08 Jul, 2021
Xây dựng công ti khởi nghiệp thành công
Có hai loại nhà doanh nghiệp phân biệt: Nhà doanh nghiệp truyền thống là những người bắt đầu công ti riêng của họ dựa trên kinh doanh hiện có như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, nhà may, nhà bán thực phẩm ở chợ v.v. Những doanh nghiệp này điển hình bị giới hạn bên trong một miền với tăng trưởng bị giới hạn. Các nhà doanh nghiệp công nghiệp là những người tạo ra công ti riêng của họ dựa trên tri thức phát kiến của họ và sản phẩm của họ có thể phá huỷ thị trường làm phát sinh tăng trưởng lớn bên ngoài miền địa phương. Những nhà doanh nghiệp truyền thống phụ thuộc vào thị trường địa phương để thành công và thuê một số giới hạn các nhân viên. Tương phản lại, các nhà doanh nghiệp công nghệ thay đổi thị trường, mở ra những ngành công nghiệp mới, và tăng trưởng lớn hơn với số nhân viên vô giới hạn.
Từ quan điểm kinh tế, các nước muốn thành công trong nền kinh tế toàn cầu hoá cần thúc đẩy các nhà doanh nghiệp công nghệ. Tăng trưởng của những công ti khởi nghiệp này có thể tạo ra nhiều việc làm và thịnh vượng hơn cho nền kinh tế. Ích lợi của khởi nghiệp đã được hiểu rõ nhưng mặc cho tính phổ biến và các nỗ lực, nhiều công ti khởi nghiệp vẫn thất bại. Hai mươi năm trước, khi tôi ở Trung Quốc, chính phủ đã cố gắng thúc đẩy việc phát triển các “miền nhà doanh nghiệp” hay Thung lũng Silicon của Trung Quốc ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Khi tôi ở Hàn Quốc, mọi người cũng nhắc tới việc phát triển “vùng công ti khởi nghiệp” ở Seoul nhưng ngày nay vẫn không có gì lớn lắm cả. Một giáo sư ở Thượng Hải giải thích: “Trong hàng nghìn công ti khởi nghiệp được tạo ra trong cả năm, phần lớn trong họ đều thất bại. Tất cả họ đều đã nhận hỗ trợ của chính phủ với khuyến khích thuế và không gian thuê văn phòng không mất tiền nhưng ít công ti thành công. Hai trong các lí do thông thường nhất cho thất bại là “Không đáp ứng nhu cầu thị trường” và người sáng lập “cạn tiền.” Những câu chuyện tương tự cũng được bạn tôi kể lại ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cả hai vấn đề này có thể được giải quyết bằng đào tạo khởi nghiệp phụ thêm vì các kĩ sư không thể phát triển được công ti khởi nghiệp thành công mà không có hướng dẫn đúng. Cách tốt nhất để tránh thất bại là bằng việc học từ những nhà doanh nghiệp khác, từ thành công và thất bại của họ, và chấp nhận những bài học này để làm tăng cơ hội thành công của họ. Nhiều nhà doanh nghiệp thường chia sẻ kinh nghiệm của họ hoặc trong các cuộc hội nghị công nghệ hay trực tuyến. Các kĩ sư nên tìm thông tin này để thấy câu trả lời xác định liên quan tới công ti khởi nghiệp của họ. Mặc cho việc có sẵn của thông tin này, nhiều người vẫn liên tục phạm phải những sai lầm tương tự trong khi bắt đầu công ti của họ. Trong môn khởi nghiệp của tôi, tôi thường mời các nhà doanh nghiệp thành công tới và chia sẻ những bài học của họ nơi sinh viên có thể hỏi một cách cởi mở những câu hỏi liên quan tới vấn đề của họ. Khi tôi nói chuyện với các nhà doanh nghiệp này, tôi học được từ những sai lầm của họ và tôi chấp nhận chúng vào trong tài liệu môn học của tôi. Tôi muốn các sinh viên của tôi học được từ khía cạnh thực hành, không từ lí thuyết vì tôi tin khởi nghiệp phải có tính thực hành. Có nhiều sách viết về khởi nghiệp, mỗi cuốn phản ánh cách nhìn của tác giả về cách làm nó thành công. Một số cuốn là tốt nhưng phần lớn có những giá trị nào đó mà chỉ có tác dụng vào thời gian và chỗ nào đó nhưng không đủ phổ quát để được áp dụng ở mọi nơi. Điều có tác dụng ở Mĩ có thể không có tác dụng ở Trung Quốc vì môi trường và văn hoá là khác chăng? Việc có các nhà doanh nghiệp địa phương thành công tới để chia sẻ kinh nghiệm là giải pháp tốt hơn nhiều.
Khi xây dựng công ti khởi nghiệp, các nhà doanh nghiệp phải tuân theo một qui trình xác định dựa trên các bài học rút ra. Bằng việc hiểu cách thức và tại sao công ti khởi nghiệp phải được xây dựng tương ứng theo một trật tự xác định, các nhà doanh nghiệp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề này tương ứng với qui trình này. Chẳng hạn một giải pháp công nghệ mà không có khách hàng là vô dụng. Thay vì hội tụ vào phát triển công nghệ trước, nhà doanh nghiệp phải hội tụ vào nhận diện và phát triển khách hàng để chắc bất kì cái gì họ làm sẽ đáp ứng cho nhu cầu này. Sau khi có sản phẩm, nhà doanh nghiệp phải hội tụ vào kiểu khách hàng xác định và làm cho nó tốt hơn đối thủ cạnh tranh để chắc rằng họ có thể thành công. Họ phải tự hỏi mình kiểu giá trị hay ích lợi nào mà họ cung cấp cho khách hàng như giảm chi phí, tăng lợi nhuận hay tăng sự thoả mãn của khách hàng. Họ phải có khả năng giải thích rõ ràng cách giá trị được sinh ra và tại sao nó khác biệt với bất kì cái gì khác trên thị trường. Tuyên bố giá trị hiệu quả sẽ đưa tới mối quan hệ giữa công ti khởi nghiệp và khách hàng và ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng.
Có tuyên bố giá trị rõ ràng là một trong những thách thức đầu tiên mà bất kì nhà doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết. Trong lớp của tôi, sinh viên không phát triển giải pháp chừng nào họ chưa nhận diện được các cơ hội và hiểu được vấn đề của khách hàng để chắc bất kì cái gì họ tạo ra cũng sẽ đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Họ phải kiểm nghiệm giải pháp của họ với khách hàng để chắc rằng bất kì cái gì họ làm cũng đều là điều khách hàng sẵn lòng mua trước khi họ thậm chí bắt đầu công ti khởi nghiệp của họ. Không nhận diện việc bạn có thể đem tới giá trị nào, bạn sẽ có khách hàng nào, bạn sẽ phục vụ cho thị trường nào mà mọi thứ chỉ là phỏng đoán thì đó là công thức cho thảm hoạ.
—English version—
Building a successful startup
There are two distinct categories of entrepreneur: Traditional entrepreneurs are people who start their own company based on existing business such as restaurant, retail, tailor, selling foods in market etc. These businesses are typically limited within a region with limited growth. The technology entrepreneurs are people who create their own company based on their innovative knowledge and their products can disrupt the market resulting in significant growth beyond the local region. The traditional entrepreneurs depend on the local market to succeed and often hire a limit numbers of employee. In contrast, the technology entrepreneurs change the market, open new industries, and grow bigger with unlimited number of employee.
From an economic view, countries that want to succeed in globalized economy need to promote technology entrepreneurs. The growth of these startups can create more jobs and prosperity to the economy. The benefits of entrepreneurship are well understood but despite the popularity and efforts, many startups still fail. Twenty years ago, when I was in China, the government already tried to promote the development of an “Entrepreneur regions” or China’s Silicon Valley in Shanghai and Beijing. When I was in S. Korea, people also mentioned about the development of a “Startup zones” in Seoul but today there are still nothing significant. A professor in Shanghai explained: “Of the thousands of startups that created throughout the year, most of them failed. They all have received government’s support with tax incentives and free renting office space but few succeed. The two most common reasons for failures are “Do not meet market need” and founders “Ran out of money.” Similar stories were also told by my friends in S. Korea and Japan.
Both of these issues can be solved with additional entrepreneurship trainings because engineers cannot develop startup successfully without proper guidance. The best way to avoid failures is by learning from other entrepreneurs, from their successes and failures, and adopting these lessons to increase their chances of success. Many entrepreneurs often share experiences either in technology conferences or on line. Engineers should seek out this information to find specific answers related to their startup. Despite the availability of this information, many people still go on to make similar mistakes while starting their company. In my entrepreneurship course, I often invite successful entrepreneurs to come and share their lessons where students can openly asking questions regarding their problems. When I talk to these entrepreneurs, I learn from their mistakes and I adopt them into my course materials. I want my students to learn from the practical aspect, not theoretical as I believe entrepreneurship should be practical. There are many books written about entrepreneurship, each reflect the author’s view on how to do it successfully. Some are good but most have certain values that only work at certain time and place but not universal enough to be applied everywhere. What work in the U.S may not work in China because the environment and culture are different? Having successful local entrepreneurs come to share experience is a much better solution.
When building startups, entrepreneurs should follow a specific process based of lessons learned. By understanding how and why a startup should be built according to a specific order, entrepreneurs can solve most of these problems according to the process. For example a technology solution without customers is useless. Instead of focus on developing technology first, entrepreneurs should focus on identify and develop customers to make sure whatever they do will meet the needs. After having product, entrepreneurs should focus on specific type of customer and do it better than competitors to make sure that they can succeed. They must ask themselves what type of value or benefit that they offer to customers such as reduce costs, increase profits, or increase customer satisfaction. They should be able to explain clearly how the value is generated and why it differs from anything else on the market. An effective value proposition should lead to a relationship between the startup and the customer and influence customer’s purchasing decisions.
Having a clear value proposition is one of the first challenges any entrepreneur must solve. In my class, students do not develop solution until they identify opportunities and understand customers’ problems to make sure whatever they create will meet market needs. They must validate their solution with customers to make sure that whatever they do is what customers are willing to buy before they even start their startup. Without identify what value you can bring, what customer you will have, what market you will serve but everything is just a guess than it is a formula for disaster.