Ray Brooke là một trong các sinh viên của tôi đã tốt nghiệp từ Carnegie Mellon mười sáu năm trước. Hôm nay anh ta sở hữu một công ti phần mềm lớn với trên 15,000 người và nhiều văn phòng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, và Philippines. Tuần trước, anh ta trở lại CMU để có bài nói chuyện với câu lạc bộ cựu sinh viên trường cho nên chúng tôi quyết định đi ăn trưa cùng nhau. Bữa ăn trưa nhanh chóng trở thành cuộc đối thoại về xu hướng hiện thời bên trong công nghiệp phần mềm và tôi hỏi anh ta làm sao sinh viên có thể theo được dấu chân anh ấy nếu họ muốn bắt đầu công ti. Ray cho lời khuyên đơn giản: “Bảo họ hội tụ vào phía doanh nghiệp của phần mềm.”

Anh ta giải thích: “Kĩ năng doanh nghiệp là quan trọng nhất trong công nghiệp phần mềm ngày nay nhưng sinh viên tốt nghiệp trong khu vực kĩ thuật chỉ muốn làm việc trên các dự án kĩ thuật. Nếu họ được đào tạo trong thiết kế, viết mã và kiểm thử thì tất cả họ đều muốn làm đích xác điều họ được đào tạo. Không ai sẵn lòng học cái gì đó khác và đó là lí do tại sao nó mở ra cơ hội cho tôi. Tôi bắt đầu ở phía kĩ thuật nhưng khi tôi thấy có nhu cầu khẩn thiết bên phía doanh nghiệp, tôi đã thay đổi nhanh chóng. Mười sáu năm trước, có ít người kĩ thuật sẵn lòng làm việc bên phía doanh nghiệp cho nên tôi không có vấn đề để đi vào khu vực doanh nghiệp. Tôi học về cách quản lí dự án, cách làm việc với khách hàng, và cách thương lượng công chuyện doanh nghiệp và tôi lên vị trí cao hơn rất nhanh chóng. Khi tôi đạt tới đỉnh, tôi tự hỏi mình: “Tại sao mình phải làm việc vì ai đó?” cho nên tôi bắt đầu công ti riêng của tôi. Sau đó, tôi biết rằng có thiếu hụt người có kĩ năng ở Mĩ nhưng có nhiều người có kĩ năng ở Ấn Độ và Trung Quốc cho nên tôi mở văn phòng ở đó. Ngày nay công ti của tôi cung cấp dịch vụ CNTT cho hàng trăm công ti trên khắp thế giới.”

Tôi hỏi: “Nhưng mọi công ti cũng có người doanh nghiệp, những người học tập về tài chính và kế toán. Làm sao bạn có thể đã thành công mà họ không thành công?”

Anh ta cười: “Người doanh nghiệp đã KHÔNG biết về kĩ thuật và không muốn học về kĩ thuật. Người kĩ thuật đã KHÔNG biết về doanh nghiệp và không muốn học về doanh nghiệp. Vì tôi sẵn lòng học tập, tôi không có cạnh tranh. Ngay cả ngày nay, tìm người kĩ thuật có kĩ năng doanh nghiệp vẫn còn hiếm. Tôi thấy khó tìm ra người kĩ thuật có thể trao đổi hay thương lượng chuyện kinh doanh. Phần lớn người kĩ thuật đều thích thú làm công việc kĩ thuật. Vấn đề là công việc kĩ thuật có thể dễ dàng được thực hiện ở bất kì chỗ nào nhưng công việc doanh nghiệp thì KHÔNG. Bạn không thể khoán ngoài doanh nghiệp được.”

Tôi hỏi: “Vậy yếu tố then chốt là thoát ra khỏi kĩ năng lập trình và đi vào kĩ năng doanh nghiệp sao?”

Anh ta sửa lại: “Điều tôi ngụ ý là chuyển vào “phía doanh nghiệp của phần mềm” điều này khác với kĩ năng doanh nghiệp như tài chính hay kế toán. Sinh viên cần biết cách trở thành người phân tích hệ thống, phân tích doanh nghiệp, người quản lí dự án, giám đốc, giám đốc thông tin (CIO). Đây là kĩ năng doanh nghiệp của việc quản lí khu vực kĩ thuật. Tất nhiên phải mất thời gian và yêu cầu kinh nghiệm và học tập đúng để thành công. Ngày nay nhiều công ti khoán ngoài việc lập trình và kiểm thử cho các nước có chi phí thấp cho nên để có việc làm, sinh viên phải học các kĩ năng doanh nghiệp phụ thêm.

Tôi hỏi: “Nghe có vẻ dễ dàng nhưng làm sao bạn chuyển sang “phía doanh nghiệp” được?”

Anh ta giải thích: “Sinh viên có thể lấy các lớp về quản lí hệ thông tin. Nếu họ đã làm việc trong ngành công nghiệp này, họ có thể làm điều đó bằng việc giả định có nhiều trách nhiệm hơn, học về quản lí và cải tiến kĩ năng giải quyết vấn đề của họ và kĩ năng mềm. Tôi bắt đầu nghề nghiệp của mình như một người lập trình nhưng khi dự án có vấn đề với khách hàng, tôi tình nguyện làm việc với khách hàng để giải quyết vấn đề. Khi người khác viết mã, tôi thương lượng với khách hàng và phân tích yêu cầu của họ. Cuối cùng tôi trở thành người phân tích doanh nghiệp, ai đó hội tụ vào việc hiểu nhu cầu của khách hàng và thương lượng với họ về những thay đổi yêu cầu. Tôi làm việc chăm chỉ và chấp nhận nhiều trách nhiệm hơn qua dự án. Khi mọi sự tràn ngập người quản lí dự án của tôi, tôi nhảy vào giúp đỡ và dần dần nhận nhiều trách nhiệm hơn về quản lí dự án. Khi cơ hội mới tới, tôi được đề bạt lên làm người quản lí dự án. Tôi học nhiều về quản lí dự án bằng việc lấy thêm các lớp phụ để cải tiến kĩ năng của tôi. Khi dự án của tôi hoàn thành thành công, tôi được trao cho dự án thêm. Trong vòng bốn năm, tôi đã chuyển sang làm người quản lí và quản lí vài dự án. Qua thời gian, khi niềm tin của người chủ công tin vào khả năng của tôi lớn lên, tôi được đề bạt làm giám đốc quản lí toàn bộ một nhánh công ti. Vài năm sau, tôi đã trở thành phó chủ tịch để quản lí mọi kinh doanh phần mềm cho công ti. Tôi tiếp tục cải tiến kĩ năng của mình bằng việc học các môn phụ thêm. Tại mức này, “kĩ năng mềm” như trao đổi, trình bày, lắng nghe, giải quyết xung đột, quản lí thời gian là rất quan trọng.”

Anh ta dừng lại và bảo tôi: “Tôi ước ao rằng tôi có thể học được những kĩ năng này khi tôi vẫn còn trong trường. Tôi đã không lấy lời khuyên của thầy về theo học “lớp kĩ năng mềm” trước khi tôi tốt nghiệp. Khi nhu cầu thuê nhiều người phần mềm hơn tới, tôi thấy rằng Mĩ có thiếu hụt người có kĩ năng và phải đi thuê nhiều người phát triển từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tôi tự nhủ mình: “Đây là cơ hội tốt để mình có công ti riêng của mình” cho nên tôi bắt đầu một công ti và sang Ấn Độ để mở văn phòng ở đó. Vì tôi đã biết nhiều khách hàng ở Mĩ, tôi bảo họ rằng tôi có thể làm cùng công việc đó với tốn kém ít hơn nhiều. Thành công quá khứ của tôi cho họ niềm tin rằng tôi có thể làm được điều đó cho nên họ cho tôi nhiều công việc phần mềm. Kinh doanh này phát triển nhanh chóng từ mười tới hàng trăm rồi hàng nghìn khách hàng. Tôi bắt đầu với các khách hàng ở Mĩ nhưng cuối cùng có khách hàng trên khắp thế giới. Để giữ tăng trưởng, tôi đã mở văn phòng ở Trung Quốc, Malaysia, và Singapore. Ngày nay tôi có trên 15,000 người phát triển và sinh ra vài trăm triệu đô la mỗi năm. Về căn bản, đó chính là hiểu biết phía doanh nghiệp của phần mềm, nhận diện cơ hội, và có hành động.”

Tôi hỏi: “Điều đó đã xảy ra vài năm trước đây nhưng bạn có cho rằng sinh viên vẫn có thể làm những điều như điều bạn đã làm ngày nay không?”

Anh ta dường như ngạc nhiên: “Sao không? Ngày nay có nhiều cơ hội hơn mười năm trước. Ngày nay mọi doanh nghiệp đều cần công nghệ thông tin và với tính toán mây và internet, người ta có thể làm điều đó ở mọi nơi. Theo ý kiến tôi, đây là thời gian tốt nhất để bắt đầu công ti phần mềm. Để bắt đầu công ti phần mềm, bạn cần công cụ phần mềm, nhưng với nguồn mở bạn không phải mua cái gì, cứ tải xuống những công cụ đó từ internet. Bạn cần người cho công ti, nhưng có nhiều người có kĩ năng những người cần việc làm, đặc biệt ở châu Á cho nên bạn có thể thuê họ một cách dễ dàng. Bạn cần kết cấu nền, nhưng với tính toán mây, bạn không phải mua trang thiết bị hay máy phục vụ nữa, bạn có thể thuê chúng từ nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, bạn cần tiếp thị nhưng bạn có thể dùng Facebook, Twitter, và blog, cho nên tiếp thị cũng không tốn kém cho bạn. Bạn cần văn phòng nhưng ngày nay bạn có thể thuê văn phòng trong công viên Công nghệ ở Ấn Độ hay Trung Quốc với chi phí thấp đáng kể. Chính phủ Trung Quốc có thể cho bạn thuê nó gần với chi phí cho không trong năm năm nếu bạn thuê người của họ cho nên bạn không phải bắt đầu bằng nhiều tiền. Nếu bạn mở doanh nghiệp ở Trung Quốc, bạn cũng không phải đóng thuế trong năm năm. Có nhiều cơ hội ngày nay hơn mười năm trước bởi vì bắt đầu một công ti ngày nay rẻ hơn nhiều và dễ hơn nhiều.”

Tôi hỏi: “Nhưng bạn vẫn bắt đầu một công tin vào thời hậu suy thoái khi kinh doanh đang phục hồi chậm chạp?”

Anh ta mỉm cười: “Sẽ tốt hơn nếu nó không trong thời suy thoái và các công ti chi nhiều tiền hơn. Nhưng bắt đầu một công ti mới phải mất vài tháng, nếu bạn bắt đầu từ bây giờ thì bạn sẽ sẵn sàng khi kinh tế cải thiện. Vào lúc này, nhiều người sợ cho nên không ai làm gì và đó là cơ hội lớn bởi vì không có cạnh tranh. Từ phía doanh nghiệp, bạn phải nhận diện cơ hội và có HÀNH ĐỘNG, và đây là lúc cho hành động.”

Tôi hỏi: “Nếu bạn nói chuyện với sinh viên ngày nay, bạn sẽ nói gì cho họ?”

Anh ta cười to: “Tôi sẽ bảo họ hội tụ vào phía doanh nghiệp của phần mềm bởi vì đó là tương lai. Nhân tiện, với các sinh viên trẻ sắp ra trường, cha mẹ các bạn vẫn còn hỗ trợ cho các bạn. Sao không sống ở nhà và bắt đầu công ti của bạn bây giờ. Bạn không cần nhiều tiền nhưng chỉ cần vài máy tính và truy nhập vào internet. Sao chờ đợi? Cơ hội là ở đây và bây giờ. Làm nó đi.”

—-English version—-

The business side of software

Ray Brooke was one of my students who graduated from Carnegie Mellon sixteen years ago. Today he owns a large software company with over 15,000 people and many offices in India, China, Singapore, and Philippines. Last week, he returned to CMU to give a speech for the Alumni club so we decided to have lunch together. The lunch quickly became a conversation about current trends within the software industry and I asked him how students could follow his footsteps if they want to start a company. Ray gave a simple advice: “Tell them to focus on the business side of software.”

He explained: “Business skills are the most important in software industry today but students graduate in technical area only want to work on technical projects. If they are trained in designing, coding and testing then all they want is doing exactly on what they are trained. No one is willing to learn something else and that is why it opens opportunity for me. I started in the technical side but when I found there was an urgent need in the business side, I made a quick change. Sixteen years ago, there were few technical people who were willing to work in the business side so I had no problem to go into business area. I learned about how to manage project, how to work with customers, and how to negotiate business deals and I climbed to higher positions very quickly. When I reached the top, I asked myself: “Why do I have to work for somebody?” so I started my own company. After that, I learned that there was a shortage of skilled people in the U.S but there were many skilled people in India and China so I opened offices there. Today my company provides IT services to hundreds companies all over the world”.

I asked: “But every company also had business people, people who study finance and accounting. How can you were successful but they were not?

He laughed: “Business people did NOT know technical and did not want to learn about technical. Technical people did NOT know business and did not want to learn about business. Since I was willing to learn, I had no competition. Even today, finding technical people with business skills is still rare. I find it difficult to find technical people who can communicate or negotiate a business deal. Most technical people are happy to do technical works. The problem is technical works can easily be done elsewhere but business work is NOT. You cannot outsource the business.”

I asked: “So the key factor is to get out of programming and into business skills?”

He corrected: “What I mean is to move into the “business side of software” which is different from the business skills such as finance or accounting. Students need to learn how to become systems analyst, business analyst, project manager, director, Chief Information Officer (CIO). These are the business skills of managing a technical area. Of course it takes time and requires the right experience and learning to be successful. Today many companies outsource programming and testing to lower cost countries so to have jobs, students must learn additional business skills.

I asked: “It sounds easy but how do you move to the “business side”?

He explained: “Students could take classes on Information System Management. If they already working in the industry, they can do it by assuming more responsibility, learning management and improving their problem-solving skills and Soft-skills. I began my career as a programmer but when the project had problems with customers, I volunteered to work with customers to solve problems. When others wrote code, I  negotiated with customers and analyzed their requirements. Eventually I became a Business Analyst, someone who focus on understand customers’ needs and negotiated with them on requirements changes. I worked hard and accepted more responsibilities throughout the project. When things were overwhelming for my project manager, I jumped in to help and gradually accepted more of the project management responsibilities. When new opportunity came, I was promoted to project manager. I learned more about project management by taking additional classes to improve my skills. When my project completed successfully, I was given additional projects. Within four years, I moved to manager and manage several projects. Over time, as the company owner’s confidence in my abilities grew, I was promoted to director to manage the entire division of the company. Few years later, I became the Vice President to manage all software business for the company. I continued to improve my skills by took additional courses. At this level, the “Soft-skills” such as communication, presentation, negotiation, listening, conflict resolution, time management are very important.

He stopped and told me: “I wish that I could learn those skills when I was still in school. I did not take your advice on taking the “Soft-Skills class” before I graduated. When the need of hiring more software people come, I found that the U.S had a shortage of skilled people and have to hire many developers from India and China. I thought to myself: “This is a good opportunity to have my own company” so I started a company and went to India to open an office there. Since I already knew a lot of customers in the U.S, I told them that I could do the same work for much less. My past successes gave them the confidence that I could do it so they gave me many software works. The business grew quickly from ten to hundreds then thousands customers. I started with customers in the U.S but eventually have customers all over the world. To keep growing, I opened offices in China, Malaysia, and Singapore. Today I have over 15,000 developers and generate several hundred million dollars per year. Basically, It is all about understand the business side of software, identify the opportunities, and take action”.

I asked: “That happened several years ago but do you think students can still doing thing like what you did today?

He seemed surprised: “Why not? There are much more opportunities today than ten years ago. Today every business need information technology and with cloud computing and internet, you can do itanywhere. In my opinion, this is the best time to start a software company. To start a company, you need software tools, but with open source you do not have to buy anything, just download those tools from the internet. You need people for the company, but there are lots of skilled people who need jobs, especially in Asia so you can hire them easily. You need infrastructure, but with the cloud computing, you do not have to buy equipments or servers anymore, you can rent them from Service Providers. Of course, you need marketing but you can use Facebook, Twitter, and blogs, so marketing is also no cost to you. You need offices but today you can rent offices in Technology parks in India or China for significant low cost. The Chinese government could rent it to you at almost zero costs for five years if you hire enough of their people so you do not have to start with a lot of money. If you open business in China, you also pay no tax for five years. There are so many opportunities today than ten years ago because starting a company today is much cheaper and much easier”.

I asked: “But would you still start a company in a post-recession time when business is slowly recovered?”

He smiled: “It would better if it is not in a recession and companies are spending more money. But starting a new company takes several months, if you start now then you will be ready when the economy improves. At this time, many people are afraid so no one would do anything and that is a great opportunity because there is no competition. From the business side, you must identify opportunity and take ACTION, and this is the time for action.

I asked: “If you talk to our students today, what are you going to tell them?”

He laughed aloud: “I will tell them to focus on the business side of software because that is the future. By the way, for a young student getting out of school, your parents are still supporting you. Why not live at home and start your company now. You do not need a lot of money but only few computers and access to the internet. Why wait? The opportunity is here and now. Just do it”.