Đối thoại với một giáo sư trẻ
Sau bẩy năm làm việc cần cù, Susan đã hoàn thành bằng tiến sĩ của cô ấy và kiếm được việc giảng dạy ở một đại học khác. Cô ấy tới gặp tôi để nói lời tạm biệt. Cô ấy nói: “Em thực sự đánh giá cao sự giúp đỡ của thầy trong những năm qua, em vẫn nhớ điều thầy đã nói khi em lần đầu tiên vào chương trình “Là giáo sư đại học là làm ra khác biệt trong cuộc sống của sinh viên và của thế giới” cho nên trước khi ra đi, em muốn hỏi liệu thầy có lời khuyên nào cho một giáo sư mới như em không?”
“Tạo hình” sinh viên đại học
Điều khó nhất trong dạy đại học là dạy sinh viên năm thứ nhất. Đây có lẽ là “thời gian thách thức” nhất đối với bất kì giáo sư nào bởi vì sinh viên mới cần nhiều hướng dẫn để xây dựng thói quen học tập tốt. Điều này cũng là cơ hội để “tạo hình” qui trình học tập của họ bởi vì nếu họ phát triển kĩ năng học tập tốt BÂY GIỜ, nó sẽ còn với họ trong thời gian còn lại của họ ở đại học và bên ngoài đại học.
Bố mẹ và con cái
Nhiều bố mẹ nói với tôi rằng họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp hiện thời trong sinh viên tốt nghiệp đại học và hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con họ tốt nghiệp từ đại học. Tất nhiên, không ai có thể tiên đoán được thị trường việc làm tương lai bởi vì nhiều thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Điều duy nhất tôi có thể khuyên họ là họ phải nhìn ra bên ngoài tình huống hiện thời hướng tới tương lai tốt hơn bởi vì có giáo dục tốt vẫn là đầu tư tốt nhất mà họ có thể làm ngày nay. Tuy nhiên, giống như bất kì đầu tư nào, họ phải lập kế hoạch, kiểm điểm và giám sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng điều đó đang tiến tới kết quả mong đợi.
Đổi việc làm
Một người quản lí phần mềm viết cho tôi: “Không có trung thành trong những người phát triển phần mềm. Tôi thuê họ từ đại học, cung cấp cho họ đào tạo nhưng sau một năm, tất cả họ đều bỏ đi để làm việc cho công ti khác. Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Mọi lần tôi thuê họ, đào tạo họ, rồi họ lại bỏ đi. Ngày nay tôi không muốn thuê sinh viên tốt nghiệp đại học nữa. Tại sao người phát triển phần mềm đổi việc làm thường xuyên?”
Quản lí toàn cầu
Với toàn cầu hoá, các công ti đang mở văn phòng trên khắp thế giới để tận dụng ưu thế của công nhân có kĩ năng và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, mở văn phòng ở nước ngoài là dễ dàng, quản lí nó một cách hiệu quả và hiệu lực là khó hơn rất nhiều. Đây là thách thức chính mà mọi công ti toàn cầu đang đối diện bởi vì quản lí người từ các văn hoá khác, nói các ngôn ngữ khác, có các mức kĩ năng giáo dục khác là cái gì đó ít người biết tới bây giờ. Khi công ti chuyển từ quốc gia sang toàn cầu với các văn phòng và tiện nghi chế tạo trên khắp thế giới, “quản lí người toàn cầu” đang trở thành kĩ năng mấu chốt có nhu cầu rất cao.
Lập kế hoạch tương lai của bạn
Với hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp từ các đại học hàng năm và đi tìm việc, sinh viên cần được chuẩn bị sớm nhất có thể được để là ứng cử viên tốt nhất cho việc làm. Về mặt truyền thống, nhiều sinh viên bắt đầu tìm việc làm trong năm cuối đại học hay vào lúc tốt nghiệp. Đó là sai lầm lớn, bởi vì lúc đó quá muộn. Sinh viên phải học chuẩn bị nghề nghiệp của họ sớm ngay từ năm thứ hai hay thứ ba để cho họ ưu thế nào đó khi tốt nghiệp.
Đối thoại với một người bạn
Tuần trước tôi có một cuộc đối thoại với một người bạn. Anh ấy nói: “Toàn cầu hoá là nền kinh tế mới của thế kỉ này vì nó làm thay đổi cách các nước và công ti làm kinh doanh. Tại sao thuê một người phát triển phần mềm ở Mĩ với giá $100,000 một năm trong khi bạn có thể thuê một người phát triển Ấn Độ với $30.000. Tại sao làm xe hơi ở châu Âu với chi phí $13,000 một xe khi bạn có thể làm điều đó ở Trung Quốc với chi phí $6,000. Toàn cầu hoá hạ thấp giá, cung cấp sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn. Điều đó là tốt cho người tiêu thụ. Điều đó là tốt cho các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á nhưng KHÔNG tốt cho các nước có chi phí cao hơn như Mĩ và châu Âu. Tuy nhiên, nó giúp làm cân bằng sức mạnh kinh tế giữa các nước.”
Kĩ năng mềm
Một sinh viên hỏi tôi trong một email: “Có bao nhiêu “kĩ năng mềm” và làm sao em phát triển được chúng? Kĩ năng nào là quan trọng nhất cho người phát triển phần mềm? Có các trường dạy kĩ năng mềm hay có bằng cấp về kĩ năng mềm không? Xin thầy cho lời khuyên.”
Tìm việc làm
Với kinh tế toàn cầu vẫn còn phục hồi chậm, sinh viên tốt nghiệp trong vài năm qua nhưng không thể tìm được việc làm bắt đầu cảm thấy thất vọng. Khi thời gian trôi qua, thời gian không việc làm trở nên càng dài hơn, cơ hội kiếm việc trở nên rất có thể càng ít đi, nhiều sinh viên cảm thấy thất vọng và không biết phải làm gì. Vấn đề này xảy ra ở mọi nước, từ Mĩ, châu Âu tới châu Á khi cơ hội tìm được việc làm trong một số lĩnh vực đang ngày càng kém đi cho sinh viên tốt nghiệp vì họ phải cạnh tranh với hành triệu người có kinh nghiệm “đang không có việc” và cũng đi tìm việc làm.
Cuộc sống đại học
Một sinh viên năm thứ nhất đã viết cho tôi: “Em rất quan tâm tới chương trình kĩ nghệ phần mềm CMU nhưng bạn em bảo em rằng nó khó lắm. Nhiều người đã học nó phải chuyển sang chương trình khác dễ hơn. Thầy nghĩ thế nào? Xin thầy lời khuyên.”
Việc nóng, lương cao
Không có gì ngạc nhiên với những người đã tham gia vào chương trình kĩ nghệ phần mềm ở đại học Carnegie Mellon (CMU) rằng việc làm của kiến trúc sư phần mềm được xếp hạng là việc tốt nhất ở Mĩ.
Nghề nghiệp của người kĩ sư phần mềm thành công
Ray Brooke là cựu sinh viên và người chủ thành công của một công ti phần mềm lớn. Theo gợi ý của tôi, anh ấy đồng ý chia sẻ nghề nghiệp của mình như người kĩ sư phần mềm với sinh viên tại CMU.
Phía doanh nghiệp của phần mềm
Ray Brooke là một trong các sinh viên của tôi đã tốt nghiệp từ Carnegie Mellon mười sáu năm trước. Hôm nay anh ta sở hữu một công ti phần mềm lớn với trên 15,000 người và nhiều văn phòng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, và Philippines. Tuần trước, anh ta trở lại CMU để có bài nói chuyện với câu lạc bộ cựu sinh viên trường cho nên chúng tôi quyết định đi ăn trưa cùng nhau. Bữa ăn trưa nhanh chóng trở thành cuộc đối thoại về xu hướng hiện thời bên trong công nghiệp phần mềm và tôi hỏi anh ta làm sao sinh viên có thể theo được dấu chân anh ấy nếu họ muốn bắt đầu công ti. Ray cho lời khuyên đơn giản: “Bảo họ hội tụ vào phía doanh nghiệp của phần mềm.”
Làm việc nhóm và làm việc tổ
Làm việc tổ là cái gì đó nhiều người nói tới nhưng rất khó đạt tới trong dự án phần mềm. Lí do mà mọi người không làm việc tốt trong tổ vì khác biệt trong ý kiến và mục đích. Tôi đã thấy nhiều thành viên tổ đấu tranh chống lại nhau vì họ bảo vệ ý kiến riêng của họ hay tin rằng họ là đúng và mọi người khác là sai.
Học ở Mĩ
Hôm qua, một học sinh viết cho tôi: “Em muốn lấy bằng thạc sĩ ở Mĩ, và em thấy nhiều trường trực tuyến và đại học học theo thư cung cấp các bằng cấp và cho phép em vẫn ở nước mình mà học được. Điều đó là có thể được không? Thầy nghĩ thế nào? Xin thầy lời khuyên.”
Vấn đề với cách tiếp cận Agile
Một người phát triển phần mềm hỏi tôi: “Người quản lí của tôi nói rằng hoạt động chính của Agile chỉ là viết mã và kiểm thử. Bạn không cần tài liệu cho nên chúng tôi có thể hoàn thanh nhanh và đó là lí do tại sao cái tên “Agile – mau lẹ” tới. Điều đó có đúng không?”
Lời khuyên về giáo dục 2011
Theo một nghiên cứu toàn cầu mới, năm nay các công ti sẽ thuê nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học hơn năm ngoái nhưng chỉ với những bằng cấp nào đó. Khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, y học và chăm sóc sức khoẻ là NÓNG.
Chương trình bằng cấp chuyên sâu
Có vài lí do mà sinh viên muốn tiếp tục theo đuổi các bằng cấp chuyên sâu như Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Nhiều người muốn chuyên sâu tri thức của họ và đẩy mạnh giáo dục của họ nhưng một số người không biết làm cái gì, cho nên họ quyết định ở lại trường. Có vài người không thể tìm được việc làm hay không sẵn sàng đi làm cho nên họ ở lại trường. Đây KHÔNG phải là lí do tốt. Các bằng cấp chuyên sâu như thạc sĩ hay tiến sĩ là quyết định bạn phải đưa ra một cách rất nghiêm túc. Đó là đầu tư chính về tiền bạc, nỗ lực và thời gian của đời bạn cho việc đẩy mạnh giáo dục của bạn.
Công nhân có kĩ năng cho công việc dự án
Mục tiêu then chốt của mọi dự án phần mềm là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều khách hàng muốn là tổ dự án chuyển giao sản phẩm tương ứng theo lịch biểu, trong chi phí, và có chất lượng cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với nhiều người quản lí dự án là lịch biểu dự án.
Phát triển phần mềm Agile
Agile là cách tiếp cận phát triển phần mềm trong đó tổ xây dựng phần mềm trong vài lần lặp ngắn, thay vì mọi thứ đi từ bắt đầu tới kết thúc. Agile cung cấp ích lợi như linh hoạt, dễ thay đổi, chất lượng tốt, ít rủi ro và thoả mãn khách hàng tốt hơn nhưng có “tiền điều kiện” mà tổ chức phải có để đạt tới những ích lợi này.