Sách điện tử
Công nghệ làm thay đổi mọi thứ và báo, tạp chí và sách in cũng bị tác động. Ngày nay 86% mọi người đọc tin trực tuyến thay vì đọc báo và con số báo và tạp chí in đã sụt giảm lớn. Một việc tương tự cũng đang xảy ra trong sách nơi ngày càng nhiều người đọc sách điện tử e-books thay vì đọc sách in. Người ta dự đoán rằng trong mười năm nữa, sách in sẽ biến mất và nhiều sinh viên sẽ dùng e-books thay vì sách giáo khoa in.
Xu hướng chuyển sang chuyên môn hoá
Do thay đổi công nghệ, thị trường việc làm công nghệ đang đổi từ đa ngành sang chuyên ngành.
Nghề nghiệp trong An ninh máy tính
Theo một báo cáo công nghiệp, an ninh máy tính là mối quan ngại hàng đầu trong những người điều hành công ti vì số sự cố an ninh đã tăng lên trong năm qua. Khi nhiều cuộc tấn công cyber đang phức tạp lên, nhiều công ti thấy rằng họ không thể nào phát hiện và phòng thủ chống lại các cuộc tấn công này. Một người phân tích công nghiệp giải thích: “Ngày nay tường lửa là KHÔNG đủ; phần mềm quét virus là KHÔNG đủ mà công ti cần thiết lập một nhóm an ninh tích cực để phòng ngừa các cuộc tấn công cyber. Không có nó, bạn sẽ gặp khó khăn làm kinh doanh với người khác vì nếu hệ thống của chúng ta được kết nối với hệ thống của khách hàng và nhà cung cấp, một sự cố an ninh trong hệ thống của chúng ta có thể lan rộng tới họ và tạo ra nhiều thiệt hại hơn. Trong thế giới được kết nối này, nếu công ti của bạn không thể đảm bảo được an toàn và tích hợp mọi giao tác kinh doanh, không ai sẽ làm kinh doanh với bạn.”
Dạy kĩ năng STEM
STEM (Khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học) là những kĩ năng và tri thức tạo nên nền tảng cho nền kinh tế được công nghệ dẫn lái của thế kỉ 21. Do đó các kĩ năng STEM là rất quan trọng cho nghề nghiệp thành công trong thị trường việc làm ngày nay. Nhưng STEM còn nhiều hơn nhiều so với chỉ là bốn lĩnh vực học tập này được dạy trong trường. Nó là tập hợp tích hợp các tri thức làm phát triển tư duy phê phán, cộng tác, và kĩ năng giải quyết vấn đề. Bạn không thể dạy STEM bằng việc đọc bài giảng hay ghi nhớ các sự kiện mà sinh viên phải học cách áp dụng tri thức của họ để nhận diện vấn đề, thiết kế giải pháp, và giải quyết vấn đề. Để dạy STEM hiệu quả, bạn có thể cần dùng phương pháp “Học qua Hành” với giáo trình hỗn hợp gồm các công cụ hỗ trợ của như video, phim ngắn, và bài đọc thêm v.v.
Công nghệ thay đổi và thị trường việc làm
Hôm qua một người bạn gọi điện cho tôi và hỏi: “Trong nhiều năm, anh đã viết rằng có thiếu hụt người có kĩ năng công nghệ nhưng Microsoft vừa mới công bố rằng họ đang giảm 18,000 việc làm, HP cũng công bố cắt giảm 16,000 việc làm, Intel cũng giảm trên 6000 công nhân và nhiều công ti công nghệ đang lập kế hoạch sa thải sớm. Anh có thể giải thích điều đó được không? Tôi lo lắng vì con tôi đang học Khoa học máy tính, chúng tôi không biết điều đó nghĩa là gì và tương lai sẽ là gì.”
Lời khuyên cho người tốt nghiệp trung học
Một học sinh tốt nghiệp trung học viết cho tôi: “Em sẽ vào đại học sang năm và ghi danh vào lĩnh vực kĩ nghệ phần mềm. (Lưu ý: Em đã lấy lời khuyên từ blog của thầy.) Vì em vẫn còn vài tháng nghỉ hè, thầy gợi ý em cần làm gì trước khi bắt đầu đại học? Xin thầy lời khuyên.”
Lời khuyên cho người chủ công ti nhỏ
Từ khía cạnh kinh doanh, Công nghệ thông tin (IT) có thể tự động hoá nhiều điều, làm tăng tính hiệu lực, tính hiệu quả cũng như giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho các công ti, bất kể kích cỡ. Nhưng có hiểu lầm rằng CNTT chỉ tốt cho công ti lớn mà không phù hợp cho công ti vừa hay nhỏ.
Big data và cúp bóng đá thế giới
Ngay cả tôi dạy và tiến hành nghiên cứu về phân tích Big Data, tôi không hề hình dung được rằng Big data cũng có thể được dùng trong thể thao, đặc biệt trong giải vô địch bóng đá thế giới 2014. Đêm qua tôi đọc một bài báo về việc dùng phân tích Big data trong thể thao và cách nó cho vai trò bản chất trong việc giành chức vô địch cho Đức.
Công nghệ thông tin và thế giới của chúng ta
Công nghệ thay đổi nhanh chóng và tạo ra những thách thức mới cho mọi công ti và cấp quản lí của nó nhưng một số công ti có thể không biết phải làm gì. Công nghệ có thể cho những ích lợi lớn cho công ti nếu cấp quản lí hiểu rõ nó nhưng có thể là khó và tốn kém nếu cấp quản lí không hiểu nó. Vì nỗi sợ đó, nhiều người quản lí công ti thường lấy thái độ “đợi cho mọi sự thành rõ ràng” trước khi làm bất kì cái gì thế rồi họ bỏ lỡ cơ hội. Một số người quản lí có triệu chứng “tôi biết” bằng việc bất chấp điều họ không biết và tiếp tục làm cùng điều cũ như không cái gì xảy ra.
Dạy điều liên quan
Là thầy giáo, chúng ta có lẽ nghe các lời bình luận từ sinh viên như: “Lớp này là vô dụng.” Hay “Tôi không quan tâm về tôi đã học cái gì, miễn là qua được lớp.” Hay “Tôi không thích lớp này nhưng cần học nó để tốt nghiệp.” Phần lớn sinh viên không biết rằng thầy giáo không thể đổi được nội dung lớp vì chúng được chính phủ hay quản trị nhà trường buộc phải theo nhưng là thầy giáo, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy nó. Nếu chúng ta có thể cải tiến lớp và phương pháp dạy, chúng ta có thể tạo ra khác biệt và có khả năng đạt tới mục đích dạy học của chúng ta.
Xu hướng tự động hoá
Theo một báo cáo công nghiệp, số các việc làm cơ xưởng ở Mĩ đã tăng lên đáng kể qua vài năm qua vì nhiều công ti Mĩ đang mang việc làm về nhà, và nhiều công ti nước ngoài đang chuyển công việc của họ sang Mĩ thay vì sang Trung Quốc.
Môn học nhập môn
“Môn học nhập môn” là môn học đầu tiên mà sinh viên phải học trước khi học các môn khác. Thuật ngữ “nhập môn” nghĩa là lần đầu tiên sinh viên đương đầu với lĩnh vực học tập này nhưng nó cũng xác định liệu họ có tiếp tục trong lĩnh vực này hay không. Điều này là tương tự với tình huống khi hai người gặp nhau lần đầu tiên, bất kì ấn tượng nào họ có được từ người kia sẽ xác định ra liệu họ sẽ có mối quan hệ hay không. Do đó, việc dạy môn học “nhập môn” là KHÔNG giống như việc dạy các môn khác.
Video xem trước bài giảng trên lớp
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích ý tưởng về có video để xem trước bài giảng trên lớp. Thầy có thể giải thích thêm về làm những video này không?”
Đối thoại về phương pháp dạy
Ngày nay các đại học đang dùng “phương pháp dạy hỗn hợp” để làm tăng tính hiệu quả học tập của sinh viên. Kiểu phương pháp này hay các môn hỗn hợp bao gồm một tổ hợp các tương tác trên lớp giữa thầy và trò và các video trực tuyến, tài liệu đọc trước khi lên lớp. Sinh viên vẫn tới lớp, nhưng phải xem video hay đọc tài liệu như phần bổ sung cho hoạt động trên lớp. Mục đích là để tạo điều kiện cho việc học của sinh viên được tốt hơn, giảm đọc bài giảng trên lớp, và tăng tương tác qua thảo luận trên lớp.
Tìm việc làm
Một sinh viên viết cho tôi : “Em tốt nghiệp đại học năm ngoái nhưng không thể tìm được việc làm. Phần lớn các bạn của em cũng không có việc làm nhưng chúng em hi vọng rằng thị trường việc làm sẽ khá hơn trong năm nay nhưng nó lại không thế và chúng em tuyệt vọng. Chúng em cần lời khuyên của thầy. Xin thầy giúp cho.”
Lập kế hoạch tương lai
Hệ thống giáo dục truyền thống không dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp.
Phương pháp dạy
Ngay cả ngày nay nhiều đại học vẫn đang dùng cùng phương pháp dạy không khác gì mấy với hàng nghìn năm trước: sinh viên tới trường, ngồi yên lặng để nghe bài giảng của thầy; đọc sách giáo khoa, ghi nhớ sự kiện và công thức rồi làm bài kiểm tra. Kiểu học này yêu cầu nhiều thời gian của cả thầy giáo và sinh viên nhưng tạo kết quả trong những người tốt nghiệp biết nhiều sự kiện và công thức mà không thể áp dụng được chúng để giải quyết vấn đề. Trong nhiều năm, các đại học đã thử cải tiến các phương pháp dạy bằng việc thêm công nghệ như video, phim ngắn, và tài liệu đọc thêm nhưng kết quả không cải tiến gì mấy.
Làm quyết định
Mọi học kì, tôi đều mời các quan chức điều hành của công nghiệp tới chia sẻ với sinh viên trong lớp của tôi để cho họ có thể học được từ “người thực” thay vì từ sách hàn lâm. Tháng trước, Scott McCloud một quan chức điều hành của một công ti phần mềm đã chia sẻ cách nhìn của anh ấy về việc làm quyết định cho sinh viên của tôi.
Kiểm dự lớp
Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Thầy có kiểm việc dự lớp của thầy không? Làm sao thầy biết liệu sinh viên có học hay không nếu họ không dự lớp?”
Thị trường khoán ngoài đang thay đổi
Trong hai mươi năm qua, các nước phương tây đã khoán ngoài phần mềm “không thiết yếu” cho các nước có chi phí thấp để tiết kiệm tiền. Phần mềm “không thiết yếu” chủ yếu là “hệ thống phần mềm thừa tự” đã được phát triển từ nhiều năm trước nhưng cần một số thay đổi và lí do cho khoán ngoài là hạ thấp hơn chi phí của bảo trì phần mềm. Ngày nay do thiếu hụt công nhân công nghệ thông tin trên khắp thế giới, thị trường khoán ngoài đã thay đổi. Bên cạnh các hệ thống thừa tự, các công ti đang khoán ngoài việc phát triển phần mềm mới vì họ không có đủ công nhân để làm việc trên chúng. Tuy nhiên với công việc phần mềm mới, các kĩ năng đang trở thành yếu tố then chốt trong chọn lựa nước nào để khoán ngoài.