Trong mười năm qua, lực lượng lao động toàn cầu đã trải qua việc tái cấu trúc lớn để đáp ứng với những thay đổi trong các vấn đề công nghệ, thương mại và toàn cầu hoá. Một số khu vực như công nghệ và chăm sóc sức khoẻ đã mở rộng, trong khi các khu vực khác như nông nghiệp và chế tạo đã theo chiều ngược lại. Những thay đổi này đã tác động tới cấu thành lực lượng lao động, dẫn tới hiện tượng có tên là “phân cực việc làm” một yếu tố quan trọng đóng góp cho bất bình đẳng kinh tế ở mọi nước.

Trong một thời gian ngắn, lỗ hổng lương giữa các nghề trả lương cao và thấp đã mở rộng đáng kể. Khi phần việc làm được trả lương cao đã tăng trưởng, việc làm được trả lương thấp đang bị co lại. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng việc bất bình đẳng lương tăng lên sẽ dẫn tới những vấn đề xã hội chính và kinh tế không ổn định ở mọi nước.

Theo một nghiên cứu toàn cầu về nhiều công ti phương tây, bắt đầu từ năm 2000 sự tản mác về lương giữa các nghề đang tăng lên với lỗ hổng bị dẫn lái chính bởi lương tăng trong các nghề cần kĩ năng hàng đầu như Khoa học, Máy tính, Toán học, Kĩ nghệ và Quản lí. Chẳng hạn, lương trung bình cho nghề Máy tính đại thể là $58,000 năm 2000, tăng lên $87,000 trong năm 2010. Tương phản lại, lương trong các kĩ năng thấp hơn đã chững lại, và thậm chí còn bị sút giảm trong thời kì này. Chẳng hạn, lương trung bình của công nhân xây dựng rớt từ $48,000 năm 2000 xuống $45,000 trong năm 2010. Trong khi lương của công nhân Chế tạo, Nghề nông, Lương thực nói chung là không thay đổi. Bên cạnh thay đổi trong lương, hoá ra là tăng trưởng việc làm cũng xuất hiện không tương xứng. Năm việc làm “kĩ năng cao” hàng đầu tăng 65% với nhu cầu lớn; một số khu vực như công nghệ và tính toán đang trải qua thiếu hụt công nhân. Năm việc làm “kĩ năng thấp” ở hàng đáy sụt giảm 32% và đang trải qua số lớn công nhân thất nghiệp.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng việc chuyển từ “Thời đại chế tạo” sang “Thời đại thông tin” đã xuất hiện nhanh hơn điều phần lớn mọi người đã dự đoán. Với toàn cầu hoá và Internet, nhiều thay đổi đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều và phần lớn các chính phủ không được chuẩn bị để giải quyết với chúng. Một nhà kinh tế giải thích: “Phải mất 45 năm cho việc chuyển từ “Thời đại nông nghiệp” sang “Thời đại chế tạo” vì cơ xưởng phải được xây dựng và mọi người chuyển từ khu vực nông thôn ra thành phố để làm việc. Ít có đào tạo để làm việc trong các việc làm chế tạo; người nông dân có thể học vận hành cái máy chỉ trong vài tuần. Lúc ban đầu, cơ xưởng đã không vận hành hiệu quả và phải mất mười năm nữa cho tới khi Henry Ford phát minh ra dây chuyền lắp ráp và Frederick Taylor phát triển hệ thống quản lí, lúc đó “Thời đại chế tạo” mới được thiết lập đầy đủ. Tuy nhiên, với “Thời đại thông tin,” mọi sự xảy ra nhanh thế và không ai có thể chuẩn bị được cho nó. Không ai dự đoán được rằng công nghệ thông tin có thể tự động hoá mọi thứ chỉ trong một thời gian ngắn. Internet đã thêm vào chiều hướng khác và tăng tốc mọi thay đổi vì mọi thứ đều được kết nối. Toàn cầu hoá đóng góp cho việc chuyển công việc ngang qua biên giới quốc gia. Với công nghệ như điện thoại di động, tiếng nói qua IP đã làm cho việc liên lạc nhanh hơn và hiệu quả hơn, mọi thứ đã thay đổi và mọi thứ đều bị tác động.”

Để điều chỉnh theo những thay đổi này, hệ thống giáo dục phải thay đổi để bắt kịp. Sinh viên phải được dạy về những thay đổi này để cho họ biết kĩ năng nào được cần; các hệ thống của chính phủ phải thay đổi để điều chỉnh theo những thay đổi này và đóng vai trò tích cực trong việc chắc rằng nước họ có thể được cai quản hiệu quả. Không may, nhiều chính phủ đã không thấy trước điều đó chút nào, điều dẫn tới tình huống suy thoái chính hiện thời ở châu Âu. Các nước như Hi Lạp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha có thất nghiệp rất cao, đặc biệt trong các công nhân trẻ. Không có đào tạo đúng, không có kĩ năng, họ sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế của họ trong tương lai và kéo nền kinh tế xuống thấp hơn mà không có dấu hiệu cải tiến. Thảm hoạ kinh tế tiếp có thể là Italy và Pháp nơi thất nghiệp đang lên nhanh và nếu không có giải pháp thích hợp, toàn thể liên hợp châu Âu có thể đi xuống và có thể tan vỡ.

Tình huống ở châu Á không tốt hơn vì nó bị tác động bởi điều đã xảy ra ở các nước đã phát triển. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hầu hết phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ và khi những nước dẫn lái then chốt này dừng lại, toàn thể nền kinh tế sẽ bị tác động. Không có tăng trưởng và thay đổi, thất nghiệp sẽ tăng lên và tạo ra nhiều vấn đề hơn cho những nền kinh tế mất quân bình và mong manh này. Ngay cả các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có thể bị tác động khi thương mại của họ chậm lại. Tuy nhiên, với hệ thống giáo dục mạnh tại chỗ, phần lớn các nhà phân tích đều dự báo rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có thể vượt qua được những thay đổi này và đi lên trên đầu trong khi Trung Quốc có thể không có khả năng vượt qua được tác động do việc chậm thay đổi hệ thống giáo dục và kết cấu nền quản lí của nó.

Lực lượng lao động Mĩ đã trải qua việc tái cấu trúc lớn từ những năm 1990. Cùng với việc tăng lên trong số việc làm kĩ năng cao nhưng cũng có lỗ hổng lương tăng lên giữa các công nhân  trong các việc làm trả lương nhiều nhất và việc làm trả lương ít nhất. Với thiếu hụt nghiêm trọng về người làm các việc làm kĩ năng cao và dư thừa người thất nghiệp ở đầu thấp hơn, lỗ hổng rộng hơn về lương giữa các nghề này đã trở nên bị phân cực nhiều hơn ở Mĩ trong hai thập kỉ qua mà không có giải pháp thoả đáng trong tầm nhìn.

—-English version—-

The Job polarization trend

In the past ten years, the global workforce has undergone a significant restructuring in response to changes in technology, trade, and globalization issues. Some areas such as technologies and healthcare have expanded, while others such as agriculture and manufacturing have contracted. These changes have impacted the composition of the workforce, leading to a phenomenon called “job polarization” an important factor contributing to economic inequality in every country. In just a short time, the wage gap between high and low-paid occupations has widened significantly. As the share of jobs in high paying has grown, the low paying jobs are shrinking. Many economists have warned that rising wages inequality will lead to major society issues and unstable economy in every country.

According to a global study of several western countries, beginning in 2000 the dispersion in wages among occupations is growing with the gap being driven primarily by rising wages in occupations at the top skills such as Science, Computer, Math, Engineers, and Management. For example, the median wage for Computer occupations was roughly $58,000 in 2000, rising to $87,000 in 2010. By contrast, wages in the lower skills have been stagnant, and even declined over this period. For example, the median wage of construction workers fell from $48,000 in 2000 to $45,000 in 2010. While the wages of Manufacturing, Farming, Food workers are generally unchanged. Beside the change in wages, it turns out that job growth also occurred disproportionately. The top five “high skill” jobs increase 65% with significant demand; some areas such as technology and computing are experiencing a shortage of workers. The bottom five “low skill” jobs decline 32% and experiencing a large amount of unemployed workers.

Many economists believe that the transition from the “Manufacturing age” to the “Information age” has occurred faster than most people have predicted. With globalization and the Internet, many changes are happening at much faster speed and most governments are not prepared to deal with them. An economist explained: “It took 45 years for the transition from “Agriculture age” to “Manufacturing age” as factories were built and people moved from rural countries to cities to work. There were little trainings to work in manufacturing jobs; a farmer could learn to operate a machine in just few weeks. In the beginning, factories were not operating efficiency and it took another ten years until Henry Ford invented the assembly lines and Frederick Taylor developed the management systems, the “Manufacturing age” is fully established. However, with the “Information age”, things happen so fast and no one can prepare for it. No one would predict that Information technology could automate everything in a just a short time. The Internet added another dimension and speeded up all changes as everything was connected. Globalization contributed to the movement of works across national borders. With technologies such as mobile phones, voice over IP that made communication faster and more efficient, everything changed and everything is being impacted.”

To accommodate these changes, education system must change to keep up. Students must be taught about these changes so they know what skills are needed; government systems must change to accommodate these changes and playing active roles in making sure that their countries can be governed effectively. Unfortunately, many governments did not anticipate it at all which leads to current major recessions situations in Europe. Countries like Greece, Spain, and Portugal have very high unemployment, especially among the young workers. Without proper trainings, without skills, they will be a burden to their economies in the future and pull down the economies further with no sign of improvement. The next economic disaster could be Italy and France where unemployment are rising fast and if there is no appropriate solutions, The entire European union could go down and possible breakup.

The situation in Asia is not better as it is impacted by what happened in developed countries. Countries such as China, India are mostly depending on export of products and services and when these key drivers stop, the entire economy will be impacted. Without growth and changes, unemployment will rise and create more issues to these vulnerable and imbalanced economies. Even countries like Japan, S. Korea could be impacted as their trading business show down. However, with a strong education systems in place, most analysts predicted that Japan, S. Korea and Singapore could overcome these changes and come out ahead where China may not be able to overcome impact due to its slow to change education system and management infrastructure.

The U.S. workforce has undergone a significant restructuring since the 1990s. Along with an increase in the number of high skill jobs but there has been a growing wage gap between workers in jobs that pay the most and those that pay the least. With a critical shortage of high skilled jobs and an abundant of unemployment at the lower ends, the wider gap in wages among these occupations has become more polarized in the United States over the past two decades with no appropriate solution in sight.