“Thầy dễ, thầy nghiêm “
Một cô giáo phàn nàn: “Ngày nay sinh viên không giống như nhiều năm trước. Nhiều người lười biếng; không chú ý tới bài giảng; thường xuyên bị sao lãng bởi email và tin nhắn trong lớp và thậm chí còn vô lễ khi tôi cảnh cáo họ. Tôi thất vọng và thậm chí còn xem xét bỏ việc làm này ….” Tôi giải thích cho cô ấy: “Là thầy cô, việc của chúng ta là giáo dục họ và chúng ta phải làm bất kì cái gì cần thiết để làm cho họ học, kể cả nghiêm khắc với họ. Họ có thể không thích điều đó bây giờ nhưng trong tương lai, họ sẽ đánh giá cao điều chúng ta làm.” Thế rồi tôi chia sẻ với cô ấy một trong những trường hợp xảy ra trong môn học của tôi.
Dạy gì trong chương trình Khoa học máy tính
Một thầy giáo viết cho tôi: “Công nghệ máy tính thay đổi nhanh thế và tạo ra thách thức cho tôi cũng như cho các thầy cô khác. Chúng tôi có thời gian giới hạn nhưng tài liệu liên tục tăng lên. Làm sao chúng tôi đưa tất cả những thứ đó vào một chương trình được? Tôi chắc rằng thầy đang đối diện với vấn đề tương tự nữa, vậy làm sao thầy giải quyết được điều đó?”
Công ti khởi nghiệp công nghệ
Với các công ti khởi nghiệp, việc phát triển một sản phẩm phát kiến là một trong những điều cấp thiết nhất. Bạn muốn sản phẩm của mình làm ra được tiền để cho công ti khởi nghiệp của bạn có thể tăng trưởng thành kiểu công ti mà bạn muốn, và bạn có thể sống thoải mái mà không phải làm việc cho ai đó khác. Để làm điều đó, ban phải bắt đầu với một viễn kiến rõ ràng về sản phẩm dựa trên ý tưởng của bạn và các ý tưởng của bạn phải đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết trong thị trường hay giải quyết một vấn đề nào đó. Nói cách khác, để làm ra tiền, sản phẩm của bạn phải chuyển giao một giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.
Vài lời khuyên về khởi nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận tới đào tạo khởi nghiệp, mỗi cách có những ưu và nhược điểm. Cách tiếp cận đào tạo khởi nghiệp truyền thống hội tụ vào cách bắt đầu một “công ti” nơi ý tưởng chính về sản phẩm và dịch vụ dựa trên kinh doanh hiện có. Chẳng hạn, mở một cửa hàng bán lẻ nhỏ; bắt đầu một cửa hàng sửa chữa xe đẹp; mở nhà hàng; hay cung cấp dịch vụ đào tạo máy tính v.v. Cách tiếp cận đào tạo công nghệ hội tụ vào việc tạo ra “công ti khởi nghiệp” nơi các ý tưởng dựa trên phát kiến khoa học và công nghệ, thậm chí kinh doanh có thể còn chưa tồn tại và thị trường vẫn không được biết tới. Tất nhiên, kiểu khởi nghiệp này là rủi ro nhiều hơn, nhưng phần thưởng là vô giới hạn. Nếu bạn là sinh viên công nghệ và có ý tưởng nào đó về việc tạo ra công ti khởi nghiệp riêng của bạn thì tôi có vài lời khuyên:
Dạy khởi nghiệp
Một người bạn hỏi: “Nếu khởi nghiệp là “khoa học” mà có thể được dạy và được tái tạo lại thì làm sao các nước đang phát triển có thể dạy cho sinh viên là nhà doanh nghiệp, tạo ra các công ti khởi nghiệp để cải tiến nền kinh tế, và giải quyết vấn đề thất nghiệp?” Tôi bảo anh ấy: “Điều đó phải bắt đầu bằng việc thúc đẩy nhiều hơn về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) vì chúng là nền tảng của phát kiến. Không có phát kiến công nghệ, sẽ khó cho các nhà doanh nghiệp tạo ra các công ti khởi nghiệp mà có thể làm nên khác biệt cho nền kinh tế.”
Công nghệ: những cơ hội mới
Khi chúng ta đi vào Thời đại Thông tin, chúng ta có thể thấy thay đổi đang xảy ra ở mọi nơi. Nhưng ít người biết công nghệ thông tin tác động nhiều thế nào lên doanh nghiệp. Nếu bạn nhìn vào danh sách 500 công ti lớn nhất ở Mĩ (The Fortune 500) cho năm 2000 và so sánh với danh sách cho năm 2014, bạn sẽ thấy rằng chỉ một nửa số chúng vẫn còn trong danh sách. Cái gì đã xảy ra cho nửa kia? Phần lớn đã rớt khỏi vị trí của họ do sai lầm quản lí dẫn tới thất bại của họ. Về toàn thể nguyên nhân chung có thể được qui cho là thiếu tri thức công nghệ của cấp quản lí cao của họ. Nói cách khác, họ thất bại vì họ đánh giá thấp việc nổi lên của Internet và tốc độ của thay đổi công nghệ. Và điều này không chỉ ở Mĩ. Một nhà phân tích doanh nghiệp giải thích: “Cho dù chúng tôi không có thông tin về các nước khác nhưng nếu một nửa các công ti lớn nhất và mạnh nhất ở Mĩ bị thất bại, rất có thể là cùng điều đó cũng đang xảy ra ở các nước khác nữa.”
Khởi nghiệp
Trong nền kinh tế toàn cầu này, các nhà doanh nghiệp là tài sản quốc gia cần được khuyến khích và nâng lên cao. Khởi nghiệp không phải là khái niệm mới, nó cổ như bản thân doanh nghiệp nhưng trong quá khứ nó đã được dựa trên kĩ năng cá nhân để tạo ra giầu có và mọi người thường coi nó như ‘may mắn” thay vì “khoa học”.
Lời khuyên khác…
Một sinh viên viết cho tôi: “Dường như là lời khuyên của thầy được nhằm tới các sinh viên công nghệ nhưng nhiều người trong chúng em không phải là sinh viên công nghệ. Thầy có lời khuyên nào cho chúng em không?”
Xu hướng giáo dục trong năm 2015
Dự báo kinh tế cho năm 2015 đầy lạc quan với nhiều việc thuê người hơn, nhiều tăng trưởng hơn, và nhiều cơ hội việc làm hơn. Lí do là giá dầu tụt dốc; chi phí doanh nghiệp giảm đi; lợi nhuận của công ti soải cánh tăng lên, và người tiêu thụ đang chi tiêu. Tất nhiên, sụt giảm của giá dầu là tin xấu cho các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và nó đã làm thiệt hại cho kinh tế của Nga, Venezuela, và nhiều nước Trung Đông. Tương tự, robotics và tự động hoá là tin xấu cho các nước đang phụ thuộc vào lao động giá rẻ và nó bắt đầu tác động lên nền kinh tế của nhiều nước ở châu Á.
Thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng
Ngày nay sinh viên đại học đang đối diện với thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng. Mặc dầu các công ti đang thuê công nhân có kĩ năng kĩ thuật chuyên sâu nhưng nhiều sinh viên đại học vẫn bị lẫn lộn về họ cần kĩ năng nào và lĩnh vực học tập nào cần chọn lựa. Đây là vấn đề chính cho nhiều nước do thiếu hiểu biết về các kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ nghệ hay toán học (STEM) là gì, chúng làm gì và tại sao có nhu cầu cao thế về chúng trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này. Kết quả là, trên khắp thế giới hàng triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp hay làm những việc lương thấp mà không có tương lai.
Nhu cầu khẩn thiết: giáo dục STEM
Không có thời gian nào tốt hơn để học về khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) hơn ngày nay.
Là thầy giáo…
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích cập nhật thông tin công nghệ mới nhất và dùng phương pháp học tích cực trong lớp của tôi nhưng các thầy khác trong khoa không thích điều đó. Họ bảo tôi rằng tôi không thể thay đổi giáo trình đào tạo hay dùng phương pháp khác được vì điều đó làm cho học sinh lẫn lộn. Họ bảo tôi rằng tôi phải tuân theo sách giáo khoa và phương pháp đọc bài giảng. Thầy nghĩ thế nào? Xin thầy lời khuyên.”
Cải tiến kĩ năng viết mã
Một sinh viên viết cho tôi: “Bạn gái của em học cách viết chương trình chỉ trong vài ngày rồi cô ấy viết thẳng mã ngay nhưng em phải mất ba tuần chỉ viết được vài dòng mã. Chúng em hiện đang học JavaScript và với em dường như cứ mãi mãi chỉ hiểu những điều cơ bản. Làm sao người khác có thể học các thứ nhanh thế còn em lại chậm quá? Em bối rối và thậm chí còn ghen tị với cô ấy. Có kĩ thuật nào nhờ đó em có thể cải tiến việc lập trình của em cho nhanh hơn không?
Lời khuyên năm mới
Một sinh viên viết cho tôi: “Mọi năm em đều tự nhủ rằng em phải thay đổi để tốt hơn nhưng đến cuối năm, em vẫn là cùng người đó. Điểm của em ở trường đã không cải tiến vì em chỉ là một sinh viên trung bình. Em lo lắng về tương lai của em. Làm sao có thể làm cho năm nay khác đi? Xin thầy giúp cho.”
Năm của robots
Theo một báo cáo công nghiệp, năm 2015 có thể là “Năm của robots” khi ngành công nghiệp robotic nhiều tỉ đô la đã tăng trưởng lớn hơn và phức tạp hơn trong năm 2014 và có thể bùng nổ trong năm 2015. Từ xe hơi tự lái, máy bay không người lái tới robots chăm sóc người già hay thực hiện giải phẫu trong bệnh viện, ngành công nghiệp này được mong đợi tăng trưởng nhanh và đem tới lợi nhuận khổng lồ cho các công ti thiết kế và chế tạo robots.
Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp
Khi một số trong các bạn sẽ tốt nghiệp trong năm 2015, các bạn nên biết rằng thay đổi để có việc làm là tốt hơn nhiều so với năm ngoái vì kinh tế toàn cầu đã phục hồi. Nhưng bạn phải bắt đầu sớm bởi vì cơ hội không chờ đợi. Bạn phải tích cực tìm việc làm mơ ước của bạn từ bây giờ: Bạn sẵn sàng chưa? Bạn có tích cực nhìn vào chỗ đúng không? Bạn có biết cách giải quyết việc bị bác bỏ không?
Giáo dục và kinh tế
Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, có sáu việc làm mở ra “mức vào nghề” trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) cho mỗi một người tốt nghiệp STEM trong năm 2014. Nhưng trong năm năm tới, số việc làm trong STEM sẽ tăng trưởng quãng 20% nhưng số người tốt nghiệp đại học trong STEM sẽ chỉ tăng trưởng quãng 4% điều có nghĩa là việc thiếu hụt các kĩ năng STEM sẽ tiếp tục.
Kĩ năng tương lai, việc làm tương lai
Theo một báo cáo công nghiệp, năm năm tới sẽ là rất tốt cho sinh viên trong Công nghệ thông tin (CNTT) vì công nghiệp tiếp tục mở rộng với tăng trưởng việc làm nhiều trên khắp thế giới.
Ngôn ngữ lập trình
Một sinh viên hỏi: “Vì có nhiều ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ nào là tốt nhất và ngôn ngữ nào sẽ giúp cho em có được việc làm tốt? Xin thầy giúp.”
Câu hỏi duy nhất mà sinh viên cần trả lời
Một người quản lí thuê người có lần bảo tôi: “Chỉ có một câu hỏi mà mọi công ti muốn hỏi người tốt nghiệp đại học: “Tại sao chúng tôi phải thuê bạn?” Và nếu họ có thể trả lời nó một cách đúng đắn, họ sẽ có được việc làm. Tất nhiên, không ai sẽ hỏi họ “một cách trực tiếp” nhưng đó là “câu hỏi then chốt” đằng sau mọi câu hỏi phỏng vấn. Sinh viên không được chuẩn bị để trả lời cho câu hỏi này sẽ trượt cuộc phỏng vấn.”