12 Apr, 2021
Phong trào chất lượng mới
Trong nhiều năm, cạnh tranh toàn cầu dựa trên giá.
Để giữ cho giá thấp, các công ti phải tìm lao động chi phí thấp hơn vì giá của vật tư thô là như nhau bất kể nơi bạn xây dựng sản phẩm. Khoán ngoài là hoạt động định vị lại cơ xưởng ở các nước có lao động chi phí thấp để giữ cho giá thấp. Tuy nhiên, với chi phí thấp, chất lượng cũng bị tổn hại và chi phí thấp bây giờ được liên kết với chất lượng thấp. Một báo cáo công nghiệp mới về chất lượng từ các sản phẩm được khoán ngoài ở Trung Quốc để lộ ra tình huống có trên 65% các sản phẩm này không đáp ứng chuẩn chất lượng. Một người quản lí nói: “Chúng tôi đưa trang thiết bị sang Trung Quốc, đào tạo công nhân tuân theo qui trình và chuẩn của chúng tôi. Năm thứ nhất, mọi thứ đều tốt nhưng khi thời gian trôi qua, chất lượng thay đổi từ cao xuống thấp và chúng tôi không biết tại sao. Sau cuộc điều tra gắt gao, chúng tôi biết rằng họ đã thay đổi hoàn toàn qui trình của chúng tôi và thay thế vật tư chuẩn của chúng tôi bằng vật tư rẻ hơn để làm ra thêm tiền. Tư duy ngắn hạn này là không chấp nhận được trong kinh doanh toàn cầu; nó làm huỷ hoại danh tiếng và thương hiệu của chúng tôi. Gần đây, một trong những vấn đề lớn nhất là dùng vật tư xây dựng của Trung Quốc ở Mĩ nơi trên nửa triệu ngôi nhà được xây dựng và trong vòng vài năm tường bắt đầu mốc meo và phát ra hoá chất độc. Điều tra này để lộ ra rằng mọi vật tư đã được xử lí bằng chất kết dính hoá học độc có thể gây ung thư cho con người. Công ti xây dựng đã khoán ngoài các vật tư này cho Trung Quốc đã bị kiện ra toà bởi những người chủ nhà vì họ phải dọn ra khỏi nhà khi họ đến ở do các vật tư xây dựng này. Vấn đề khác là về thực phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc đã được xử lí bằng hoá chất không biết nào đó để giữ cho chúng trông đẹp nhưng cũng có thể gây ra các bệnh ung thư nghiêm trọng. Một số nước đã ra lệnh cấm các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một quan chức điều hành phàn nàn: “Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, bỏ qua vấn đề chất lượng là tự tử công ti.” Đó là một lí do mà nhiều công ti đang chuyển cơ xưởng của họ trở về nhà thay vì khoán ngoài. Một nhà phân tích Phố Wall tuyên bố: “Khoán ngoài chết, trước năm 2015; phần lớn các công ti sẽ xây dựng sản phẩm ở nhà.” Theo các báo cáo công nghiệp, hàng nghìn công ti Mĩ đã quyết định rằng hội tụ vào chất lượng là bản chất cho sự sống còn và tăng trưởng dài hạn của họ, và đã nhanh chóng tái định vị công việc của họ về nhà. Ở châu Âu, nhiều công ti lớn đã đi theo việc tái định vị với thiện ý tương đương. Đã có sự thừa nhận ngày càng nhiều bởi các chính phủ châu Âu về vai trò của chất lượng giữ trong phát triển thương mại và công nghiệp. Ở Anh, bộ thương mại và công nghiệp đã nhấn mạnh rằng trong thực hành chất lượng sản phẩm, bản thân giám đốc điều hành (CEO) phải nhận trách nhiệm này.
Mối quan tâm bất thần về chất lượng không phải là mới nhưng nó đã nổi lên do kiểm soát chất lượng kém liên kết với khoán ngoài. Bằng chứng này gợi ý rằng mọi công ti toàn cầu có ý định phát triển thịnh vượng, không có tuỳ chọn nào ngoài việc tổ hợp chất lượng như phần chính của chiến lược của họ. Trong những năm 1950, chế tạo Nhật Bản đã nổi tiếng về sản phẩm giá rẻ, phải có một giáo sư Mĩ Edward Deming tới giải thích cho người chủ Nhật Bản rằng bằng việc hội tụ vào chất lượng, họ có thể vươn lên và đánh bại các công ti Mĩ bằng việc cung cấp sản phẩm tin cậy thay vì giá thấp hơn. Trí huệ của Ts. Deming đã làm thay đổi mọi thứ ở Nhật Bản. Ts. Deming viết: “Tôi đã bảo người Nhật Bản rằng họ có thể nắm được thị trường thế giới trong năm năm chỉ bằng việc theo “cách tiếp cận chất lượng toàn bộ” và nếu họ tiếp tục cách thức cẩu thả, kinh tế của họ sẽ không bao giờ phục hồi được. Và tất cả họ đã nghe.” Một quan chức điều hành cấp cao về sau giải thích: “Hai trăm người chúng tôi ngồi cùng nhau và thảo luận điều Ts. Deming nói. Trong văn hoá của chúng tôi, đồng thuận là mọi thứ. Nếu chúng tôi làm điều đó, mọi người đều phải làm nó cùng nhau cho nên chúng tôi không có một số người làm và một số người không. Đến cuối, tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng với thương hiệu “Made in Japan,” tất cả chúng tôi đều phải tuân theo lời khuyên của ông ấy.” Mọi quan chức điều hành từ Honda, Toyota, Sony, Matsushita, JVC, Hitachi, và Komatsu đã ra lệnh cho các công ti của họ dùng cách tiếp cận “chất lượng toàn bộ.” Trong vòng vài năm, những công ti này tất cả đều nắm thị phần quốc tế chính và kinh tế của Nhật Bản thịnh vượng lên thành nền kinh tế mạnh thứ hai thế giới.
Từ 1974 tới 1990, các nhà chế tạo đồng hồ Nhật Bản như Seiko, Casio, và Citizen đã tăng thị phần thế giới của họ từ 9% tới 78% và đã tiêu diệt phần lớn các nhà chế tạo đồng hồ, trừ các thương hiệu xa hoa hàng đầu như Movado, Cartier và Rolex. Từ 1980 tới 2010, các nhà chế tạo điện tử Nhật Bản như Sony, JVC, Hitachi, Panasonic và Sanyo đã kiểm soát và giữ 72% thị trường thiết bị điện tử như TV, Radio, và Video. Năm 1970 các nhà chế tạo xe hơi Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan, và Mazda chỉ chiếm 2% thị trường thế giới nhưng ngày nay họ đã chiếm 78% khi Toyota trở thành nhà chế tạo xe hơi lớn nhất thế giới. Không chỉ người Nhật Bản đã tăng phần của họ trong thị trường thế giới mà trong mọi trường hợp, hiệu năng của nó được coi như có phẩm chất cao nhất với sự thoả mãn khách hàng cao nhất. Ngày nay Nhật Bản còn đi xa hơn và có trên 60% thị trường thế giới trong đóng tàu thuỷ, lò vi sóng, máy sao chép, piano, đồ da, và Robotics. Sự kiện thú vị là sau khi hầu hết nền công nghiệp của họ hội tụ vào nâng chất lượng, họ cũng thấy rằng chi phí giảm xuống, điều làm tăng lợi nhuận cho mọi công ti.
Ngày nay Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan nhận bài học của Nhật Bản và áp dụng nó cho công nghiệp của họ với kết quả lớn. Tuy nhiên, bài học này không được học tốt ở các nước chi phí thấp khác và trong môi trường cạnh tranh toàn cầu này, nếu bạn không thay đổi, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ thay đổi. Điều có thể là chấp nhận được hai mươi năm trước, mười năm hay thậm chí năm năm trước có thể không còn chấp nhận được với khách hàng ngày nay. Trong suy thoái toàn cầu này, khách hàng rất cẩn thận về điều họ chi tiêu và họ mong đợi chuẩn chất lượng cao trong sản phẩm họ mua. Một nhà phân tích phố Wall giải thích: “Phần lớn mọi người đều sẵn lòng trả nhiều tiền cho sản phẩm chất lượng hơn là sản phẩm rẻ và vứt đi. Cuộc thăm dò gần đây chỉ ra rằng mọi người sẽ trả 120% hơn cho một đôi giầy tốt, 75% hơn cho đồ đạc, 66% hơn cho tivi và 42% hơn cho xe hơi chừng nào họ cảm nhận nó là sản phẩm chất lượng cao. Một phần của điều đó có cái gì đó liên quan tới con người, nói chung, được giáo dục cao hơn và sống theo nhịp điệu nhanh hơn trước đây. Họ sẽ không dung thứ cho việc phí thời gian với sản phẩm không chuyển giao điều đã hứa hẹn. Các công ti toàn cầu phải bắt kịp với xu hướng này vì ngày nay với Internet, tin tức có thể đi ra nhanh chóng và với mạng xã hội, tin xấu có thể đi nhanh hơn và tên thương hiệu có thể bị tiêu tan nhanh chóng. Trong thời đại thông tin này, chất lượng là bản chất cho thành công.”
—-English version—-
The new quality movement
For many years, global competition is based on price. In order to keep price low, companies must find lower cost labor since the price of raw materials is the same regardless where you build the product. Outsourcing is the activities of relocate factories to low cost labor countries to keep price low. However, with low cost product, the quality is also being compromised and low cost is now associated with low quality. A new industry report on quality from outsourced products in China reveals a situation where over 65% of these products do not meet quality standard. A manager said: “We brought our equipments to China, trained workers to follow our process and standard. The first year, everything was good but as time passes, the quality changed from high to low and we did not know why. After intensive investigation, we learned that they have completely modified our process and replaced our standard materials with cheaper materials to make extra money. This short term thinking is unacceptable in global business; it ruined our reputation and brand names. Recently, one of the largest issues is the use of Chinese construction materials in the U.S where over half million houses were built and within few years the walls began to grew molds and emitted toxic chemical. Investigation revealed that all materials were treated by toxic chemical glue that can cause cancer in human. The construction company that outsourced these materials building to China was sued by homeowners as they have to move out of their house as they were inhabitable due to these construction materials. Another issue is about foods imported from China that have been treated with unknown chemical to keep them look good but could also cause severe cancer disease. Some countries have ordered a ban on certain imported food products from China.
A senior executive explains: “In today’s competitive environment, ignoring the quality issue is to commit corporate suicide”. That is one reason that many companies are moving their factories back home instead of outsource. A Wall Street analyst declares: “Outsourcing is dead, by 2015; most companies will build products at home.” According to industry reports, thousands of U.S. companies have decided that the focus on quality is essential for their long term survival and growth, and have quickly relocated their works back home. In Europe, many large companies have embraced the relocation with equal favor. There has been increasing recognition by European governments of the role of quality can play in the development of commerce and industry. In the U.K, the department of Trade and Industry has stressed that in practice the quality of the product, the Chief Executive Officer (CEO) must take on this responsibility himself.
The sudden interest in quality is not new but it has been emerged due to the poor quality control associated with outsourcing. The evidence suggests that every global company which intend to prosper, have no option but to incorporate quality as a major part of their strategy. During 1950s, Japanese manufacturing were known for cheap products, it took an U.S professor Edward Deming to explain to Japanese owners that by focus on quality, they could take on and beat U.S companies by supplying reliable products instead of lower prices. The wisdom of Dr. Deming changed everything in Japan. Dr. Deming wrote: “I told the Japanese that they could capture the world market in five years just by follow a “Total Quality approach” and if they continue the sloppy way, their economy would never recover. And they all listened.” A senior executive later explained: “Two hundreds of us get together and discuss on what Dr. Deming said. In our culture, consensus is everything. If we do it, everybody must do it together so we do not have some do and some don’t. In the end, we all agreed that for the “Made in Japan” brand, we all must follow his advice.” All executives from Honda, Toyota, Sony, Matsushita, JVC, Hitachi, and Komatsu ordered their companies to use the “Total Quality” approach. Within few years, these companies all seized major shares of their international market and Japan’s economy prospered to the second most powerful economy in the world.
From 1974 to 1990, Japanese watches manufacturers such as Seiko, Casio, and Citizen increased their share of the world market from 9% to 78% and destroyed most watch manufacturers, except the few top luxury brands such as Movado, Cartier and Rolex. From 1980 to 2010, Japanese electronics manufacturers such as Sony, JVC, Hitachi, Panasonic and Sanyo controlled and held 72% of electronics devices market such as TV, Radio, and Video. In 1970 Japanese car manufacturers such as Toyota, Honda, Nissan, and Mazda only accounted for 2% of the world market but today they have 78% as Toyota become the largest car manufacture in the world. Not only have the Japanese increased their share in world market but in every case, its performance is considered as of the highest quality with the highest customer satisfaction. Today Japan goes further and have over 60% of the world market in Ship building, Microwave ovens, Copier machines, Pianos, leathers, and Robotics. The interesting fact was after most of their industry focus on raising quality, they also found that costs came down also which increase profits for all companies.
Today Singapore, S. Korea, and Taiwan take the lesson of Japan and apply it to their industries with significant results. However, this lesson is not well learned in other low cost countries and in this global competitive environment, if you do not change, your competitors will. What might have been acceptable twenty years, ten or even five ago may no longer be acceptable to today’s customers. In this global recession, customers are very careful on what they spend and they are expecting high quality standard in the products they buy. A Wall street analyst explained: “Most people are willing to pay more for quality products than cheap and throw away products. A recent poll indicated that people would pay 120% more for a pair of good shoes, 75% more for furniture, 66% more for television and 42% more for a car as long as they perceive it to be of high quality product. Part of that have something to do with people, in general, more highly educated and living in a faster pace than before. They will not tolerate the waste time from products that do not deliver what they promise. Global companies must keep up with this trend as today with the Internet, news can go out fast and with social network, bad news even go faster and brand names can be ruined quickly. In this Information age, quality is essential for success.”