19 Jan, 2021
Kĩ năng nóng: Quản lí dịch vụ
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn có lẽ cũng biết về thay đổi nhanh chóng xuất hiện tại đó. Bên cạnh thay đổi công nghệ, bạn cũng phải điều chỉnh thay đổi từ xu hướng toàn cầu và thị trường tài chính. Trong cuộc khủng hoảng cuối cùng, hàng nghìn công ti trên khắp thế giới đã sụp đổ và hàng triệu người mất việc làm. Khi kinh tế bắt đầu phục hồi, các công ti bây giờ chuẩn bị cho trận chiến tiếp: Trận chiến cho sống còn.
Trận chiến chính sẽ là trong khu vực áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thu lấy ưu thế cạnh tranh. Chiến lược giảm chi phí, tăng thu nhập, làm qui trình doanh nghiệp hiệu quả hơn và giảm lãng phí đang được chấp nhận và thực hiện trong mọi công ti. Thành công trong trận chiến này sẽ đảm bảo sống còn và tăng trưởng nhưng thất bại sẽ làm nảy sinh phá sản hay bị kẻ khác mua lại. Việc áp dụng dùng công nghệ làm ưu thế cạnh tranh then chốt đã tăng trưởng tầm quan trọng qua nhiều năm, khi CNTT chuyển từ chức năng chi phí sang chức năng sinh thu nhập.
Không may, nhiều người quản lí CNTT KHÔNG biết cách chuyển từ vai trò kĩ thuật sang vai trò doanh nghiệp. Nhiều người không thể đổi được cách họ nghĩ hay cách họ quản lí. Họ không thể bắt kịp với những ý tưởng mới mà có thể cung cấp ưu thế cạnh tranh cho công ti. Họ không biết cách tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của nhà cung cấp và của khách hàng. Ngày nay khách hàng và người dùng muốn truy nhập ngay lập tức vào thông tin như sản phẩm, dịch vụ, đơn hàng, hoá đơn và thanh toán qua đa dạng điểm truy nhập như điện thoại di động, email, tin nhắn, hay cổng Internet. Những nhu cầu này đòi hỏi tư duy mới, ý tưởng mới, công nghệ mới để giúp cho doanh nghiệp của họ giải quyết vấn đề. Để làm điều đó phần mềm không còn chỉ là sản phẩm mà cũng là dịch vụ.
Theo nghiên cứu công nghiệp CNTT gần đây, đa số những người quản lí bị sa thải trong những năm qua đều là người kĩ thuật “thuần tuý” và những người được giữ lại làm quản lí có “kĩ năng doanh nghiệp”. Sự kiện này là dấu hiệu cảnh báo cho những người làm việc trong khu vực công nghệ và là chỉ dẫn rằng một mình kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ để sống sót trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Nghiên cứu này thấy rằng phần lớn các công ti đều đào tạo lại người quản lí của họ để cải tiến hiệu năng. Năm 2010, các công ti Mĩ đã chi trên $ 650 triệu đô la để đào tạo lại người quản lí CNTT của họ về kĩ năng doanh nghiệp. Hội tụ là vào phát triển các chiến lược để biến đổi từ phát triển sản phẩm sang cung cấp dịch vụ. Kĩ năng nóng nhất trong nhu cầu cao này là quản lí dịch vụ hay những người có thể quản lí loại hình mới này về dịch vụ.
Kĩ năng quản lí dịch vụ là bản chất bởi vì người quản lí CNTT sẽ chịu trách nhiệm về các dự án hội tụ vào việc giảm chi phí, cải tiến năng suất bằng việc cung cấp dịch vụ tốt hơn và hiệu quả hơn cho người dùng. Là người quản lí dịch vụ họ phải làm việc chặt chẽ với khách hàng và người dùng từ các đơn vị doanh nghiệp khác. Thay vì phát triển phần mềm, họ phải đảm bảo rằng dịch vụ của họ đáp ứng cho yêu cầu của người dùng về năng lực, tính hiệu quả, hiệu năng v.v. Họ phải biết cách kiểm soát thay đổi trong hệ thống sản xuất và đảm bảo rằng dữ liệu được giữ an toàn trong cơ sở dữ liệu. Họ phải giám sát mọi dịch vụ để chắc rằng hệ thống CNTT là sẵn có, tin cậy và cung cấp đủ tài nguyên, kết cấu nền để đáp ứng cho cả nhu cầu của người dùng trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, nghiên cứu công nghiệp cũng thấy rằng việc đào tạo lại người quản lí kĩ thuật thành người quản lí dịch vụ là KHÔNG dễ dàng. Nhiều người KHÔNG thể làm chủ được những kĩ năng này vì họ cảm thấy không thoải mái khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp nơi trao đổi và kĩ năng mềm là quan trọng. Ngay cả với đào tạo, sự thoả mãn của khách hàng vẫn thấp và giá trị doanh nghiệp không được đạt tới như mong đợi. Đó là lí do tại sao các công ti bắt đầu quay sang giải pháp khác: “Thuê những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây từ các đại học có dạy về những kĩ năng này và sa thải những người quản lí thay vì đào tạo lại họ.” Dữ liệu từ vài năm qua chỉ ra nhiều người quản lí kĩ thuật được trả lương cao đã bị sa thải đồng thời nhiều sinh viên tốt nghiệp về Quản lí hệ thông tin đã được thuê, đặc biệt từ các đại học có dạy về kĩ năng quản lí dịch vụ.
Nghiên cứu công nghiệp này kết luận: “Trong thị trường việc làm cạnh tranh này, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, sa thải người quản lí kĩ thuật với lương cao và thuê sinh viên mới tốt nghiệp được đào tạo tốt hơn, có kĩ năng tốt hơn, lương thấp hơn là chọn lựa logic của doanh nghiệp.”
—-English version—-
Hot skill: Service Management
If you work in the technology field, you probably know about the rapid change that occurs there. Beside technology change, you also have to adjust to changes from the globalization trend and financial market. During the last crisis, thousands companies all over the world collapsed and million people lost their jobs. As the economy begins to recover, companies are now preparing for the next battle: The battle for surviving.
The major battle will be in the area of applying Information Technology (IT) to support business in gaining a competitive advantages. Strategies to reduce costs, increase revenues, making business process more efficient and reducing wastes are being adopted and implemented in every companies. Succeed in this battle will guarantee survival and growth but failure will result in bankruptcy or being acquired by others. The application of using technology as a key competitive has grown in importance over the years, as IT moves from a cost to a revenue generating function.
Unfortunately, many IT managers do NOT know how to move from technical roles to business roles. Many cannot change the way they think or the way they manage. They cannot come up with new ideas that can provide competitive advantages to the company. They do not know how to integrate their systems with those of their suppliers and customers. Today customers and users want instant access to information such as products, services, orders, bills and payments through a variety of access points such as mobile phone, email, text messages, or Internet portals. These needs demand new thinking, new idea, new technologies to help their businesses solve problems. To do that software is no longer just a product but also a services.
According to recent IT industry study, a majority of managers that got laid-off in past years were “Pure” technical people and people who were kept were managers with “business skills”. This fact is a warning sign to people who work in technology area and an indication that technical skill alone is NOT enough to survive in this fast changing world. The study found that most companies are retraining their managers to improve performance. In 2010, U.S companies had spent over $ 650 million to retrain their IT managers in business skills. The focus is on developing strategies to transition from develop products to providing services. The hottest skill in high demand is the IT service management or people who can manage this new kind of service.
The service management skills is essential because IT managers will be in charge of projects that focus on reduce costs, improve productivity by providing better and more efficient services to users. As service managers they must work closely with customers and users from other business units. Instead of develop software, they must ensure that their services meet the users’ requirements on capacity, efficiency, performance etc. They must know how to control changes in the production systems and ensure that data are kept securely in database. They must monitor all services to make sure that IT systems are available, reliable and providing sufficient resource, infrastructure to meet both current and future users’ needs.
However, the industry study found that retraining technical managers into service managers is NOT easy. Many could NOT master these skills as they feel uncomfortable working in the business environment where communication and soft-skill are important. Even with training, customer satisfaction is still low and the business value is not achieved as expected. That is why companies began to turn to another solution: “Hiring recent graduates from universities that taught these skills and lay off technical managers instead of retraining them”. Data from past few years indicated many highly-paid technical managers were laid-off at the same time more graduates in Information System Management were hired, especially from universities that taught service management skills.
The industry study concluded: “In this competitive job market, to reduce costs and increase profits, lay off highly-paid technical managers that failed to acquire business skills and hiring better trained, better skills, lower wages graduates is a logical business choice”.