Khi các kì thi cuối cùng qua rồi; khi lễ tốt nghiệp qua rồi, những người mới tốt nghiệp đại học sẽ tìm công việc. Với tỉ lệ thất nghiệp cho người tốt nghiệp trung bình 9% ở Mĩ và 16% ở Tây Âu và 28% ở châu Á, nhiều người tốt nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tìm công việc. Nhiều người đổ tại suy thoái toàn cầu nhưng sự kiện này chẳng liên quan gì tới suy thoái mà bởi vì những người tốt nghiệp này đang học trong các lĩnh vực không còn có nhu cầu cao. Một khảo cứu toàn cầu xác nhận rằng trong mọi nước, khi số người tốt nghiệp bị thất nghiệp tiếp tục tăng lên nhưng cũng có nhiều việc làm vẫn không được lấp kín bởi vì KHÔNG có đủ người xin việc đủ phẩm chất.

Một người phân tích thị trường giải thích “Nhiều sinh viên không hiểu thị trường việc làm bị chỉ đạo bởi luật cung và cầu. Một số người vẫn nghĩ bằng cấp đại học là đảm bảo cho việc làm và đó là sai lầm lớn. Trong thị trường cạnh tranh này, nếu họ không lập kế hoạch trước cho nghề nghiệp của họ, họ sẽ bị thất vọng. Để thành công, sinh viên phải lập kế hoạch nghề nghiệp của họ sớm ngay khi họ vào đại học bằng việc chọn lựa lĩnh vực học tập đúng dựa trên nhu cầu thị trường và thường xuyên giám sát thay đổi thị trường để chắc họ sẽ có việc làm khi tốt nghiệp.”

Một giáo sư đại học than: “Trong nhiều năm chúng ta bao giờ cũng thúc giục sinh viên tuân theo mối quan tâm riêng của họ; học điều họ thích và có bằng cấp trong lĩnh vực họ yêu thích rồi mọi thứ sẽ tốt. Như các nhà hàn lâm, chúng ta vừa ấu trĩ vừa quá lí tưởng hoá. Chúng ta không biết rằng thế giới ngày nay không là như nó hai mươi năm trước. Ngày nay bằng cấp đại học không còn là bảo đảm cho việc làm và các công ti không đào tạo công nhân nữa. Với toàn cầu hoá, sinh viên phải cạnh tranh về công việc với hàng nghìn người, những người cũng muốn có cùng vị trí.”

Một người mẹ hỏi: “Làm sao với Internet, động cơ tìm kiếm, và phương tiện xã hội mà người tốt nghiệp không thể tìm được việc làm? Tôi nghĩ điều đó đáng phải dễ dàng hơn vì một khi họ viết đơn xin việc, họ có thể đệ trình cho hàng trăm công ti trực tuyến. Trong số cả trăm công ti đó, tôi chắc một số sẽ cần nhân viên.” Điều bà ấy đã không biết là ngày nay nơi phần lớn đơn xin việc có thể được đệ trình trực tuyến, các công ti đã cài đặt thiết bị lọc để loại bớt những đơn không mong muốn. Những phần mềm lọc này cho phép công ti tìm các từ khoá trong đơn. Và nếu đơn không có từ khoá đúng, nó sẽ bị loại bỏ. Một công ti có thể lập trình cho bộ lọc chỉ chấp nhận các đơn có các kĩ năng họ cần cho nên phần lớn các đơn sẽ bị loại ra.

Một người tốt nghiệp bị thất nghiệp thừa nhận: “Là sinh viên đại học, tất cả chúng tôi đều như nhau. Không thành vấn đề chúng tôi chọn lĩnh vực học tập nào, tất cả chúng tôi đều lên lớp, lấy bài thi, và tận hưởng thời gian của chúng tôi ở đại học cùng nhau nơi tất cả đều là bạn bè. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp có khác biệt lớn giữa những người có việc làm và một số người không có. Bây giờ chúng tôi nhận ra rằng chọn lĩnh vực học tập đúng mà thị trường cần là mấu chốt. Vài năm nữa kể từ giờ sẽ có nhiều khác biệt hơn trong chúng tôi vì một số người có việc làm tốt, lấy vợ lấy chồng, xây dựng gia đình, mua xe và nhà và một số sẽ phải làm việc với việc làm lương thấp mà lại chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ. Họ sẽ không có khả năng lập gia đình riêng vì một số sẽ phụ thuộc vào hỗ trợ của bố mẹ họ. Bây giờ chúng tôi hiểu rằng lập kế hoạch nghề nghiệp là quan trọng thế nhưng quá trễ rồi, tôi ước là ai đó có thể giải thích cho chúng tôi sớm hơn.”

Theo một khảo cứu đại học, nhiều sinh viên đại học không có kế hoạch nghề nghiệp. Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản lộ trình để đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn, mục đích của nó là lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn bằng việc nhận diện bạn cần học kĩ năng nào; bạn cần có kĩ năng nào; và bạn phải phát triển các năng lực nào để đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn. Nhiều sinh viên lẫn lộn mục đích nghề nghiệp với việc làm vì họ tất cả đều muốn có việc làm tốt, lương tốt và mối quan hệ tốt. Họ không phân biệt được việc làm và nghề nghiệp; lương và mục đích tài chính; tình bạn và mối quan hệ. Đó là lí do tại sao khi họ là sinh viên; mục đích của họ là bằng cấp vì họ tin bằng cấp sẽ cho họ việc làm. Họ cũng tin bằng việc có việc làm tốt, họ có thể sống thoải mái và lập gia đình của riêng họ. Vài người hiểu rằng ngày nay, bằng đại học không còn là điều bảo đảm cho việc làm và chừng nào họ chưa có việc làm được trả lương cao, họ không thể sống thoải mái và lập gia đình riêng của họ được. Ngay cả khi họ có việc làm tốt, nhiều người không nghĩ về nghề nghiệp hay đặt mục đích tài chính. Sau khi có việc làm, nhiều người dừng học điều mới, điều đưa họ tới đứng im trong nghề nghiệp của họ mà không tiến lên hay được lương tốt hơn. Khi mọi thứ thay đổi họ không thể duy trì được việc làm của họ vì các kĩ năng của họ lạc hậu và có thể bị thay thế bởi các công nhân trẻ hơn, người có kĩ năng hiện thời mà công ti cần.

Để phát triển kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên phải hiểu rằng nghề nghiệp là cuộc hành trình dài với nhiều điểm dừng ngắn. Để đạt tới đích, họ phải đi và dừng ở nhiều chỗ và trong từng chỗ, họ nắm giữ các vị trí và trách nhiệm nào đó. Chẳng hạn, người tốt nghiệp kĩ nghệ phần mềm có thể bắt đầu như người kiểm thử phần mềm rồi chuyển lên người phát triển phần mềm, với kinh nghiệm một số người sẽ đi lên thành người thiết kế phần mềm, kiến trúc sư phần mềm, người phân tích yêu cầu, người quản lí dự án và người quản lí phần mềm, giám đốc phần mềm rồi Giám đốc thông tin. Với từng vị trí mà họ giữ, họ phải biết những điểm mạnh điểm yếu của họ rồi nhận diện cách đi lên. Họ cần biết họ cần kĩ năng nào để phát triển điều sẽ làm cho họ sang được vị trí tiếp. Từng vị trí được lương khác nhau cho nên khi họ tiến bộ, lương của họ cũng tăng lên cùng kĩ năng của họ. Họ phải biết họ cần cải tiến những nhược điểm nào và họ cần tri thức nào để có được vị trí tiếp và lương tốt hơn. Chỉ bằng việc thiết lập bản kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và đạt tới mục đích tài chính, họ có thể sống thoải mái, lập gia đình riêng và có khả năng chắc chắn rằng họ sẽ có thể hỗ trợ cho con cái họ trong tương lai.

Mọi sinh viên đều có điểm mạnh và điểm yếu nhưng vài người sẽ để thời gian để biết họ giỏi cái gì và kém cái gì. Để lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên phải bắt đầu bằng việc hỏi: “Tôi nói chung thành công trong khu vực học tập nào? Và tôi thường thất bại ở cái gì?” Điều này sẽ giúp cho họ lựa chọn lĩnh vực học tập khi vào đại học. Họ cũng cần hỏi: “Lĩnh vực học tập nào sẽ cho phép tôi có được việc làm tốt khi tôi tốt nghiệp? Lĩnh vực học tập này khác thế nào với lĩnh vực mà tôi chọn? Có khác biệt lớn hay chỉ khác biệt nhỏ? Đây là chỗ họ sẽ phải ra quyết định về liệu họ nên chọn điều họ muốn hay điều họ cần cho tương lai của họ. Nếu họ quyết định chuyển từ “muốn” sang “cần” họ phải hỏi: “Tôi có cần nền tảng mạnh để thành công trong lĩnh vực học tập này không? Hay vì chỉ một khác biệt nhỏ, tôi tin tôi có thể giải quyết được nó mà không có sự giúp đỡ nào? Nếu được cần, họ nên học các lớp phụ đạo để xây dựng nền tảng mạnh để đảm bảo rằng họ sẽ học tốt trong lĩnh vực học tập mà họ đã quyết định. Họ cũng cần hỏi: “Tôi có thoải mái khi làm điều này không? Và điều gì tôi cảm thấy không thoải mái?” để kiểm nghiệm quyết định của họ về chọn lĩnh vực học tập.

Một khi họ ổn định về lĩnh vực họ sẽ học ở đại học, họ cần làm ra một danh sách các thứ mà họ muốn hội tụ vào để đảm bảo rằng họ sẽ học tốt. Họ cần lập kế hoạch thời gian học tập bằng việc tuân theo qui tắc học tập của đại học rằng với mỗi giờ trên lớp, họ sẽ dành ra hai giờ học riêng của mình và một giờ học cùng nhóm bạn bè. Bước tiếp là quyết định họ sẽ dự lớp nào. Họ nên tự hỏi bản thân mình: “Tôi cần biết cái gì? Tôi sẽ phát triển kĩ năng nào? Làm sao nó giúp cho tôi? Nó có thể cho tôi cái gì? Nó tác động tới đời tôi và những người quanh tôi thế nào?” Bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, họ sẵn sàng cho việc học đại học.

Bước tiếp là nhận diện họ cần thực hành cái gì để đạt tới mục đích của họ và cái gì và ở đâu họ có thể có được tài nguyên cho nó. Bên cạnh sách giáo khoa, bài báo mà giáo sư phân công cho họ, họ cũng cần nhận diện những sách nào đó, bài báo, websites, blogs mà có thể giúp cho họ phát triển nhu cầu cần thiết để đạt tới thành công. Tôi thường khuyên các sinh viên làm một danh sách các sách mà họ muốn đọc từ đầu năm học và hỏi họ vào cuối năm học, liệu họ đã đọc xong danh sách của họ chưa. (Lưu ý: tôi khuyên đọc 2 tới 4 sách mỗi năm; đây KHÔNG phải là sách kĩ thuật cho trường học nhưng là sách có thể giúp cho họ mở rộng tri thức của họ. Chẳng hạn: “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman; “Tiểu sử Steve Job” của Walter Isaacson; “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie)

Bước cuối cùng trong lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn là kiểm điểm đều kì về tiến bộ của bạn (nên theo tuần hay cứ 10 ngày) nơi bạn có thể đánh giá tình huống và cách tiếp cận của bạn hiệu quả thế nào và làm các điều chỉnh kế tiếp cho bản kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bạn. Cố gắng đừng kiểm điểm kế hoạch của bạn như một lịch biểu cố định đã xong. Thay vì thế nó là cái gì đó mà bao giờ cũng là làm việc tiếp diễn và tiến hoá cho tốt hơn.

Bằng việc tuân theo bản kế hoạch nghề nghiệp đơn giản này, bạn sẽ có khả năng đạt tới mục đích nghề nghiệp của bạn.

—-English version—-

A Career Plan

When the final exams are over; when the graduation ceremony is over, new college graduates will be looking for work. With unemployment rate for graduates averaged about 9% in the U.S and 16% in Western Europe and 28% in Asia, many graduates will have difficulty in finding work. Many people blame the global recession but the fact has nothing to do with the recession but because these graduates are studying in fields that are no longer in high demand. A global study confirmed that in every country, as numbers of unemployed graduates continue to go up but there are also many jobs that go unfilled because there are NOT enough qualified applicants.

A market analyst explained: “Many students do not understand the job market which is dictated by the law of supply and demand. Some still think college degree is a guarantee for job and it is a big mistake. In this competitive market, if they do not plan their career ahead, they will be disappointed. To succeed, students must plan their career as soon as they get into college by select the right fields of study based on market demand and constantly monitor the market changes to make sure that they will get job when graduate.”

A college professor lamented: “For many years we always urge students to follow their own interest; to study what they like and get degree in a field that they love then everything would be fine. As academicians, we are either naïve or too idealistic. We do not know that the world today is not the same as twenty years ago. Today a college degree is no longer a guarantee for job and companies are not training workers anymore. With globalization, students must compete for work with thousand others who also want the same position.”

A mother asked: “How come with the Internet, search engines, and social media graduates could not find jobs? I think it should be easier because once they create an application, they can submit to hundreds of companies online. Out of hundred companies, I am sure some would need an employee.” What she did not know is today where most applications can be submitted online, companies have installed filtering devices to eliminate unwanted applications. These filter software allows companies to search for keywords in the applications. And if the applications do not have the right keyword, it will be eliminated. A company can program the filter to only accept applications that have the skills they need so most applications would be discarded.

An unemployed graduate admitted: “As college students, we are all the same. It does not matter what field of study that we choose, we all go to class, take exams, and enjoy our time in college together where all are friends. However, after graduate there is a big difference between people who have job and some who do not. Now we realize that selecting the right fields of study that the market need is critical. Few years from now there will be more differences among us as some have good job, get married, establish family, buy car and house and some will have to work low paying job that has nothing to do with their education. They will not be able to establish their own family as some will be depending on the support of their parents. Now we understand that career planning is so important but it is too late, I wish that someone could explain to us earlier.”

According to an university study, many college students do not have career plan. A career plan is a roadmap to achieve your career goals, its objective is to plan your career by identifying what skills that you need to learn; what skills that you needs to have; and what abilities that you must develop to achieve your career goals. Many students confuse career goals with a job as they all wish to have good job, good salary, and good relationship. They fail to distinguish a job and a career; a salary and a financial goal; a friendship and a relationship. That is why when they are students; their goal is a degree as they believe a degree will get them a job. They also believe by having a good job, they can live comfortably and establish a family of their own. Few understand that today, a college degree is no longer a guarantee for a job and unless they have a high paying job, they may not be able to live comfortably and establish their own family. Even when they get a good job, many do not think about a career or set a financial goal. After get jobs, many stop learning new things which lead to them to stand still in their career with no advancement or get better salary. As things change they may not be able to maintain their jobs as their skills are obsolete and may be replaced by younger workers that have the current skills that companies need.

To develop a career plan, students must understand that a career is a long journey with many short stops. To reach the destination, they must travel and stop in many places and during each place; they assume certain positions and responsibilities. For example, software engineering graduates may start as software testers then move to software developers, with experience some will move up to software designers, software architects, requirements analysts, project managers and software managers, software directors then Chief Information Officer. For each position that they hold, they must know their strengths and weaknesses then identify how to move up. They need to know what skills they need to develop that will get them to the next position. Each position commands a different salary so as they make progress, their salaries are also go up with their skills. They must know which weaknesses that they need to improve and what knowledge they need to have to get to the next position and better salary. Only by setting a clear career plan and achieve financial goal, they can live comfortably, establish a family of their own and be able to make sure that they will be able to support their children in the future.

All students have strengths and weaknesses but few would take time to know what they are good at and bad at. To plan a career, students must begin by asking: “What area of study do I generally have success in? And what do I frequently fail at? This will help them to select the field of study when enter college. They also need to ask: “What field of study that will allow me to get good job when I graduate? How does this field of study differ from the field that I select? Is there a big difference or only a minor one? This is where they will have to make decision on whether they should select what they want or what they need for their future. If they decide to switch from “Want” to “Need” they must ask: “Do I need a stronger foundation to succeed in this field of study? Or since there is only a minor difference, I believe I can handle it without any help? If needed, they should take some remedial classes to build strong foundation to ensure that they will do well in the field of study that they have decided on. They also need to ask: “Will I be comfortable doing this? And what do I feel uncomfortable about?” to validate their decision about selecting the field of study.

Once they settle on the field that they will study in college, they need to make a list of things that they want to focus on to ensure that they will do well. They need to plan the time to study by following the college study rule that for every one hour in class, they will spend two hour to study on their own and one hour with a group of friend. The next step is deciding what class that they will take. They should ask themselves: “What do I need to know? What skills do I develop? How does it help me? What can it give me? How does it impact my life and those around me? By having answers to these questions, they are ready for college learning.

The next step is to identify what they need to practice in order to achieve their goals and what and where they can get the resources for it. Beside the textbooks, articles that professors assigned to them, they also need to identify certain books, articles, websites, blogs that could help them to develop the needed skills to achieve success. I often recommend students to make a list of books that they want to read at the beginning of the school year and ask them at the end if they have finished their list. (Note: I recommend 2 to 4 good books per year; these are NOT technical books for school but books that can help them to broaden their knowledge. For example: “The World is Flat” of Thomas Friedman; “Steve Job Biography” by Walter Isaacson; “How to win friends and influence people” by Dale Carnegie)

The final step in planning your career is to periodic reviews on your progress (Should be weekly or every 10 days) where you can assess the situation and how effective your approach is and subsequently make adjustments to your career development plan. Try not to view your plan as a finished fixed schedule. Rather it is something that is always a work-in-progress and evolving for the better.

By following this simple career plan, you will be able to achieve your career goal.