Tuần trước tôi có một cuộc đối thoại với một người bạn. Anh ấy nói: “Toàn cầu hoá là nền kinh tế mới của thế kỉ này vì nó làm thay đổi cách các nước và công ti làm kinh doanh. Tại sao thuê một người phát triển phần mềm ở Mĩ với giá $100,000 một năm trong khi bạn có thể thuê một người phát triển Ấn Độ với $30.000. Tại sao làm xe hơi ở châu Âu với chi phí $13,000 một xe khi bạn có thể làm điều đó ở Trung Quốc với chi phí $6,000. Toàn cầu hoá hạ thấp giá, cung cấp sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn. Điều đó là tốt cho người tiêu thụ. Điều đó là tốt cho các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á nhưng KHÔNG tốt cho các nước có chi phí cao hơn như Mĩ và châu Âu. Tuy nhiên, nó giúp làm cân bằng sức mạnh kinh tế giữa các nước.”

Tôi bảo anh ta: “Toàn cầu hoá còn nhiều hơn chỉ là kinh tế của lao động và chi phí rẻ hơn. Nó còn nhiều hơn việc cân bằng quyền lực kinh tế giữa các nước. Với toàn cầu hoá, mọi thứ sẽ được tích hợp và thế giới sẽ thay đổi thành một thực thể duy nhất. Bên trong thực thể đó, mọi nước sẽ làm việc cùng nhau, cộng tác lẫn nhau, và đồng thời cạnh tranh lẫn nhau. Mối quan hệ này là phức tạp và khó giải thích vì nó vẫn tiến hoá và chúng ta vẫn đang biết về nó. Dù chúng ta có thích hay không, mọi nước đều sẽ là một phần của hệ thống toàn cầu này nếu họ muốn thịnh vượng, bằng không họ sẽ bị bỏ lại đằng sau. Nói cách khác, với toàn cầu hoá, biên giới quốc gia sẽ biến mất và người ở các nước khác nhau sẽ biết nhiều hơn về nhau, nhiều ý tưởng và phong cách sống sẽ được tích hợp đầy đủ. Mọi người sẽ nhận ra rằng bất kể việc họ bắt nguồn từ đâu, họ bây giờ là một phần của thế giới với định mệnh chung. Nếu mọi người hiểu khái niệm này và cộng tác một cách khôn ngoan, toàn cầu hoá có thể là cơ hội tốt nhất để cải tiến cuộc sống của nhiều người.”

Anh ấy tranh luận: “Nhưng biên giới quốc gia sẽ vẫn tồn tại, mọi nước đều có luật lệ và văn hoá riêng của nó.”

Tôi giải thích: “Tất nhiên, các nước vẫn tồn tại với biên giới của họ nhưng trong “Thế giới ảo” điều đó không thành vấn đề. Với công nghệ thông tin, mọi thứ đều được nối lại khi nhiều người có truy nhập vào internet. Giao tác doanh nghiệp có thể xảy ra dưới dạng điện tử và sản phẩm có thể được chế tạo và gửi đi bất kì chỗ nào và mọi nơi. Ngày nay, không nước nào có thể toàn cầu hoá mà không có hệ thông tin và đó là lí do tại sao công nghệ thông tin (CNTT) là nhu cầu được cần nhiều nhất trên thế giới. Tương lai của CNTT là rất sáng lạn vì nhiều việc làm được tạo ra trong khu vực này, nhiều hơn số việc làm trong chế tạo và nông nghiệp tổ hợp lại. Đó là lí do tại sao chúng ta có thiếu hụt người CNTT ngày nay và việc thiếu hụt này sẽ tiếp tục trong nhiều năm nữa bởi vì để tồn tại và thịnh vượng, mọi nước sẽ cần công nghệ thông tin. Khi toàn cầu hoá xảy ra, nước có công nghệ thông tin tốt hơn, kĩ năng tốt hơn, và nhiều người được giáo dục hơn sẽ chi phối. Với toàn cầu hoá, xã hội sẽ được xây dựng với nhiều tri thức hơn vì nó là tài sản của nền kinh tế mới. Ngày nay mọi người biết về đầu tư vào tài chính và tài nguyên tự nhiên vì chúng là cơ sở của xã hội công nghiệp nhưng trong tương lai rất gần, đầu tư then chốt sẽ là vào giáo dục bởi vì nó là cơ sở của xã hội tri thức.”

Anh ấy không đồng ý: “Nhưng mọi người vẫn cần thức ăn, dầu hoả, khí ga và kinh doanh vẫn cần tới tài chính. Làm sao tri thức có thể thay đổi được những tài sản này?”

Tôi giải thích: “Ngày nay, tài nguyên tự nhiên như dầu hoả, khí ga và khoáng chất là tài sản then chốt của xã hội công nghiệp, cũng giống như cây lương thực của xã hội nông nghiệp vài thế kỉ trước đây. Tuy nhiên tri thức sẽ thay đổi những tài sản này khi chúng ta tiến vào kỉ nguyên mới. Chúng ta hãy tưởng tượng một nước đầu tư vào “nhiên liệu tổng hợp” mà có thể thay thế cho dầu hoả và khí ga thì bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Tưởng tượng mọi thứ dùng dầu hoả sẽ được thay thế phần lớn bằng “nhiên liệu tổng hợp” này. Điều gì sẽ xảy ra cho công ti dầu hoả? Điều gì sẽ xảy ra cho các nước sản xuất dầu hoả? Điều gì sẽ xảy ra cho các công ti bán dầu hoả và tài nguyên tự nhiên? Nếu công ti đó được đặt ở một nước thì điều gì sẽ xảy ra cho nước đó? Tưởng tượng đất nước đó có thể xuất khẩu bao nhiêu “nhiên liệu tổng hợp” cho phần còn lại của thế giới? Bao nhiêu việc làm nó có thể tạo ra cho người của nó? Bao nhiêu thịnh vượng mà một phát minh như thế có thể tạo ra? Cùng điều đó có thể xảy ra cho lương thực nữa. Tưởng tượng với sinh học gen, một công ti có thể tạo ra bất kì loại cây lương thực nào mà có thể trồng ở bất kì đâu và với ít đất hơn nhiều so với cây tự nhiên thì điều gì sẽ xảy ra cho thị trường nông nghiệp? Nếu bạn là nông dân, bạn có trồng những “cây đặc biệt” này mà có thể cho bạn sản lượng gấp mười lần nhưng tốn phí cho bạn mười lần ít hơn? Tưởng tượng chỉ một nước có loại tri thức đó điều gì sẽ xảy ra cho nước đó? Các khả năng là vô tận, cơ hội là vô tận và đó là điều tôi ngụ ý bởi tri thức như tài sản then chốt của nền kinh tế mới. Đó là lí do tại sao tôi tin có hệ thống giáo dục tốt là điều quan trọng nhất mà một nước có thể đầu tư để chuẩn bị cho ngày mai.”

Bạn tôi không được thuyết phục: “Đấy là tương lai, nó có thể xảy ra hay không thể xảy ra. Chúng ta cần nhìn vào điều xảy ra hôm nay.”

Tôi bảo anh ấy: “Bạn nghĩ các ví dụ của tôi chỉ là tưởng tượng sao? Chúng là thực đấy và chúng có ở đây. “Nhiên liệu tổng hợp” này đã tồn tại rồi nhưng sản xuất còn chưa hoàn hảo. Ngày nay chỉ hai nước có tri thức về nó và nhiều nước đang tiến hành nghiên cứu về cái gì đó tương tự. Tôi nghĩ trong vài năm nữa, điều đó sẽ thay đổi nhiều thứ. Liên quan tới cây lương thực, chúng cũng đã có ở đây rồi. Với công nghệ gen sinh học, các công ti đã tạo ra nhiều cây lương thực có sản lượng rất cao, kháng bệnh, và có thể trồng ở bất kì chỗ nào, nơi thời tiết lạnh cũng như ở sa mạc với nước tối thiểu. Vấn đề là ở chi phí sản xuất chúng vì chúng còn đắt hơn cây trồng tự nhiên. Nếu chi phí có thể được giảm đi tới cùng mức của cây tự nhiên, điều đó sẽ làm thay đổi toàn thể khu vực nông nghiệp. Tưởng tượng xem những phát minh này có thể đem lại bao nhiêu ích lợi cho người phát minh ra chúng? Nước có chúng được ưu thế nhiều thế nào? Xã hội của chúng ta có thể được ích lợi thế nào từ chúng? Tri thức về những phát minh này là quí giá vì nó có thể cân bằng sức mạnh kinh tế hay nó có thể thay đổi sức mạnh kinh tế thành tốt hơn hay tồi nhất. Tất cả đều phụ thuộc vào nước nào sở hữu công nghệ và họ định làm gì với chúng.”

Bạn tôi tranh luận: “Nhưng nó còn chưa xảy ra. Tôi tin nó khi tôi thấy nó.”

Tôi giải thích: “OK, chúng ta hãy nhìn vào cách tri thức đem ích lợi tới cho nước như Ấn Độ. Hai mươi năm trước, Ấn Độ là nước đang phát triển dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Bây giờ nó là một trong các nước tiên tiến về công nghệ thông tin (CNTT) với hàng triệu công nhân có kĩ năng cung cấp dịch vụ CNTT cho thế giới. Cuộc sống của hàng triệu người ở Ấn Độ được biến đổi tốt hơn trong không đầy 20 năm. Mọi người đều biết rằng chính công nghiệp CNTT giúp dẫn lái “phép màu kinh tế” của Ấn Độ. Trong năm 2000, CNTT đóng góp quãng 2.5% cho GDP của nước này nhưng ngày nay nó là 11.5% của GDP. Từ cách nhìn kinh tế, đây là sự tăng trưởng nhanh nhất mà chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử trước đây. Công nghiệp CNTT cũng cải tiến xuất khẩu phần mềm từ $28 tỉ đô la Mĩ lên $86 tỉ đô la Mĩ trong không đầy mười năm. Nó cung cấp 2.5 triệu việc làm trực tiếp và mỗi việc làm trực tiếp tạo ra 7 việc làm phụ cho nền kinh tế. Phần lớn các việc làm phụ thêm là cho những người ít giáo dục. Về toàn thể, xã hội Ấn Độ được lợi lớn từ công nghiệp CNTT vì nó dẫn lái việc giảm thất nghiệp và giúp cải thiện cuộc sống của nhiều người Ấn Độ.”

Anh ấy không đồng ý: “Nhưng Ấn Độ vẫn là nước đang phát triển và vẫn có nhiều nghèo nàn ở đó.”

Tôi giải thích: “Với một nước nông nghiệp có trên một tỉ người, không dễ dàng thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, cái gì đó thực tế đã xảy ra rất nhanh. Khi lần đầu tiên tôi tới Ấn Độ năm 1980, Bangalore còn là một làng nhỏ với vài nghìn người. Ngày nay nó là thành phố hơn hiện đại, còn hiện đại hơn nhiều thành phố ở Mĩ với hàng triệu người. Khó mà hình dung được một thành phố có thể thay đổi điều đó nhanh chóng. Không lâu trước đây, có xe máy còn là mơ ước của phần lớn người phát triển phần mềm Ấn Độ nhưng ngày nay đấy là xe hơi, không phải là bất kì xe nào, mà là BMW hay Lexus. Ngày nay Ấn Độ có nhiều triệu phú hơn bất kì nước nào ở châu Á, phần lớn trong số họ đều bắt nguồn từ công nghiệp CNTT. Trong danh sách 20 người giầu nhất trên thế gian, Ấn Độ có ba người và hai người trong đó là kĩ sư phần mềm. Đó là lí do tại sao tri thức CNTT là tài sản, cái dẫn lái then chốt cho thịnh vượng kinh tế ở Ấn Độ và nó có thể là tài sản then chốt cho các nước khác nữa. CNTT là lĩnh vực mới với lịch sử rất ngắn ngủi nhưng đã thay đổi biết bao nhiều điều. Tưởng tượng năm mươi năm trước đây, ai tin rằng người giầu nhất trên thế gian là sinh viên đại học. Ngày nay, không ai hoài nghi rằng với tri thức đúng, bất kì cái gì cũng có thể xảy ra. Bill Gates, Sergey Brin, Steve Jobs, Mark Zuckerberg là những ví dụ thực. Không lâu mấy trước đây, một kĩ sư phần mềm nghèo có tên Narayan Murthy bắt đầu một công ti có tên Infosys ở Ấn Độ. Nhiều người bảo ông ấy là kẻ ngu dám thách thức công ti lớn như IBM. Bao nhiêu người sẽ gọi ông ấy là kẻ ngu ngày nay khi ông ấy trở thành một trong những người giầu nhất trên thế gian và người thành công nhất ở Ấn Độ. Những người này có cái gì làm cho họ đặc biệt thế ngày nay? Không người nào trong số họ xuất thân từ gia đình giầu có, không người nào trong số họ kế thừa tiền bạc nào. Điều duy nhất họ có là tri thức và đam mê của họ về công nghệ. Đó là lí do tại sao tôi tin tri thức là tài sản then chốt của nền kinh tế toàn cầu này và giáo dục là nơi bạn phát triển tri thức. Với toàn cầu hoá cạnh tranh sẽ gay gắt và ưu thế sẽ ở với các nước có giáo dục mạnh, đặc biệt trong CNTT, vì mọi thứ sẽ được dẫn lái bởi công nghệ.

Anh ấy dường như đã được thuyết phục: “Vậy ra chính công nghệ sẽ làm mọi thứ tốt hơn.”

Tôi thận trọng: “Không nhất thiết đâu. Với toàn cầu hoá, nhiều điều có thể xảy ra nhưng KHÔNG phải mọi thứ sẽ là tốt. Không lâu trước đây, có điện thoại đã là một sự thuận tiện nhưng ngày nay nó phải là điện thoại thông minh, điện thoại iPhone hay Android. Không lâu mấy trước đây ti vì mầu tương tự là đồ xa hoa cho gia đình nhưng ngày nay nó phải là ti vi mầu màn hình phẳng 3 chiều. Về căn bản, những công nghệ này chuyển mọi người vào trong cùng cảnh quan toàn cầu. Mọi người bắt đầu xem cùng phim, họ theo dõi cùng các sự kiện thể thao, nghe cùng các sự kiện âm nhạc. Tôi nghĩ công nghệ giúp cho toàn cầu hoá xảy ra nhanh hơn nhưng nó cũng là con dao lưỡi kép. Với việc xuất hiện của ti vi, bố mẹ bắt đầu mất kiểm soát con cái họ vì chúng bị ảnh hưởng bởi điều chúng xem trên ti vi. Dưới ảnh hưởng của ti vi và radio, nhiều đứa trẻ lớn lên và cư xử khác đi. Chúng muốn ăn mặc như các ngôi sao điện ảnh, chúng muốn có quần áo đặc biệt, kiểu cách đặc biệt, kiểu tóc đặc biệt v.v. Nhiều đứa trẻ chấp nhận thái độ xấu và dùng ngôn ngữ xấu như các quảng cáo ti vi thúc đẩy xu hướng tiêu thụ toàn cầu. Nếu bạn nhìn cẩn thận vào toàn cầu, nó không chỉ là kinh tế, kinh doanh, tài chính hay công nghệ mà còn cả hành vi và văn hoá của con người nơi nó thay đổi nhiều điều. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhiều văn hoá sẽ thay đổi, một số tốt hơn, một số tồi hơn.”

Anh ấy dường như ngạc nhiên: “Nhưng anh là giáo sư máy tính, tôi nghĩ anh thích công nghệ.”

Tôi giải thích: “Mọi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm. Bạn không thể rút ra kết luận nhanh chóng được. Nếu bạn nhìn vào phía sáng, công nghệ mở rộng hiểu biết về các văn hoá khác, cung cấp sự nhạy cảm lớn hơn với xã hội khác, và làm sâu sắc thêm cảm giác của chúng ta về tính toàn thể. Nó gợi ý rằng giai đoạn tiếp của lịch sử nhân loại có thể là một thế giới thống nhất thay vì thế giới phân chia như ngày nay. Toàn cầu hoá là thách thức cho mọi người trong chúng ta đi qua các phân loại giới hạn của cô lập và giả định một cảnh quan toàn thế giới. Tôi nghĩ chúng ta đang ở điểm trong việc phát triển toàn thế giới nơi cảm giác của chúng ta về căn cước đang bị buộc phải mở rộng hơn và bao hàm mọi khía cạnh mà không quen thuộc với chúng ta. Không dễ dàng cho cha mẹ thấy rằng con cái họ lớn lên với ý tưởng khác, giá trị khác, thái độ khác nhưng đó là cái gì đó tất cả chúng ta đều phải chấp nhận. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được từ đó là có giáo dục TỐT HƠN, giáo dục KHÔNG chỉ hội tụ vào công nghệ, KHÔNG chỉ hội tụ vào kinh doanh, KHÔNG chỉ hội tụ vào kĩ năng, NHƯNG CŨNG còn hội tụ vào khía cạnh nhân bản nữa. Có những giá trị nào đó mà chúng ta phải giữ, chẳng hạn, quan hệ gia đình, trách nhiệm cá nhân, trung thực, toàn vẹn và luân lí. Tôi tin có hệ thống giáo dục mới mà có tất cả những điều này là thách thức mà mọi nước đều phải đối diện bởi vì nó sẽ xác định liệu chúng ta có đi tới điều tốt hơn hay tồi nhất.”

—-English version—-

Conversation with a friend

Last week I had a conversation with a friend. He said: “Globalization is the new economic of this century as it changes the way countries and companies do business. Why hire a software developer in the U.S for $100,000 a year when you can hire an Indian developer for $30.000. Why build cars in Europe for $13,000 per car when you can do that in China for $6,000. Globalization lower prices, provides cheaper product and services. It is good for consumers. It is good for lower cost countries in Asia but NOT good for higher cost countries such as the U.S and Europe. However, it helps balancing the economic power between countries.”

I told him: “Globalization is more than just the economy of cheaper labor and costs. It is more than balancing the economic power between countries. With globalization, everything will be integrated and the world will be changing into a single entity. Within that entity, every country will work together, collaborate with each other, and at the same time compete with each others. This relationship is complex and difficult to explain as it is still evolving and we are still learning about it. Whether we like it or not, every country will be part of this global system if they want to prosper, else they will be left behind. In other word, with globalization, national boundaries will disappear and people of different countries will learn more about each other, many ideas and lifestyles will be fully integrated. People will realize that regardless where they come from, they are now part of the world with a common destiny. If people understand this concept and cooperate wisely, globalization can be the best chance to improve the lives of a lot of people.”

He argued: “But national border still exist, every country has its own laws and culture.”

I explained: “Of course, countries still exist with their borders but in the “Virtual world” it does not matter. With information technology, everything is connected as more people have access to the internet. Business transaction can happen electronically and products can be manufactured and sent anywhere and everywhere. Today, no country can globalize without having information system and that is why information technology (IT) is the most needed skills in the world. The future of IT is very bright as more jobs are created in this area, more than the number of jobs in manufacturing and agriculture combine. That is why we have shortage of IT people today and this shortage will continue for many more years because to survive and prosper, every country will need information technology. As globalization happens, country that has better information technologies, better skills, and more educated people will dominate. With globalization, societies will be built more on knowledge as it is the asset of the new economy. Today people know about investing in finance and natural resources as they are the basis of the industrial society but in a very near future, the key investment will be on education because it is the basis of the knowledge society.”

He disagreed: “But people still need foods, oil, gas and business still need finance. How can knowledge change these assets?”

I explained: “Today, natural resources such as oil, gas and minerals are key assets of the industrial society, just like food crops are assets of the agriculture society few centuries ago. However knowledge will change these assets as we are moving into a new era. Let’s imagine a company invents a “synthetic fuel” that can replace oil and gas than what do you think will happen? Imagine everything that use oil will be replaced by this “synthetic fuel” for much less. What will happen to oil company? What will happen to countries that produce oil? What will happen to companies that sell oil and natural resources? If that company is located in a country than what will happen to that country? Imagine how much that country can make on export “synthetic fuel” to the rest of the world? How many jobs it can create for its people? How much prosperity an invention like that can make? The same thing can happen to foods too. Imagine with biogenetics, a company can create any kind of food crops that can grow anywhere and for much less than natural crops than what will happen to the agriculture market? If you are farmers, would you grow these “special crops” that can give you ten times yields but cost you ten time less? Imagine only one country has that kind of knowledge than what will happen to that country? The possibilities are endless, the opportunities are endless and that is what I meant by knowledge as the key asset of the new economy. That is why I believe having a good education system is the most important thing that a country can invest today to prepare for tomorrow”.

My friend was not convinced: “That is the future, it may or may not happen. We need to look at what happen today.”

I told him: “Do you think my examples are just an imagination? They are real and they are here. This “Synthetic oil” is already exist but the production is not perfect yet. Today only two countries have the knowledge about it and many are conducting research on something similar. I think in few more years, it will change many things. Regarding food crops, they also are here too. With biogenetic technology, companies already created many food crops that have very high yields, resist diseases, and can grow almost anywhere, in cold weather as well as in the desert with minimum water. The issue is on the cost of producing them as they are more expensive than natural crops. If the cost can be reduced to the same level of natural crops, it will change the entire agriculture area. Imagine how much benefits these inventions can bring to the people who invented them? How much advantage to the country that have them? How much our society can benefit from them? The knowledge of these inventions are so precious as it can balance the economic power or it may change the economic power to the better or to the worst. It all depend on which country possess the technology and what are they going to do with them.

My friend argued: “But it has not happened yet. I believe it when I see it.”

I explained: OK, Let’s look at how knowledge benefits country like India. Twenty years ago, India is a developing country relied mostly on agriculture. Now it is one of the advanced country in information technology (IT) with millions of skilled workers providing IT services to the world. The lives of million people in India are transformed to the better in less than 20 years. Everyone know that it is the IT industry that helps drive the India’s “economic miracle”. In 2000, IT contributed about 2.5% to the country‘s GDP but today it is 11.5% of GDP. From an economic view, this is the fastest growth that never happened in history before. IT industry also improves software export from $28 billion USD to $86 billion USD in less than ten years. It provides 2.5 million direct jobs and every direct job creates 7 additional jobs for the economy. Most of the additional jobs are for the less educated people. Overall, Indian society benefits greatly from IT industry as it drives unemployment down and helps improve the lives of many Indian.”

He disagreed: “But India is still a developing country and there is still a lot of poverty there.”

I explained: “For an agricultural country with over a billion people, it is not easy to change quickly. However, something actually did happen very fast. When I first went to India in 1980, Bangalore was a small village of few thousand people. Today it is a large modern city, more modern than many cities in the U.S with millions of people. It is hard to imagine a city can change that fast. Not long ago, having a motorcycle was a dream of most Indian software developers but today it is a car, not just any car, but a BMW or Lexus. Today Indian has more millionaires than any country in Asia, most of them come from the IT industry. On the list of 20 richest people on earth, India has three and two of them are software engineers. That is why IT knowledge is the asset, the key driver for economic prosperity in India and it could be the key asset for other countries too. IT is a new field with a very short history but it already changes so many thing. Imagine fifty years ago, who would believe that most richest people on earth are college students. Today, nobody doubt that with the right knowledge, anything can happen. Bill Gates, Sergey Brin, Steve Jobs, Mark Zuckerberg are the real examples. Not long ago, a poor software engineer named Narayan Murthy started a company called Infosys in India. Many people told him that he was a fool to dare challenge big company like IBM. How many people would call him a fool today when he became one of the richest people on earth and most successful people in India. What do these people have that make them so special today? None of them come from rich family, none of them inherit any money. The only thing they have are knowledge and their passion for technology. That is why I believe knowledge is the key asset of this global economy and education is where you develop the knowledge. With globalization the competition will be tough and the advantages will be with countries that have strong education, especially in IT, as everything will be driven by technology.

He seemed convinced: “So it is technology will make everything better”

I cautioned: “Not necessary. With globalization, many thing can happen but NOT everything will be good. Not long ago, having a telephone was a convenience but today it has to be smart phone, an iPhone or Android phone. Not long ago color TV was an luxury for family but today it has to be a 3 D flat-screen color TV. Basically, these technologies move everyone into the same global perspectives. People begin to see the same movies, they watch the same sport events, listening to the same music events. I think technology helps globalization happens faster but it is also a double edge knife. With the arrival of TV, parents begin to lose control of their children as they are influenced by what they watch on TV. Under the influence of TV and radio, many children grew up and behave differently. They want to dress like movies stars, they want to have special clothes, special fashion, special hair style etc. Many children adopt bad attitudes and use bad languages as TV advertising promotes a global consuming trend. If you look careful at globalization. It is not just economic, business, financial or technology but also human behavior and culture where it changes many things. With the proliferation of technology, many cultures will change, some for the better, some for the worst”.

He seemed surprised:”But you are a computer professor, I thought you like technology”

I explained: “Everything has its advantage and disadvantage. You cannot draw conclusion quickly. If you look at the brighter side, technology broadens the understanding of other cultures, provides greater sensitivity to other society, and deepening our sense of wholeness. It suggests that the next stage of human history maybe an unified world rather than a divided world like today. Globalization is a challenge to every one of us to move past the limiting categories of isolation and assume a worldwide perspective. I think we are at a point in worldwide development where our sense of identity is being forced to widen and include all aspects that are unfamiliar to us. It is not easy for parents to see that their children grow up with different ideas, different values, different attitudes but it is something that we all have to accept. The best we can make out of it is having BETTER education, an education NOT only focus on technology, NOT only focus on business, NOT only focus on skills, BUT ALSO focus on all aspect of humanity too. There are certain values that we must keep, for example family relationship, individual responsibility, honesty, integrity and ethic. I believe to have a new education system that have all these things is a challenge that every country must face because it will determine whether we are moving forward to the better or to worst.”