Công ti khởi nghiệp và nền kinh tế
Công nghệ đang làm thay đổi mọi thứ nhưng với việc sinh sôi nảy nở của phương tiện xã hội, tính di động, tính toán mây, nó đang tăng tốc và nhiều thay đổi hơn sẽ xảy ra. Một nhà phân tích công nghiệp dự đoán rằng trong vòng năm năm nữa, công nghệ sẽ trở thành nguồn then chốt tạo ra nhiều công ti khởi nghiệp hơn nhưng cũng đe doạ nhiều doanh nghiệp đã thiết lập vững. Ông ấy viết: “Ngày nay công nghệ đã dịch chuyển từ chức năng hỗ trợ mà giúp cho công ti giảm chi phí, cải tiến chất lượng, và các hoạt động tự động hoá sang chức năng chiến lược tích hợp mọi thứ để làm tăng tính cạnh tranh và sinh lời cũng như giúp cho công ti mở rộng và tăng trưởng. Tuy nhiên nhiều công ti đã thiết lập lại quá chậm thay đổi vì người quản lí của họ không hiểu sự khẩn thiết; những người điều hành của họ không thể cung cấp được chỉ đạo cần thiết để duy trì doanh nghiệp cho nên điều đó mở ra cơ hội cho các công ti khởi nghiệp chiếm lấy thị trường.”
Chiến lược giáo dục của Đức
Tuần trước, tôi gặp Siegfried một giáo sư từ Đức tới, người muốn cộng tác với chương trình của tôi ở CMU. Ông ấy bảo tôi rằng muốn gửi vài sinh viên vào chương trình của tôi như một phần của việc học ở nước ngoài. Ông ấy nói: “Chính phủ Đức đang lập kế hoạch để gửi một nửa sinh viên đại học Đức ra nước ngoài như một phần của việc học tập của họ để cho họ có thể mở rộng cách nhìn của họ về thế giới, cách mọi thứ đang được dạy ở các nước khác, và cách doanh nghiệp đang được quản lí v.v. theo đó nó sẽ cho nước Đức một ưu thế cạnh tranh trong thế giới được toàn cầu hoá này.”
Bài giảng của khách mời
Để kích thích hoạt động học tập, mỗi tháng tôi lại mời một diễn giả công nghiệp tới cho bài giảng ở lớp tôi. Sinh viên bao giờ cũng háo hức nghe từ ai đó có kinh nghiệm và tri thức chuyên gia, dù họ là người quản lí công ti, chuyên viên trong khu vực kĩ thuật, hay ai đó vừa mới ra trường vài năm trước nhưng có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ.
Xung đột trong lập kế hoạch nghề nghiệp
Một sinh viên viết cho tôi: “Bố mẹ em muốn em học khoa học máy tính. Em không thích toán và máy tính nhưng muốn theo đuổi bằng cấp trong Quan hệ công chúng. Em không muốn làm cho bố mẹ em phật lòng nhưng em cũng không muốn học cái gì đó mà em không thích. Hiện thời em không biết phải làm gì. Xin thầy giúp cho.”
Kĩ nghệ phần mềm: cái nhìn của sinh viên
Zhang Kai Min là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm 2010 và hiện đang làm việc tại Apple. Tuần trước anh ấy quay lại trường để tuyển sinh viên và đã cho bài nói chuyện cho lớp Kĩ nghệ phần mềm của tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ấy:
Bản lộ trình nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm
Một người tốt nghiệp Khoa học máy tính viết cho tôi: “Em tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc như người phát triển ở một công ti phần mềm. Tại sao em vẫn cần bản kế hoạch nghề nghiệp sau khi có việc làm?”
Cuộc sống sau đại học
Theo một cuộc điều tra đại học mới, nhiều người tốt nghiệp đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường. Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi. Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Vị trí kĩ nghệ yêu cầu
Một sinh viên Kĩ nghệ phần mềm hỏi: “Em sẽ tốt nghiệp trong tháng bẩy tới. Em muốn làm việc như một kĩ sư yêu cầu hay người phân tích doanh nghiệp nhưng em không thấy mấy quảng cáo về những vị trí này. Cơ hội cho việc làm này là gì và làm sao em có được kiểu vị trí này? Xin thầy giúp cho.”
Tại sao dùng Học tích cực?
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi đọc blog của thầy về Học tích cực và ngưỡng mộ thầy vì việc đưa vào phương pháp dạy mới nhưng tôi không được thuyết phục rằng phương pháp này là tốt hơn phương pháp đọc bài giảng truyền thống. Tại sao chúng ta phải thay đổi cách chúng ta dạy khi sinh viên của chúng ta đang học tốt. Sao sinh viên phải tự họ làm mọi nhiệm vụ học tập khi họ có thể học tốt hơn từ các thầy?”
Công nghệ đeo được
Công nghệ đeo được nói tới một loại thiết bị công nghệ có thể được mọi người đeo trong mình vì nó sẽ theo dõi thông tin liên quan tới mạnh khoẻ, cường tráng và các hoạt động khác. Trong nhiều năm, công nghệ đeo được hầu hết ở trong pha phát triển nhưng trong vài năm qua, nó đã đạt tới điểm lây nhiễm và đã bùng nổ với nhiều công ti cung cấp các thiết bị này. Từ Fitbit, đai đeo tay của Nike cho tới Shine, đồng hồ đeo tay của Samsung và đai của Microsoft, thị trường này đầy những thiết bị công nghệ đeo được. Từ bộ theo dõi sự cường tráng, giám sát nhịp tim, việc tiêu thụ ca lo, huyết áp, tới các thiết bị giám sát con mới đẻ của bạn trong giường, và giữ dấu vết con bạn ở sân chơi, công nghệ đeo được đang tiến hoá nhanh và bắt đầu tác động tới nhiều thứ.
Phần mềm cho khách sạn
Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp với bằng cử nhân trong Quản lí khách sạn tháng bẩy vừa rồi những không thể tìm được việc làm. Tuần trước một khách sạn quốc tế lớn ở nước em có một vị trí mở ra nhưng yêu cầu tri thức trong phần mềm quản lí khách sạn. Em chưa bao giờ nghe nói tới “phần mềm cho khách sạn” và đào tạo của em không dạy cho em cái gì về phần mềm. Em quen thuộc với máy tính cá nhân và biết cách dùng phần mềm của Microsoft. Em thực sự cần việc làm này vì em tin rằng em đủ phẩm chất cho vị trí này ngoại trừ điều em không biết về phần mềm khách sạn. Xin thầy giúp cho.”
Nghề Trinh sát doanh nghiệp
Một sinh viên năm thứ hai viết cho tôi: “Em học Quản lí hệ thông tin và quan tâm tới khu vực trinh sát doanh nghiệp. Em cầm kĩ năng nào và triển vọng việc làm là gì cho nghề này? Xin thầy giúp cho.”
Một cuộc điều tra về nghề nghiệp CNTT
Đêm qua, tôi đọc một bài báo về cuộc điều tra thanh niên ở hai mươi hai nước, có cả Mĩ, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ v.v. Tác giả đã tiến hàng phỏng vấn 5,000 người giữa độ tuổi 15 tới 25 về giáo dục và khát vọng nghề nghiệp. Gần như tất cả họ đều nói rằng họ muốn có nghề, không chỉ là việc làm.
Thành công của Amazon
Tuần trước tôi đọc một bài báo ngắn của tác giả Vernon Gunnarson về công ti Amazon mà tôi muốn chia sẻ với các bạn.
Hướng dẫn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục
Quản lí nghề nghiệp là quá trình cả đời cần bắt đầu sớm nhất có thể được nhưng hiện thời phần lớn các trường không cung cấp hướng dẫn về quản lí nghề nghiệp. Với nhiều sinh viên, nghề nghiệp là cái gì đó được xét tới SAU KHI được tốt nghiệp, điều có thể giải thích tại sao có nhiều người tốt nghiệp không có việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là cái gì đó được dạy cho người bị thất nghiêp để tìm ra việc làm mà nên được dạy cho mọi sinh viên để làm quyết định đúng TRƯỚC KHI vào đại học. Mọi sinh viên đều phải tự hỏi bản thân mình về việc chọn lĩnh vực học tập nào? Môn học nào cần hội tụ vào? Họ nên vào đại học hay vào trường hướng nghề, hay chỉ đi làm? Đại học nào sẽ là tốt nhất cho nghề nghiệp của họ? Tất cả những chọn lựa này có hệ quả lớn lên tương lai của họ và nên được dạy sớm để giúp cho họ làm quyết định đúng.
Công nghệ trong công nghiệp ngân hàng
Ngày nay công nghệ có tác động chính lên công nghiệp ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng có thời cần có nhân viên giao dịch để giao tiền rút ra hay nhận tiền đặt vào bây giờ dùng máy ATM cho phép mọi người truy nhập vào tài khoảnh của họ 24 giờ một ngày. Với đặt tiền trực tiếp và thanh toán điện tử, ngân hàng cho phép mọi người và công ti chuyển tiền trực tiếp vào các tài khoản đa dạng với tốc độ Internet. Nhiều ngân hàng có dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho nên truy nhập vào tài khoản, hay bất kì giao tác nào cũng có thể được thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. Những qui trình tự động hoá này đã làm giảm nhu cầu về người, điều có nghĩa là chi phí ít hơn và lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.
Tại sao chúng em cần làm việc tổ?
Một sinh viên hỏi: “Tại sao chúng em cần làm việc tổ trong lớp? Em ưa thích tự mình làm việc vì em có thể làm tốt hơn khi làm việc với người khác. Em đã làm việc trong một dự án nơi các thành viên khác không làm công việc mà toàn phụ thuộc vào em làm mọi việc.”
Trường học cho thế kỉ 21
Một người quản trị nhà trường hỏi tôi: “Tôi muốn tạo ra một chương trình giáo dục ngoại lệ đáp ứng cho nhu cầu thế kỉ 21. Tôi muốn trường của tôi tạo ra cả người tốt nghiệp có kĩ năng kĩ thuật và nhà doanh nghiệp, người có thể bắt đầu công ti riêng của họ để giúp cải tiến nền kinh tế và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Thầy có gợi ý nào không?”
Kĩ nghệ phần mềm
Theo một báo cáo mới năm 2014, Kĩ nghệ phần mềm là một trong những việc làm tốt nhất trên thế giới ngày nay. Kĩ sư phần mềm được lương cao, ích lợi tốt chỉ với bốn năm đại học khi so sánh với bác sĩ y khoa người cần tám năm ở trường nhưng làm chỉ được hơn vài nghìn đô la.
Suy nghĩ của tôi về dạy
Khi tôi bắt đầu dạy 25 năm trước, tôi thường đọc bài giảng trong 45 tới 55 phút mỗi lớp cũng như các giáo sư của tôi đã làm khi dạy tôi. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng học cách dùng những câu hỏi và trả lời ngắn để giữ cho sinh viên khỏi rơi vào buồn ngủ. Cuối cùng khi tôi thu được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi đã đổi cách dạy của mình; thay vì đọc bài giảng từ sách giáo khoa, mỗi tuần tôi đem vào vài bài báo ngắn từ báo chí hay tạp chí kĩ thuật và bắt đầu thảo luận với sinh viên để giữ cho họ tham gia vào điều đang xảy ra trong công nghiệp. Tôi cũng hỏi sinh viên từng bài báo có thể giúp cho họ thế nào để áp dụng vào công việc tương lai của họ và họ cần gì để biết làm tốt. Điều này đặc biệt thành công cho môn học của tôi. Tôi cũng học cách cho những câu hỏi ngắn về tài liệu mà tôi đã không dạy để cho sinh viên cố gắng và hình dung ra cho họ một số nguyên lí về chủ đề. Quãng 15 năm trước, tôi biết về phương pháp Học tích cực và tôi đã dùng chúng kể từ đó.