12 Jul, 2021
Đối thoại ở Bắc Kinh
Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy môn “Khởi nghiệp và phát kiến” ở Trung Quốc, một giáo sư than: “Người tốt nghiệp ở nước chúng tôi có hơn triệu kĩ sư một năm. Trong mười năm qua, chính phủ chúng tôi đã đầu tư vài tỉ đô la vào các đại học. Chúng tôi có những phòng thí nghiệm hiện đại nhất tương tự như các phòng thí nghiệm tốt nhất trên thế giới. Nhưng mặc cho những nỗ lực này, chúng tôi đã không tạo ra được phát kiến lớn nào có thể nâng nền kinh tế của chúng tôi lên. Chúng tôi đã không tạo ra ai đó như Bill Gates hay Steve Jobs. Chúng tôi không biết tại sao phát kiến không xảy ra?”
Tôi giải thích: “Mặc dầu chính phủ các ông đã đầu tư nhiều tiền vào hệ thống giáo dục, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại nhưng những điều này không thể tạo ra phát kiến được. Phát kiến tới từ con người, người chuyên tâm để tạo ra những thứ mới. Nhưng điều này là không thể được trong một nước mà mọi người sao chép mọi thứ, làm các thứ giả, và đánh cắp công trình của người khác. Về căn bản những điều này ngăn cản mọi người phát kiến. Tại sao tạo ra cái gì đó phát kiến khi ai đó có thể sao chép công trình của bạn? Tại sao dành cả đời bạn để phát minh ra cái gì đó nhưng người khác có thể đánh cắp nó? Ông có thể thấy những bằng chứng này ở mọi nơi, từ đồng hồ Rolex giả, túi Gucci, tới điện thoại thông minh, và ô tô.”
Bạn tôi không hài lòng lắm nhưng thừa nhận: “Vâng, đúng là nhiều người sao chép và đánh cắp công nghệ từ người nhưng vì họ không thể phát kiến được …”
Tôi bảo ông ấy: “Nhưng đó không phải là cái cớ. Về mặt lịch sử, người Trung Quốc có tính phát kiến, họ đã phát minh ra nhiều thứ trong quá khứ nhưng trong vài thập kỉ qua họ đã thay đổi. Thay vì tạo ra các thứ, họ sao chép các thứ, làm đồ giả và những việc vô đạo đức này là chấp nhận được cho xã hội. Nó không có nghĩa là họ không thể phát kiến được vì tôi đã dạy các sinh viên Trung Quốc ở CMU, nhiều người đã tạo ra những phát kiến kì diệu. Một số trở thành người sáng lập các công ti ở Thung lũng Silicon. Họ đã làm tốt vì họ được lợi từ hệ thống giáo dục thúc đẩy tư duy phê phán và giải quyết vấn đề. Để khuyến khích các công ti khởi nghiệp và phát kiến, ông phải bắt đầu với hệ thống giáo dục. Ông không thể bơm tiền vào hệ thống cổ lỗ và hi vọng rằng nó sẽ thay đổi. Ông không thể mua trang thiết bị hiện đại cho phòng thí nghiệm và tự hào rằng chúng là tốt nhất. Tiền và máy móc không thúc đẩy phát kiến, mà con người mới thúc đẩy. Thay vì chi tiền vào những thứ vật chất, ông nên đầu tư vào con người. Hệ thống giáo dục cổ lỗ không thể tạo ra được con người sáng tạo nếu việc đào tạo vẫn dựa trên ghi nhớ va qua được kì thi.”
Ông ấy ngần ngại rồi đồng ý: “Ông có thể đúng, vậy chúng tôi có thể làm gì tốt hơn không?”
Tôi giải thích: “Theo ý kiến của tôi, để khuyến khích phát kiến, ông phải bắt đầu với đào tạo thầy giáo. Thay vì đầu tư tiền vào các phòng thí nghiệm mới; ông nên đầu tư vào thầy giáo bằng việc nâng lương của họ để cho họ có thể chuyên tâm cải tiến việc dạy trên lớp. Cải tiến phải bắt đầu với con người, những người có vai trò quan trọng nhất trong giáo dục: thầy giáo. Ông không thể có được người giỏi nhất làm việc như thầy giáo nếu lương là thấp. Không có thầy giỏi nhất để hướng dẫn học sinh, phòng thí nghiệm hiện đại và trang bị tốt nhất chẳng là gì và phát kiến sẽ không bao giờ xảy ra. Để cải tiến hệ thống giáo dục, một số phương pháp dạy cũng phải thay đổi để điều chỉnh theo thế hệ sinh viên trẻ hơn những người lớn lên cùng công nghệ. Việc ghi nhớ sự kiện để qua kì thi là thứ của quá khứ rồi và phải bị thay thế bởi việc học tích cực nơi sinh viên được dạy về các năng lực, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề. Không có những kĩ năng này, sẽ khó thúc đẩy phát kiến để cải tiến nền kinh tế.”
Ông ấy dường như thích điều đó: “Điều đó hợp lí. Ông có thể gợi ý cái gì khác nữa không?”
Tôi giải thích: “Ngày nay phần lớn các lớp khởi nghiệp đều được dạy trong chương trình quản trị kinh doanh. Theo ý kiến tôi để thúc đẩy phát kiến, chương trình khởi nghiệp nên được dạy trong chương trình kĩ thuật. Chương trình này có thể dạy các khái niệm doanh nghiệp cơ bản cho sinh viên kĩ nghệ và khoa học nơi các giảng viên khách mời là các nhà doanh nghiệp thực. Các nhà doanh nghiệp tương lai nên học từ các nhà doanh nghiệp thành công. Họ cũng nên học về các công nghệ mới và xu hướng đang nổi lên để cho họ biết tương lai có thể là cái gì. Có lẽ cách hiệu quả nhất để khuyến khích sinh viên kĩ thuật bắt đầu công ti riêng của họ là cung cấp chương trình bằng cấp đặc biệt hội tụ vào phát kiến và khởi nghiệp được dạy bởi các nhà doanh nghiệp thành công vì chương trình hàn lâm truyền thống có thể không hiệu quả.”
Tôi tiếp tục: “Vấn đề khác cần được giải quyết là ngăn cản sao chép và đánh cắp công trình của người khác. Điều đó có nghĩa là trong các môn công nghệ và doanh nghiệp, chương trình cũng phải có môn học về đạo đức. Nếu nhà doanh nghiệp sợ các phát kiến của họ bị người khác đánh cắp thì họ có thể bắt đầu công ti phát kiến của họ ở chỗ nào đó khác nơi họ có thể được bảo vệ. Đó là lí do tại sao nhiều người giỏi nhất của các ông đã di cư sang Mĩ và xây dựng công ti của họ ở Thung lũng Silicon. Cho dù với hàng triệu kĩ sư và nhà khoa học tốt nghiệp mỗi năm nhưng không có việc làm thích hợp để hỗ trợ họ, nhiều người phải làm việc trong các việc làm mà thậm chí không yêu cầu giáo dục đại học và các ông đang phung phí tài năng con người. Để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và giải quyết thất nghiệp, nước các ông cần khuyến khích người trẻ trở thành nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti riêng của họ. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục của các ông phải thay đổi và nó nên bắt đầu với đầu tư vào thầy giáo và phương pháp dạy.”
—English version—
A conversation in Beijing
Last summer when I taught the course “Startups and Innovations” in China, a professor lamented: “Our country graduates more than a million engineering a year. In the past ten years, our government had invested several billions of dollars in universities. We have the most modern research laboratories that are similar to the best laboratories in the world. But despite of these efforts, we have not produced any significant innovation that can lift our economy up. We have not produced someone like Bill Gates or Steve Jobs. We do not know why innovation is not happening?
I explained: “Although your governments have invested a lot of money into the education system, build modern laboratories but these cannot produce innovation. Innovation comes from people who are dedicating themselves to create new things. But this is impossible in a country where people copy things, make fake things, and steal other peoples’ works. Basically these things prevent people to innovate. Why create something innovate when someone can duplicate your works? Why spend your life to invent something but others can steal it? You can see these evidences everywhere, from fake Rolex watches, Gucci bags, to smartphones, and automobiles.”
My friend was not happy but admitted: “Yes, it is true that many people copy and stole technologies from others but because they cannot innovate…”
I told him: “But it is not an excuse. Historically, Chinese are innovative, they invent a lot of things in the past but in the past few decades they changed. Instead of created things, they copied things, made fake things and these unethical were acceptable by the society. It does not means they cannot innovate because I taught Chinese students at CMU, many have created wonderful innovations. Some became founders of companies in Silicon Valley. They did well because they benefited from an education system that promotes critical thinking and problem solving. To encourage start-ups and innovations, you must begin with the education system. You cannot pump money into an archaic system and hope that it will change. You cannot buy modern equipments to laboratories and be proud that they are the best. Money and machinery do not foster innovations, but people do. Instead spending money on material things, you should invest in people. An archaic education system cannot produce creative people if the training is still based on memorization and passing exams.”
He hesitated then agreed: “You may be right, so what can we do better?”
I explained: “In my opinion, to encourage innovations, you must start with the training of teachers. Instead of invest money in new laboratories; you should invest in teachers by raising their salary so they can dedicate to improve classroom’s teaching. Improvement must start with the people who have the most important role in education: teachers. You cannot get the best people to work as teachers if the salary is low. Without the best teachers to guide students, modern laboratories and best equipments are nothing and innovation will never happen. To improve education system, some teaching methods must also change to adjust to younger generation of students who grow up with technology. The memorization of facts to pass exams is things of the past and must be replaced by active learning where students are taught about competencies, critical thinking and problem solving. Without these skills, it would be difficult to promote innovations to improve the economy.”
He seemed to like it: “That is reasonable. What else could you suggest?”
I explained: “Today most entrepreneurship classes are taught in business administration programs. In my opinion to foster innovations, entrepreneurship programs should be taught in technical programs. This program could teach basic business concepts to engineering and science students where invited guest lecturers are real entrepreneurs. Future entrepreneurs should learn from successful entrepreneurs. They should also learn about new technologies and emerging trends so they know what the future could be. Perhaps the most effective way to encourage technical students to start their own company is to offer specific degree programs focused on innovation and entrepreneurship taught by successful entrepreneurs because traditional academic programs may not be effective.”
I continued: “Another problem that needs to be solved is to prevent the copying and stealing of other peoples’ works. That means among technology and business courses, the program should also have a course in ethics. If entrepreneurs are afraid of having their innovations stolen by others then they may start their innovative company elsewhere where they can be protected. That is why many of your best people immigrated to the U.S. and built their company in Silicon Valley. Even with million engineers and scientists graduate each year but without adequate jobs to support them, many have to work in jobs that do not even require a college education and you are wasting human talents. To encourage economic growth and solve unemployment, your country needs to encourage young people to become entrepreneurs and start their own company. That means your education system must change and it should begin with the investment in teachers and the teaching method.”