Cảm giác lạc lõng ở đại học
Khi sinh viên vào đại học, tất cả họ đều có hi vọng cao. Thời gian ở đại học có lẽ là lí thú nhất trong đời họ với bạn mới, giáo sư mới, những điều mới để học và kĩ năng mới để phát triển. Tuy nhiên sau một hay hai năm, một số sinh viên cảm thấy cảm giác lạc lõng, mất phương hướng và động cơ. Một số thậm chỉ còn hỏi liệu vào đại học có là quyết định đúng không và số ít thậm chí còn xem xét bỏ học.
Dạy khái niệm mới
Tuần trước, một thầy giáo trẻ nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao nhiều sinh viên gặp khó khăn với những khái niệm cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm và cây nhị phân. Tôi dành ra hai tuần dạy họ nhưng phần lớn vẫn không hiểu nó. Thật là thất vọng.”
Tại sao chúng ta cần phương pháp học tích cực?
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới khác với thế giới nơi chúng ta đã tới trường nhiều năm trước. Nhiều điều thường đã có tác dụng trong quá khứ thì không còn có tác dụng ngày nay. Thay đổi xảy ra ở mọi nơi và tác động tới mọi thứ cho nên cách chúng ta dạy cũng cần thay đổi. Ngày nay phương pháp học tích cực đang được dùng ở nhiều trường Mĩ và bắt đầu lan rộng sang các nước khác nhưng một số thầy giáo vẫn còn ngần ngại vì họ không thoải mái với ý tưởng rằng sinh viên là “người học tích cực” và chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ.
Học tích cực
Trong lớp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại thông minh trong bài giảng và thảo luận trên lớp. Tôi để cho sinh viên biết rằng mọi thứ tôi chiếu trên lớp là sẵn có trực tuyến mà họ có thể tải xuống trước khi lên lớp. Không cần ghi chép nhưng điều quan trọng với họ là chú ý và tham gia vào trong thảo luận. Tôi bảo họ rằng họ không thể nghe bài giảng và đồng thời nhận và gửi tin nhắn cho bạn gái hay bạn trai của họ trên điện thoại thông minh của họ. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop hay điện thoại thông minh đồng thời. Vì khó thuyết phục được họ do một số sinh viên tin rằng họ có thể làm cả hai việc được cho nên tuần trước, tôi cho lớp cái gì đó để chứng minh quan điểm của tôi.
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi có vấn đề với việc dạy dùng cách làm việc tổ. Phần lớn sinh viên của tôi không thích làm việc tổ. Trong lớp tôi có một số sinh viên làm việc cần cù và một số không làm việc gì mấy mà để cho người khác làm cho họ. Một số sinh viên không hoà hợp được với người khác cho nên làm việc tổ có nhiều tranh biện và ít việc học. Một số thành viên tổ thậm chí không có mặt trong cuộc họp của tổ hay không đóng góp gì cho tổ. Đây là vấn đề chung với các thầy cô khác nữa và một số người thậm chí còn bỏ việc đó. Tôi không biết phải làm gì. Xin thầy giúp cho.”
Cách động viên sinh viên
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Dễ nói chuyện về động viên sinh viên. Tôi đã thử động viên sinh viên của tôi nhưng họ dường như không muốn học cái gì. Một số sinh viên bảo tôi rằng mọi điều họ muốn là qua được lớp của tôi và có được bằng cấp. Tôi không biết phải làm gì. Xin thầy giúp.”
Bằng cấp ở trường Mĩ
Một sinh viên viết cho tôi: “Em vừa mới tốt nghiệp trung học và lập kế hoạch đi Mĩ học nhưng có nhiều trường thế với các bằng cấp khác nhau. Em bị lẫn lộn về các kiểu tuỳ chọn bằng cấp và thời gian cần để hoàn thành nó. Xin thầy giúp.”
Xu hướng tính toán mây
Ngày nay việc dùng tính toán mây đang tăng lên nhanh chóng với nhiều công ti thích nghi nó như cách mới để giảm chi phí công nghệ thông tin (CNTT). Theo một cuộc điều tra công nghiệp mới, nó cũng tác động lên khu vực công nghiệp khoán ngoài với 25-32% thương vụ khoán ngoài trong năm 2013-2014 liên quan tới chuyển sang mây. Tính toán mây nói tới việc cất giữ, truy nhập dữ liệu và chương trình qua mạng (tức là, internet), thay vì mua kết cấu nền như máy phục vụ và ổ đĩa cứng, các công ti có thể thuê chúng qua các nhà cung cấp dịch vụ khoán ngoài. Việc dùng mây giúp cho giảm chi phí vốn của việc thiết đặt máy tính, dịch vụ và các trang thiết bị máy móc khác.
Phát triển thói quen học tập
Phần lớn sinh viên bắt đầu năm học thứ nhất của họ ở đại học với cả lạc quan và sợ hãi. Một số người nghĩ họ có thể học tốt vì họ đã thành công ở trung học và đã qua được kì thi vào đại học. Một số cảm thấy không thoải mái với môi trường mới và sợ rằng họ có thể không có khả năng đáp ứng mong đợi của bố mẹ họ. Năm thứ nhất ở đại học bao giờ cũng là thách thức với sinh viên với nhiều thứ thế, nhiều hoạt động thế, nhiều bạn mới thế, và nhiều tài liệu đọc thế. Tuy nhiên phần lớn sinh viên đã không có khả năng thay đổi thói quen học tập từ trung học của họ và chưa biết cách học ở đại học.
Cải thiện việc dự lớp của sinh viên
Một giáo sư trẻ viết cho tôi: “Tôi có vấn đề với việc dự lớp của sinh viên trong lớp của tôi. Một số em thường tới trễ và một số bỏ lớp thường xuyên. Tôi có thể làm gì để cải thiện sự tham dự của các em? Vài giáo sư trong đại học của tôi bảo bỏ qua họ vì việc của tôi là dạy, dù sinh viên có tới lớp hay không, đó là vấn đề của họ, không phải của tôi. Là giáo sư tôi có chăm nom tới sinh viên của tôi nhưng không biết làm gì. Xin thầy giúp cho.”
Làm sao có việc làm tốt?
Theo một báo cáo công nghiệp 2013, tương lai cho người tốt nghiệp đại học trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là rất sáng sủa vì họ sẽ có những cơ hội việc làm gấp đôi gấp ba những người tốt nghiệp phi -STEM và họ sẽ làm quãng một phần ba số tiền hơn. Tất nhiên một bằng đại học trong các lĩnh vực STEM không có nghĩa là bạn sẽ tự động có được việc làm tốt trừ phi bạn có tri thức và kĩ năng. Vậy nên sinh viên sắp vào đại học phải làm gì để cải tiến cơ hội của họ có được việc làm tốt khi tốt nghiệp?
Tương lai là trong Big Data
Với việc dùng ào ạt công nghệ thông tin như máy tính bảng, điện thoại thông minh, kinh doanh trực tuyến, và luồng video v.v toàn thế giới bây giờ được biến đổi bởi dữ liệu, cả có cấu trúc và phi cấu trúc, hay trong thuật ngữ đơn giản: “Big data.” Thu thập, khai phá, phân tích và dùng những dữ liệu như vậy có ưu thế khổng lồ cho các doanh nghiệp để có cái nhìn sâu vào hành vi khách hàng và xu hướng thị trường. Biết cách dùng nó, big data có thể giúp các doanh nghiệp có được những phân tích chính xác về xu hướng thị trường cũng như thông tin có giá trị cho việc làm quyết định tốt hơn. Hiểu công ti vận hành tốt thế nào bằng việc dùng big data có thể dẫn tới hiệu quả nhiều hơn, giảm chi phí, ít rủi ro, chuyển giao nhanh hơn và lợi nhuận cao hơn.
Triệu chứng “Biết rồi”
Bạn đã từng gợi ý cái gì đó cho người lãnh đạo của bạn nhưng được trả lại bằng một câu: “Biết rồi.” Nhiều người lãnh đạo công ti quá bận rộn không học được những điều mới nhưng họ không muốn thừa nhận điều đó cho nên họ thường nói “Biết rồi” để tránh nói về cái gì đó họ KHÔNG biết. Tuy nhiên những người lãnh đạo công ti mà muốn vẫn còn hiệu quả trong việc lãnh đạo của họ phải liên tục học bằng việc lắng nghe nhiều hơn những người của họ.
Cải tiến việc học của sinh viên
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình liệu sinh viên của bạn có học được cái gì đó từ tài liệu môn học của bạn không? Bạn đã bao giờ hỏi sinh viên của bạn liệu họ nghĩ tài liệu bạn dạy trong lớp là có liên quan tới họ không? Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng có vênh giữa điều bạn dạy và điều sinh viên của bạn muốn học không? Sự kiện là sinh viên sẽ chăm chú hơn tới lớp của bạn nếu họ nghĩ chúng có liên quan tới mối quan tâm của họ. Nhưng sự kiện là các giáo sư thường nghĩ điều sinh viên cần biết dựa trên tri thức và niềm tin riêng của họ và đó là lí do tại sao việc vênh xảy ra.
Việc làm công nghệ
Tháng này, nhiều người tốt nghiệp trung học vào đại học. Nhiều người hi vọng rằng có tấm bằng sẽ cho họ việc làm tốt nhưng bao nhiêu người trong số họ biết rằng bằng đại học KHÔNG đảm bảo cái gì trừ phi người tốt nghiệp có tri thức và kĩ năng mà thị trường việc làm cần. Sinh viên và gia đình họ phải hiểu rằng giáo dục đại học là đầu tư chính và họ phải nghiên cứu cẩn thận để chọn trường đúng, và lĩnh vực học tập đúng, để đảm bảo rằng đầu tư của họ vào tương lai là tốt.
Ngày nay
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới được dẫn lái bởi công nghệ và khi công nghệ thay đổi, nhiều thứ cũng sẽ thay đổi. Không thích nghi được với thay đổi sẽ có hiệu quả phá huỷ cho công ti. Nếu bạn nhìn vào 100 công ti thành công nhất trong các năm 1940 tới 1950, chỉ 7 công ti trong số chúng vẫn tồn tại tới ngày nay. Điều gì đã xảy ra cho 93 công ti kia? Họ đã phá sản. Tại sao các công ti thành công lại phá sản? Họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi vì họ đã dùng phương pháp quản lí cổ khi thế giới đã thay đổi.
Cơ hội ứng dụng di động
Theo một báo cáo công nghiệp, đến 2016 sẽ có 10 tỉ thiết bị di động trên khắp thế giới nhiều hơn số người trên trái đất. Đến lúc đó, phần lớn các mạng sẽ mang quãng 130 exabytes dữ liệu một năm (1 exabyte = 1 tỉ gigabytes). Điều này sẽ tạo ra vấn đề lớn cho các công ti viễn thông phải giải quyết nhu cầu cao thế vì lưu thông dữ liệu di động sẽ tiếp tục tăng lên khi mọi người dùng nhiều máy tính bảng và điện thoại thông minh cho mọi thứ.
Đối thoại ở Thâm Quyến
Nhiều năm trước khi tôi lần đầu tiên dạy Kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc, một giáo sư kinh tế nói với tôi về “khu chế tạo” nơi hàng trăm cơ xưởng vận hành. Ông ấy nói: “Nền kinh tế của chúng tôi đang bùng nở vì chúng tôi có lực lượng lao động lớn nhất và chi phí thấp nhất trên thế giới. Mục đích của chúng tôi là trung tâm chế tạo của thế giới.” Tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nhu cầu về công nhân lao động thêm nữa?” Ông ấy cười: “Cơ xưởng bao giờ cũng cần công nhân lao động, cái gì khác có thể xảy ra được?”
Phương pháp giảng dạy
Một thầy giáo viết cho tôi: “Chúng tôi đã dùng phương pháp đọc bài giảng trong nhiều năm và nó có tác dụng. Tại sao chúng tôi cần đổi sang phương pháp dạy khác và làm sinh viên hoang mang?”
Lập trình di động
Một sinh viên Khoa học máy tính viết cho tôi: “Theo blog của thầy, lập trình di động là tương lai nhưng trường em không dạy lập trình di động. Em có thể học kĩ năng này ở đâu? Em cần có việc làm khi em tốt nghiệp. Xin thầy giúp.”