08 Jun, 2021
Học qua thảo luận trên lớp
Trong lớp của tôi ở CMU, phần lớn sinh viên đọc tài liệu trước khi tới lớp rồi tham gia vào trong thảo luận trên lớp nơi họ học bằng việc nghe người khác và bày tỏ quan điểm của họ. Tuy nhiên khi dạy ở châu Á, tôi thấy rằng phần lớn sinh viên hiếm khi đọc tài liệu trước khi lên lớp và họ thường ngồi yên thay vì tham gia vào trong thảo luận trong lớp. Khi tôi hỏi các giáo sư khác, họ bảo tôi rằng sinh viên được bảo phải tập trung vào bài giảng và ghi chép để qua được bài kiểm tra. Một giáo sư nói: “Họ được đào tạo theo phương pháp truyền thống này từ khi họ còn ở trường tiểu học và nó đã trở thành thói quen. Ở nước này, qua được kì thi là rất quan trọng. Sao bận tâm tới việc yêu cầu họ làm cái gì đó khác?”
Tôi không thích giải thích của ông ấy vì tôi muốn giúp họ thay đổi thói quen này. Tôi tin rằng việc học phải có tính tích cực, không thụ động. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, việc học nên dựa trên áp dụng tri thức, không phải là ghi nhớ tri thức. Cho nên tôi thấy một cách đơn giản để khuyến khích sinh viên học tích cực tài liệu và đồng thời, đạt tới mục đích của họ qua kì thi thông qua việc dùng “điểm phụ.”
Lúc bắt đầu môn học, tôi nói với sinh viên rằng họ có thể có được “điểm phụ” được dùng trong bài thi. Các điểm phụ này được cho trong thảo luận trên lớp nếu họ chứng tỏ hiểu biết của họ về môn học bằng việc giải thích rõ ràng quan điểm của họ trong các khu vực đặc biệt. Mỗi lần sinh viên trả lời một câu hỏi mà tôi hỏi hay thảo luận cái gì đó xứng đáng, tôi sẽ cho họ một điểm phụ, và sinh viên có thể dùng tối đa năm điểm cho mỗi bài kiểm tra. Tuy nhiên tôi chỉ cho “điểm phụ” một cách ngẫu nhiên và không nói cho họ ngày nào tôi sẽ áp dụng “điểm phụ” này cho nên họ phải được chuẩn bị mọi lúc.
Khi tôi áp dụng kĩ thuật này, tôi lo nghĩ rằng “điểm phụ” này có thể quá “trẻ con” với sinh viên đại học nhưng tôi ngạc nhiên là sinh viên phản ứng rất tốt với ý tưởng này. Trong vòng vài tuần, việc sinh viên tham gia trong lớp được cải tiến ngay lập tức và tiếp tục ngay cả vào những ngày tôi không cho điểm phụ. Tôi thấy rằng sinh viên được chuẩn bị nhiều hơn bằng việc đọc tài liệu trước khi tới lớp và sẵn sàng đóng góp cho thảo luận trên lớp. Họ chú ý nhiều hơn trong thảo luận trên lớp và sẵn sàng sửa cái gì đó sai. Đột nhiên cả lớp trở nên sống động với nhiều sinh viên hăm hở diễn đạt hiểu biết của họ vì mọi người đều muốn được “điểm phụ.” Tôi thấy rằng sinh viên châu Á rất có tính ganh đua và với “điểm phụ” này ngay cả sinh viên yên tĩnh cũng tham gia tích cực vì họ không muốn bị bỏ lại đằng sau khi mà bạn của họ có được điểm phụ mà có thể được cộng vào điểm thi hàng tuần. Khi sinh viên nhận ra rằng họ không học cái gì đó đủ tốt bằng việc không có được điểm phụ khi người khác có điểm phụ, họ đưa vào nhiều nỗ lực hơn và học chăm chỉ hơn để chắc rằng họ sẽ thắng trong thảo luận trên lớp kì tới.
Khi sinh viên có nhiều “điểm phụ” họ không lo nghĩ quá nhiều về bài kiểm tra. Họ có thể thấy rằng việc thu được điểm phụ là một “đảm bảo” rằng họ sẽ qua được mọi bài kiểm tra một cách dễ dàng thì sức ép về kiểm tra đột nhiên giảm đi. “Điểm phụ” là một chứng minh rằng họ biết tài liệu rõ mà không phải làm bài kiểm tra. Khi sức ép của việc qua kiểm tra không còn đó, tôi có thể cảm thấy rằng cả lớp tự tin hơn, cởi mở hơn cho học tập, được chuẩn bị hơn, chia sẻ nhiều hơn về hiểu biết của họ và nhiều sinh viên tích cực tham gia vào trong thảo luận. Đến cuối kì học mùa hè, nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ thích kĩ thuật này hơn là nghe bài giảng truyền thống. Họ không phải ghi nhớ nhiều vì họ học bằng việc tham gia, bằng cách diễn đạt, bằng cách lắng nghe và bằng cách sửa lẫn nhau. Tất cả họ đều cảm thấy rằng họ đã học nhiều qua thảo luận trên lớp và cảm thấy tự tin rằng họ thực sự biết tài liệu mới rõ ràng.
Trong ba năm qua, tôi đã áp dụng kĩ thuật đơn giản này để cải tiến sự tham gia của sinh viên ở nhiều nước châu Á – Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc với kết quả rất tốt. Trong khi điều đó có vẻ giống như “trò chơi trẻ con” với vài giáo sư, nó có tác dụng tốt và phần lớm sinh viên đều thích nó.
—English version—
Learning through class discussion
In my classes at CMU, most students read materials before coming to class then participate in classroom discussions where they learn by listen to others and express their views. However when teaching in Asia, I found that most students rarely read materials before coming to class and they often sat quietly instead of participated in class discussion. When I asked other professors, they told me that students were told to focusing on lectures and taking good notes to pass tests. One professor said: “They were trained in this traditional method since they were in elementary school and it had become a habit. In this country, passing exams is very important. Why bother asking them to do something difference?”
I did not like his explanation since I wanted to help them change this habit. I believe that learning must be active, not passive. Especially in technology fields, learning should be based on applying knowledge, not memorizing knowledge. So I found a simple way to encourage students to actively learning the materials and at the same time, achieve their goal of passing exams through the use of “extra points.”
At the beginning of the course, I told students that they could get “extra points” to be used on exams. These extra points were given during class discussion if they demonstrate their understanding of the course materials by explain clearly their views in specific areas. Each time students answer a question that I asked or discuss something worthwhile, I would give them one extra point, and students can use a maximum of five points on each test. However I only gave out “extra point” randomly and did not tell them which day I would apply this “extra points” so they must be prepared all the time.
When I started this technique, I was worried that this “extra points” may be too “childish” for college students but to my surprise students reacted very well to the idea. Within few weeks, student participation in class improved immediately and continued even on days when I did not give out extra points. I found that students were much more prepared by reading materials before coming to class and ready to contribute to class discussions. They paid more attention during class discussion and ready to correct something wrong. Suddenly the whole class became vibrant with more students eager to express their understanding since everyone wanted to earn “extra points”. I found that Asian students were very competitive and with this “extra points” even quiet students also actively participated as they did not want to be left behind when their friends were getting extra points that can be added to the weekly exam’s points. When students realized that they did not learn something well enough by not getting extra point when other got theirs, they put in more efforts and study harder to make sure that they will win in the next class discussion.
When students have many “extra points” they did not worry too much about the tests. They could see that the collection of extra points was a “guarantee” that they will pass all tests easily then the pressure on test suddenly diminished. The “extra points” were a proof that they knew the material well without have to take tests. When the pressure of passing test was no longer there, I could feel that the whole class was more confident, more open for learning, more prepared, more sharing of their understanding and more students actively participate in discussion. At the end of the summer term, many students told me that they like this technique better than the traditional lecturing. They did not have to memorize much because they learned by participating, by expressing, by listening and by correcting each other. They all felt that they have learned a lot through class discussion and felt confident that they really knew the materials well.
For the past three years, I have applied this simple technique to improve students’ participation in several Asian countries – China, India, Japan and S. Korea with very good results. While it may seem like a “childish game” for some professors, it worked well and most students liked it.