đặt ra lịch biểu cho dự án?”
Tổ tốt
Một sinh viên viết cho tôi: “Là sinh viên đại học, năm người chúng em đã làm việc cùng nhau vì chúng em đều ở cùng trường trung học. Chúng em học cùng nhau, chơi cùng nhau, giúp lẫn nhau, và hỗ trợ cho nhau. Chúng em có là tổ tốt không? Điều đó có nghĩa là chúng em có làm việc tổ không?”
Đối thoại về công ti khởi nghiệp Châu Âu
Trong nhiều năm, tôi có một câu hỏi nhưng không có câu trả lời: “Tại sao khởi nghiệp thành công thế ở Mĩ, ở Ấn Độ thậm chí cả ở Trung Quốc nhưng lại không thành công ở châu Âu? Tại sao các nước có văn hoá tương đồng và hệ thống giáo dục tốt như Đức, Pháp và Anh v.v không có mấy công ti khởi nghiệp?”
Xu hướng toàn cầu trong phát triển phần mềm
Ngày nay phát triển phần mềm đã tiến hoá nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cao của công nghiệp. Vài năm trước đây khoán ngoài đã là xu hướng để giảm chi phí nhưng ngày nay chi phí không còn là vấn đề mà kĩ năng mới là vấn đề chính khi các công ti cạnh tranh lẫn nhau về số người tốt nghiệp máy tính ít hơn. Theo một dự báo công nghiệp, việc thiếu hụt nghiêm trọng này về công nhân có kĩ năng có thể kéo dài cho tới mười hay hai mươi năm nữa cho nên các công ti phần mềm đang đổi chiến lược của họ để điều chỉnh theo xu hướng này.
Đổi nghề
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp quản trị kinh doanh ba năm trước và hiện thời làm việc cho một công ti nhỏ. Nó không trả lương nhiều và việc lại chán cho nên em đã từng nghĩ về đổi nghề sang cái gì đó khác tốt hơn. Vì năm ngoái em đã lập kế hoạch quay lại trường để có được bằng cấp khác nhưng em không chắc nghề nào sẽ là tốt hơn cho em? Xin thầy lời khuyên.”
Khuyên bảo nghề nghiệp
Theo báo cáo tin tức mới nhất (8/2012), số sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm đang tăng lên với tỉ lệ đáng báo động trên khắp thế giới. Báo cáo này thấy rằng có con số quá lớn các sinh viên tốt nghiệp trong các khu vực mà thị trường việc làm không còn cần nữa vì họ đã không nhận được hướng dẫn đúng khi vào đại học. Kết quả là họ đầu tư bốn năm vào đại học nhưng chấm dứt với không việc làm hay làm việc về cái gì đó chẳng liên quan tới giáo dục của họ.
Qui tắc mới
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các công ti đang làm tốt đột nhiên sụp đổ khi thị trường thay đổi không? Tại sao những công nhân vẫn thường thoả mãn trở nên không thoả mãn và bỏ công ti? Tại sao khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh mà không dấu hiệu cảnh báo? Tất nhiên bạn có thể đổ lỗi cho đối thủ cạnh tranh, thị trường địa phương hay toàn cầu hoá nhưng nguyên nhân chính thường là cách công ti được quản lí bởi cấp quản lí truyền thống khi thế giới đã thay đổi theo cách làm kinh doanh khác.
Công nghiệp khoán ngoài của Ấn Độ
NASSCOM nhóm công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ muốn thay đổi thuật ngữ “Khoán ngoài qui trình doanh nghiệp” (BPO) thành “Quản lí qui trình doanh nghiệp” (BPM). Chủ tịch của NASSCOM công bố rằng từ giờ trở đi, Ấn Độ sẽ KHÔNG dùng từ “khoán ngoài” trong các hợp đồng của họ mà sẽ thay thế nó bằng từ “quản lí” điều thích hợp hơn với kinh doanh hiện thời.
Làm việc cho công ti khởi nghiệp
Một người tốt nghiệp máy tính viết cho tôi: “Bác em khởi đầu một công ti vài năm trước đây. Công ti của bác đã làm tốt và tăng trưởng lên bẩy trăm người và bác ấy muốn em làm việc cho bác ấy. Em biết công ti khởi nghiệp thường cho nhân viên tuỳ chọn cổ phần và em có thể kiếm được nhiều tiền. Có bất lợi nào khi làm việc cho công ti khởi nghiệp mà em không biết không? Xin thầy lời khuyên.”
Thế khó xử của sinh viên kinh doanh
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một giáo sư kinh doanh đã than: “Với việc bàn tán công khai tồi tệ từ phương tiện thông tin và ý kiến dư luận, không ai muốn là người phân tích tài chính, chủ ngân hàng, người kinh doanh thị trường chứng khoán nữa.” Như ông ấy đã dự đoán, ghi danh vào trường kinh doanh ở Mĩ và châu Âu sụt giảm lớn nhưng điều đáng ngạc nhiên là ở châu Á nó vẫn tăng lên, nhiều sinh viên vẫn muốn học về ngân hàng hay tài chính. Trong cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình phương tây, một phụ nữ trẻ nói: “Đó là nghề tốt nhất vì chúng tôi có thể được ăn mặc đẹp và làm việc trong văn phòng có điều hoà nhiệt độ.” Dường như là những sinh viên này đã không nhận biết về điều đang xảy ra hay không chú ý tới thị trường thay đổi.
‘Đừng sợ lỡ cuộc chơi’ - Quà tặng dành cho những ai luôn bất an vì người khác hơn mình
Một nhân viên công sở khốn khổ khi thấy những đồng nghiệp đang tận hưởng chuyến du lịch trong mơ. Một phụ nữ có gia đình dấy lên nỗi bất an khi nhận ra bạn bè cô đang vui vẻ với cuộc sống độc thân.
Cuốn sách chỉ cách thoát khỏi hội chứng tâm lý đang ‘đánh cắp’ hạnh phúc của hàng tỷ người
Nỗi sợ bỏ lỡ hay FOMO (Fear Of Missing Out), “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, lần đầu tiên được gọi tên bởi cậu sinh viên đại học Harvard Patrick J. McGinnis vào năm 2004. Nỗi sợ này hóa ra phổ biến hơn ta tưởng...