10 Jun, 2021
Cách động viên sinh viên
Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Dễ nói chuyện về động viên sinh viên. Tôi đã thử động viên sinh viên của tôi nhưng họ dường như không muốn học cái gì. Một số sinh viên bảo tôi rằng mọi điều họ muốn là qua được lớp của tôi và có được bằng cấp. Tôi không biết phải làm gì. Xin thầy giúp.”
Đáp: Động viên là quá trình hướng dẫn những hành vi nào đó. Nó là “động cơ” dẫn lái sinh viên đạt tới cái gì đó. Tuy nhiên để động viên họ một cách hiệu quả, bạn cần hiểu những tính cách nào đó của sinh viên dù họ là “người học nông” hay “người học sâu” và động viên họ khác đi.
Sinh viên kiểu “người học nông” được động viên bởi phần thưởng như điểm và lời ca ngợi. Họ có thể làm tốt trong bài kiểm tra nhưng có thể không tham gia sâu vào trong một chủ đề. Họ sẽ học nhiều nhất có thể được để qua được bài kiểm tra rồi quên tài liệu khi hoàn thành môn học. Người học nông được động viên chủ yếu bằng ham muốn tránh thất bại. Lí do họ không muốn đi sâu là vì họ tin rằng họ có thể trượt. Đó là lí do tại sao họ chỉ làm điều gì cần để qua được kì thi nhưng sẽ không đi ra ngoài điều tối thiểu được yêu cầu vì sợ trượt. Để động viên họ, thầy giáo phải bắt đầu đặt nhấn mạnh vào kiểm thử và cho điểm. Kiểm tra phải là cách chỉ ra điều họ đã học, không phải điều họ không học để khuyến khích họ học nhiều hơn nhưng tránh phê bình. Bạn có thể cung cấp phản hồi về công việc của họ nhưng nhấn mạnh vào các cơ hội cải tiến, và tránh bất kì việc trừng phạt nào. Trong bài giảng, bạn nên dùng nhiều ví dụ vì những sinh viên này muốn được chỉ ra tại sao một khái niệm là có ích trước khi họ muốn học thêm về nó. Bạn cần nhắc nhở họ về cách tài liệu môn học sẽ chuẩn bị cho họ các cơ hội tương lai.
Sinh viên kiểu “người học sâu” được động viên bởi cảm giác hoàn thành như làm cái gì đó họ thích. Họ được động viên bằng việc học những điều làm họ quan tâm và ưa thích được thách thức hơn là thưởng hay phạt. Họ thích nghĩ nhiều trong thời hạn lâu và lập kế hoạch tương lai của họ một cách cẩn thận nhưng các thầy giáo phải biết điều họ thích để gióng thẳng mối quan tâm của họ với tài liệu môn học. Sinh viên kiểu người học sâu bao giờ cũng thích hoàn thành chủ đề khó cho nên thầy giáo phải thiết kế tài liệu môn học đáp ứng nhu cầu của họ. Với những sinh viên này tôi thường cho họ công việc phụ như áp dụng, tổng hợp, đánh giá một khái niệm thay vì ghi nhớ hay hiểu cái gì đó. Tôi cũng cho những sinh viên này nhiều kiểm soát hơn đối với việc học của riêng họ. Tôi để cho những sinh viên này chọn chủ đề dự án mà họ quan tâm và cho họ nhiều kiểm soát hơn về cách họ chứng tỏ việc hiểu của họ. Tôi để cho họ đặt các mục đích hiệu năng của họ và cho phép họ đạt tới chúng theo khám phá riêng của họ. Phần lớn họ không cần giúp đỡ thêm vì họ có thể học theo cách riêng của họ qua các vấn đề và khám phá nguyên lí nền tảng theo cách riêng của họ.
—English version—
How to motivate students
A young teacher wrote to me: “It is easy to talk about motivating students. I have tried to motivate my students but they seem not wanting to learn anything. Some students told me that all they want is to pass my class and get a degree. I do not know what to do. Please help.”
Answer: Motivation is the process that guides certain behaviors. It is the “engine” that drives students to achieve something. However to motivate them effectively, you need to understand certain characters of students whether they are “Surface learners” or “Deep learners” and motivate them differently.
“Surface learner” students are motivated by reward such as grades and praises. They can do well in tests but may not engage deeply in a subject. They will learn as much as they need to pass tests then forget the material when complete the course. Surface learners are motivated mostly by a desire to avoid failure. The reason they do not want to go deep because they believe that they may fail. That is why they only do what it takes to pass exam but will not go beyond the minimum required for fear of failure. To motivate them, teachers must start by placing emphasis on testing and grading. Tests should be a way showing what they have learned, not what they have not to encourage them to study more but avoid criticism. You may provide feedback on their work but emphasize opportunities to improve, and avoid any punishment. In lecture, you should use more examples because these students want to be shown why a concept is useful before they want to study it further. You need to remind them about how the course materials will prepare them for future opportunities.
“Deep learner” students are motivated by a sense of accomplishment such as doing something that they like. They are motivated by learn things that interest them and prefer to be challenge rather than rewards or punishments. They like to think more in the long term and plan their future carefully but teachers must know what they like to align their interests with the course materials. Deep learner students always like to accomplish difficult subject so teachers must design course materials that meet their needs. For these students I often give them extra works such as apply, synthesize, evaluate a concept instead of memorize or understand something. I also give these students more control over their own learning. I let these students choose project topics that interest them and give them more control over how they demonstrate their understanding. I let them set their performance goals and allow them to achieve them on their own discovery. Most of them do not need extra help as they can learn on their own through problems and discovering the underlying principle on their own.