19 Jan, 2021
Bố mẹ và con cái
Nhiều bố mẹ nói với tôi rằng họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp hiện thời trong sinh viên tốt nghiệp đại học và hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con họ tốt nghiệp từ đại học. Tất nhiên, không ai có thể tiên đoán được thị trường việc làm tương lai bởi vì nhiều thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Điều duy nhất tôi có thể khuyên họ là họ phải nhìn ra bên ngoài tình huống hiện thời hướng tới tương lai tốt hơn bởi vì có giáo dục tốt vẫn là đầu tư tốt nhất mà họ có thể làm ngày nay. Tuy nhiên, giống như bất kì đầu tư nào, họ phải lập kế hoạch, kiểm điểm và giám sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng điều đó đang tiến tới kết quả mong đợi.
Bố mẹ đầu tư vào giáo dục của con cái với mong đợi rằng chúng sẽ được giáo dục và có khả năng xây dựng nghề nghiệp cho chúng cuộc sống thuận tiện. Đó là lí do tại sao một số bố mẹ có gây ảnh hưởng nhiều lên chọn lựa nghề nghiệp của con họ nhưng họ cũng phải hiện thực nữa. Không phải mọi đứa trẻ đều có thể là bác sĩ y tế, dược sĩ hay kĩ sư phần mềm. Trẻ con làm tốt nhất khi chúng học cái gì đó chúng thích và khớp với khả năng của chúng. Tất nhiên, chúng cần “lời khuyên tốt” từ bố mẹ nhưng bố mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con họ để hiểu chúng. Cùng nhau, họ có thể đi tới chọn lựa nghề nghiệp thoả đáng thoả mãn cả hai bên.
Điều quan trọng là phân biệt sự khác biệt giữa “bảo” và “khuyên” và khác biệt giữa “vai trò thẩm quyền” và “vai trò khuyên bảo”. Bởi vì bố mẹ đã dành nhiều năm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ và cũng “bảo” con họ cái gì phải làm, bằng cách nào đó họ không nhận ra rằng con cái họ bây giờ là “người lớn trẻ”. Là người lớn trẻ, họ cần hỗ trợ từ bố mẹ nhưng họ cũng muốn có độc lập nào đó cho phép họ ra quyết định riêng của mình. Điều này là KHÔNG dễ dàng, đặc biệt với các bố mẹ châu Á vì “truyền thống” bố mẹ có “quyền” và con cái phải “vâng lời” bố mẹ vẫn còn rất mạnh. Chuyển từ “thẩm quyền” sang “khuyên bảo” là một khái niệm mà nhiều người có thể KHÔNG chấp nhận. Đây là chỗ “xung đột bố mẹ con cái” xảy ra, đặc biệt khi họ buộc con cái họ học cái gì đó chúng không muốn hay có thể không có khả năng.
Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn với môn học mà họ không thích và không thể học qua được. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và rời khỏi trường bởi vì họ không có năng lực để hoàn thành điều bố mẹ họ muốn họ học. Nhiều người trong số họ tin rằng họ không “đủ thông minh” để làm cái gì. Nhiều người cũng phát triển “phức cảm tự ti” và “tự nhìn mình tiêu cực” điều làm tổn thương họ trong cả đời còn lại. Thảm kịch này thường xảy ra ở châu Á, khi tôi dạy học ở Trung Quốc và Nhật Bản, tôi đã để ý rằng mọi năm đều có những sinh viên tự tử khi họ không học được một môn học hay qua được kì thi vì họ đã không đáp ứng được mong đợi của bố mẹ họ. Để tránh điều này, điều quan trọng với cả bố mẹ và con cái là có nhiều thời gian cùng nhau hơn để thảo luận, để lắng nghe và để hiểu. Trong thời rất bận rộn này, cả bố mẹ và con cái cần dành nhiều thời gian hơn để thực sự “hiểu” lẫn nhau.
Với phần lớn các bố mẹ, vào đại học là đầu tư chính cho tương lai của con cái họ cho nên điều quan trọng là chuẩn bị sớm nhất có thể được. ĐỪNG đợi cho tới khi con bạn gần hết trung học phổ thông rồi mới nói chuyện với chúng về đại học. Ở Mĩ, phần lớn các bố mẹ thảo luận về giáo dục đại học khi con cái họ bắt đầu vào trung học phổ thông hay ít nhất cũng ba hay bốn năm trước khi vào đại học cho nên con họ có thể chuẩn bị và sẵn sàng. Nếu bố mẹ đã chuẩn bị cho con cái họ có trách nhiệm về hành động riêng của chúng và hội tụ vào khu vực nào đó thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Con cái có trách nhiệm có thể ra quyết định riêng của chúng, tìm ra khu vực quan tâm riêng của chúng và xây dựng nghề nghiệp riêng của chúng. Trong trường hợp đó, bố mẹ chỉ cần cung cấp “chút ít lời khuyên” để giúp con cái họ ra quyết định về chọn lựa lĩnh vực học tập của chúng dựa trên khả năng và mối quan tâm của chúng.
Bước tiếp là chọn trường. Bố mẹ cần biết rằng KHÔNG phải mọi đại học đều ngang nhau, KHÔNG phải mọi chương trình đều được cập nhật nhất, KHÔNG phải mọi giáo sư đều được đào tạo tốt, và danh tiếng của trường cũng có thể là nhân tố xác định chính cho tương lai của sinh viên. Bố mẹ phải lựa chọn cẩn thận trường đúng, giáo trình đúng và chỗ đúng để đầu tư vào giáo dục của con cái họ. Ở Mĩ, phần lớn các “đại học hàng đầu” đều là tư thục và từng trường đều có chuyên môn riêng của họ cho nên các bậc bố mẹ Mĩ biết rõ chỗ để gửi gắm con cái của họ, tuỳ theo chọn lựa nghề nghiệp của chúng. Ở các nước khác, cũng có các “đại học hàng đầu” nhưng khó phân biệt được các chuyên môn của họ. Đây là chỗ bố mẹ phải đầu tư. Chẳng hạn, nếu trường nổi tiếng về khoa học và công nghệ, nhưng bạn đăng tuyển cho con bạn vào học nghệ thuật và văn học thì có thể đó không phải là chọn lựa tốt. Ở Mĩ, bạn có thể giả định rằng sinh viên vào đại học Harvard vì họ muốn có vị trí lãnh đạo trong chính phủ, chính trị, hay quản lí công ti lớn. Nếu sinh viên vào đại học Yale thì có thể họ quan tâm nhiều tới luật pháp, chính trị, và hệ thống pháp lí. Tất nhiên, Stanford và Carnegie Mellon nổi tiếng về công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Lựa chọn đúng trường có lẽ là chọn lựa quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm cho con cái họ. Nhiều sinh viên thường lựa chọn trường dựa trên nơi bạn bè họ vào hơn là danh tiếng hay giáo trình.
Bố mẹ cần hiểu rằng đại học cũng là thời gian nhiều “người lớn trẻ” đối diện với những thách thức mà họ chưa bao giờ gặp phải trước đây. Là một phần của “trưởng thành” họ phải tự mình giải quyết một số thách thức. Họ phải hình dung ra cách vượt qua vấn đề cô đơn, đặc biệt khi một số bạn bè họ có bạn trai hay bạn gái. Họ phải học cách cân bằng các ưu tiên trong trường và đồng thời giải quyết với sức ép để “hoà hợp” với bạn học. Họ phải phát triển thói quen học tập tốt đồng thời xây dựng mối quan hệ với bạn ở đại học. Có sức ép cực kì lớn với thanh niên và nhiều người có thể không giải quyết được nó tốt. Đó là lí do tại sao cách tốt nhất là có thảo luận “cởi mở và chân thật” giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ nên lắng nghe nhiều để “hiểu” con cái họ hơn là bảo con cái họ điều phải làm. “Lắng nghe” là khía cạnh then chốt để hướng tới mối quan hệ tốt hơn bởi vì bạn càng lắng nghe nhiều, bạn càng hiểu rõ hơn. Bạn càng hiểu rõ hơn, bạn càng có thể đưa ra lời khuyên tốt hơn. Lời khuyên tốt nhất là để hiểu và hỗ trợ cho con bạn tự chúng ra quyết định sau khi chúng đã tính tới mọi sự kiện liên quan tới chọn lựa của chúng. Không dễ dàng để bố mẹ lắng nghe, vì nhiều người coi họ là “có thẩm quyền” hơn là “người khuyên bảo”. Xây dựng “chiếc cầu hiểu biết” giữa bố mẹ và con cái và tránh trao đổi lầm, hiểu lầm và bất kì bước đi sai lầm nào về sau, điều bản chất là cả hai bên đều “lắng nghe” lẫn nhau.
Bởi vì giáo dục là đầu tư quan trọng nhất bố mẹ có thể làm, họ cần thường xuyên giám sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng nó đang hướng tới kết quả được mong đợi. Nhiều bố mẹ cho con cái tới trường, trả tiền học phí nhưng không giám sát tiến bộ. Hoặc họ quá bận rộn hoặc không biết làm sao giám sát. Nhiều người chỉ kiểm tra kết quả thi cuối năm để xem liệu con họ đỗ hay trượt, nhưng thông thường điều đó là QUÁ TRỄ. Giám sát bao gồm việc thảo luận đều đặn với con cái họ và với nhà trường trên cơ sở đều kì (hàng tháng hay hai tháng). Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ là “sinh viên đại học” và họ cảm thấy ngượng khi bố mẹ họ gọi điện cho tôi và hỏi tôi về tiến bộ của họ. Tôi bảo họ “Em có vui mừng rằng em vẫn còn có bố mẹ yêu em và chăm nom tới em không? Em có biết bao nhiêu sinh viên trong trường không có bố mẹ không? Em có biết bao nhiêu sinh viên chỉ có một bố hay mẹ không? Em có biết bao nhiêu người trong số họ không có ai quan tâm tới tiến bộ của họ không?” Với công nghệ thông tin, mọi thứ có thể trực tuyến nơi bố mẹ có thể dễ dàng kiểm tra tiến bộ, kiểm tra câu hỏi và điểm bài kiểm tra một cách dễ dàng. Tôi biết một số sinh viên không thích điều đó và cảm thấy không thoải mái về việc bố mẹ họ nhìn vào sổ điểm của họ. Tuy nhiên, tôi tin nếu bố mẹ đầu tư vào giáo dục cho con cái họ, họ phải có quyền giám sát nó để cho họ có thể sửa chữa nó, khi nó đi không hướng tới kết quả mong đợi. Là một giáo sư, tôi bao giờ cũng thêm lời nhận xét vào báo điểm trực tuyến để cung cấp thông tin phụ về tiến bộ của sinh viên. Thay vì chỉ cho điểm, vài câu nói sẽ làm cho bố mẹ cảm thấy rất tự hào hay báo động cho họ về cái gì đó họ cần biết.
Với nhiều nước vẫn còn đang phục hồi lại kinh tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường việc làm có thể còn yếu và các công ti vẫn còn ngần ngại thuê người. Nếu sinh viên đã tốt nghiệp nhưng không thể tìm được việc làm, lời khuyên của tôi cho các bố mẹ là họ nên động viên con họ “tình nguyện” làm việc cho các công ti không lương hay với lương tối thiểu, hay làm việc cho tổ chức từ thiện nào đó để cho một ngày nào đó khi thị trường việc làm được tốt lên, ít nhất những người đã tốt nghiệp này cũng đã làm việc và có kinh nghiệm. Điều đó sẽ còn tốt hơn là cho phép họ ở nhà, nấu ăn cho họ, cho họ tiền để mua iPhone, iPad xịn nhất, hay chơi trò chơi máy tính cả ngày và học thói quen xấu.
Nếu chúng ta nhìn ngược lại trong lịch sử, mọi cuộc khủng hoảng đều là điểm ngoặt cho cái gì đó tốt hơn bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những điều mới và công nghiệp mới. Sau cuộc suy thoái của Mĩ vào năm 1978, đã có việc nổi lên của công nghiệp điện tử và máy tính cá nhân. Cả Apple và Microsoft đều được thành lập vào thời gian đó. Sau vụ đổ bể “Dot-com” năm 2001, nhiều công ti đã bị xoá sổ nhưng nó làm mạnh cho các công ti như Amazon, eBay và đã tạo ra Google. Cho nên là một nhà chuyên nghiệp phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới, công ti mới và công nghiệp mới nổi lên từ thời kì kinh tế xấu này.
Bởi vì cuộc khủng hoảng này là toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy điểm ngoặt làm thay đổi nhiều thứ. Một số nước sẽ KHÔNG phục hồi và một số nước sẽ nổi lên như cường quốc mới. Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của kỉ nguyên mới, nơi mọi thứ được kết nối. Điều này sẽ tạo ra hiện quả làm cân bằng vì việc cung thừa ở chỗ này sẽ giúp cho việc cung thiếu ở chỗ khác. Vào lúc này, nhiều nước đang cố gắng hình dung ra phải làm gì. Một số nước có thể không muốn làm gì mà chỉ chờ đợi. Điều gì xảy ra tiếp sẽ xác định nước nào sẽ tiến lên và nước nào sẽ bị đẩy lùi lại và tất cả điều đó đều phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của công dân nước họ. Một nước có công dân có giáo dục cao, có công nhân có kĩ năng cao và hệ thống giáo dục mạnh sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều để thu được ưu thế lớn và sẽ chi phối các nước khác.
Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục cho con cái bạn là điều tốt nhất mà bất kì bố mẹ nào cũng có thể làm ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất mà chính phủ có thể làm cho công dân của họ ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, có chương trình đào tạo giáo dục tốt, được cập nhật, có nhóm các giáo sư được đào tạo tốt, và có sinh viên đại học được lựa chọn tốt những người có động cơ để học tập chính là những điều tốt nhất có thể xảy ra cho bất kì nước nào.
—-English version—-
Parents and Children
Several parents told me that they are worrying about the current unemployment situation among college graduates and asked me what will happen in the next few years when their children graduate from college. Of course, no one can predict the future job market because many things can change quickly. The only thing I can advise them is they must look beyond the current situation toward the better future because having a good education is still the best investment that they can make today. However, like any investment, they must plan, review, and monitor their children progress to make sure that it is moving toward the expected results.
Parents invest in children’s education with an expectation that they will get educated and be able to build careers that give them comfortable living. That is why some parents do have a lot of influence over the career choices of their children but they must be realistic too. Not every child can be a Medical doctor, a Pharmacist, or a Software engineer. Children do best when they study something that they like and fit their abilities. Of course, they need “good advices” from parents but parents also need to listen to their children’s opinions to understand them. Together, they could come up with a reasonable career choices that satisfy both.
It is important to distinguish the difference between “Telling” and “Advising” and the difference between an “Authority role” and an “Advisor role”. Because parents have spent many years nurturing, caring, teaching, and also “Telling” their children what to do, somehow they do not realize that their children are now “Young adults”. As young adults, they do need support from parents but they also want to have some independences that allow them to make their own decisions. This is NOT easy, especially for Asian parents because the “Tradition” that parents are the “Authority” and children must “Obey” parents is still strong. To switch from being the “Authority” to an “Advisor” is a new concept that many may NOT accept. This is where “parent-children conflict” happens, especially when they force their children to study something that they do not want or may not have the ability.
As a Professor, I have seen many students struggled with subjects that they did not like and could not pass the course. I have seen many student failed and quit school because they did not have the ability to complete what their parents wanted them to study. Many of them believed that they are not “smart enough” to do anything. Many also develop “inferior complex” and “negative self images” that will hurt them for the rest of their lives. This tragedy happens often in Asia, when I taught in China and Japan, I noticed that every year there are students who committed suicides when they failed a course or an exam as they did not meet their parents’ expectations. To avoid this, it is important for both parents and children to have more time with each others to discuss, to listen and to understand. In this very busy time, both parents and children need to spend more time than ever to really “understand” each others.
For most parents, go to college is a major investment for their children’s future so it is important to prepare as early as possible. Do NOT wait until your children almost complete high-school then talk to them about college. In the U.S. most parents discuss college education when their children begin high-school or at least three or four years before college so their children can prepare and be ready. If parents have been preparing their children for being responsible for their own actions and focus on certain area then it will be much easier. A responsible children can make their own decisions, finding their own interested area and building their own careers. In that case, parents only need to offer “little advices’ to help their children make decision on selecting their field of study based on their abilities and interests.
The next step is selecting schools. Parents need to know that NOT all colleges are equal, NOT all curricula are most updated, NOT all professors are well-trained, and the reputation of the school could be a major determination of the students’ future. Parents must carefully select the right schools, the right curricula, and the right place to invest in their children’s education. In the U.S., most of the “Top universities” are privates and each has their own specialty so American parents do know where to send their children, depend on their career choices. In other countries, there are also “Top universities” but it is difficult to distinguish their specialties. This is where parents must investigate. For example, if the school is famous in science and technology but you enroll your children to study art and literature then maybe it is not a good choice. In the U.S. you can assume that students to go to HarvardUniversity because they want to be in position of leadership in government, politics, or manage large companies. If students go to Yale then maybe they are interested more in laws, policies, and legal systems. Of course, Stanford and Carnegie Mellon are well known for Information technology and computer science. Selecting the right schools is probably the most important choice that parents can make for their children. Many students often select schools based on where their friends go to rather than the reputation or the curriculum.
Parents need to understand that college is also the time many “young adults” are facing challenges that they never encountered before. As part of “growing up” they must solve some challenges by themselves. They must figure out how to overcome the loneliness issue, especially when some of their friends are having boyfriends or girlfriends. They must learn how to balance priorities in school and at the same time dealing with the pressure to “Fit in” with schoolmates. They have to develop good study habit at the same time building relationship with college friends. These are tremendous pressure for a young person and many could not handle it well. That is why the best way is to have an “open and honest” discussion between parents and children. Parents need to listen more to “understand” their children rather than tell them what to do. “Listening” is a key aspect to move toward better relationship because the more you listen, the better you understand. The better you understand, the more you can give better advise. The best advice is to understand and support your children to make their own decision after they have taken into consideration all the facts regarding their choices. It is not easy as parents to listen, as many still are considering them as “the authority” rather than “the advisor”. To build the “understanding bridge” between parents and children and to avoid miscommunication, misunderstanding and any missteps later, it is essential that both sides “listen” to each others.
Because education is the most important investment parents can make, they need to constantly monitor their children progress to make sure that it is moving toward the expected results. Many parents send children to school, pay for their tuitions but do not monitor the progress. Either they are too busy or do not know how. Many only check the examination result at the end of the year to see if the children pass or fail, but usually it is TOO LATE. Monitoring involves regularly discussions with their children and with the school on a periodic basis (monthly or bi-monthly). Many students told me that they are “College students” and they felt embarrassing when their parents called me and asked about their progresses. I told them “Aren’t you glad that you still have parents that love you and care for you? Do you know how many students in school that do not have parents? Do you know how many students only have a single parent? Do you know how many of them do not have anyone that concern about their progress?” With information technology, everything can be on-line where parents can easily check progress, check quizzes and test scores easily. I know some students do not like it and feel uncomfortable about their parents looking into their records. However, I believe if parents invest in the education of their children, they should have the right to monitor it so they can correct it, when it does not move toward the expected results. As a professor, I always add comments into the on-line grade report to provide additional information about students’ progress. Instead of just the grade or score, a few sentences would make a parents feel very proud or alert them on something that they need to know.
With many countries are still recovered from the economic crisis. The job market may be weak and companies are still reluctant to hire. If students graduated but could not find jobs, my recommendation to parents is they should encourage their children to “volunteer” working for companies with no pay or minimum salary, or working for some charity organizations so that some day when the job market is getting better, at least these graduates have worked and have experiences. That would be much better than allow them to stay home, cook for them, give them money to buy the latest iPhones, iPads, or play computer games all days and learn bad habits.
If we look back in history, every crisis is a turning point for something better because it forces people to create new ideas, new things and new industries. After the U.S recession of 1978, there was the emerging of the electronic and personal computer industry. Both Apple and Microsoft were found during that time. After the “Dot-com” bust of 2001, many companies were eliminated but it strengthened companies such as Amazon, eBay and created Google. So as a software professional, I am optimistic that there will be new innovations, new ideas, new companies and new industries emerge from this economic bad time.
Because this crisis is global, I think we will see a turning point that changes many things. Some countries will NOT recover and some countries will emerge as the new powers. We are at the beginning of the new era, where everything is connected. This will create a balancing effect as the over-supply in one place will help the under-supply of another. At this time, many countries are trying to figure out on what to do. Some may not want to do anything but wait. What happens next will determine which country will move forward and which will be pushed back and it all depending on the knowledge and skills of their citizens. A country with highly educated citizens, with highly skilled workers and strong education systems will be in much better chance to gain significant advantages and will dominate over others.
More than anything else, an investment in education of your children is the best thing that any parents can do today. More than anything else, an investment in education is the best thing a government can do to its citizens today. More than anything else, having a good, up-to-date education training programs, having a well-trained group of professors, and a well-selected college students who are motivated to study are the best things that can happen to any country.