Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới được dẫn lái bởi công nghệ và khi công nghệ thay đổi, nhiều thứ cũng sẽ thay đổi. Không thích nghi được với thay đổi sẽ có hiệu quả phá huỷ cho công ti. Nếu bạn nhìn vào 100 công ti thành công nhất trong các năm 1940 tới 1950, chỉ 7 công ti trong số chúng vẫn tồn tại tới ngày nay. Điều gì đã xảy ra cho 93 công ti kia? Họ đã phá sản. Tại sao các công ti thành công lại phá sản? Họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi vì họ đã dùng phương pháp quản lí cổ khi thế giới đã thay đổi.

Lí thuyết quản lí truyền thống được tạo ra trong thế kỉ 19 là dành cho thời đại công nghiệp. Nó được thiết kế để quản lí “công nhân không kĩ năng” để làm việc trong các cơ xưởng nơi họ phải tuân theo các qui trình của dây chuyền lắp ráp để tạo ra sản phẩm một cách hiệu quả. Bằng việc có hệ thống quản lí này, người quản lí công ti có thể phối hợp nỗ lực công việc để chuyển giao sản phẩm theo số lượng lớn một cách nhất quán. Hệ thống này dựa trên một nguyên lí đơn giản “Công nhân làm bất kì cái gì người quản lí bảo họ làm.” Người quản lí giám sát công nhân tương ứng theo hệ thống quan liêu nơi các chỉ đạo được tạo ra từ trên đỉnh. Việc của người quản lí là chắc rằng công nhân tuân theo các qui trình và báo cáo điều đó cho mức tiếp. Vì có nhiều mức quản lí, thông tin được gửi lên tới đỉnh nơi người chủ công ti làm mọi quyết định và đặt chỉ đạo đi xuống. Phải mất vài ngày hay tuần để thông tin lên tới đỉnh rồi nhiều ngày hay tuần để cho các mệnh lệnh từ đỉnh đi xuống mức công nhân. Nhưng vào thời đó, điều đó là đủ.

Ngày nay thị trường thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh giữa các công ti là dữ dội cho nên quyết định phải được làm nhanh chóng bằng không công ti có thể mất cơ hội tốt. Tuy nhiên nhiều người quản lí vẫn còn theo hệ thống quản lí truyền thống, không ai muốn làm quyết định vì họ được huấn luyện đợi ai đó cho mệnh lệnh. Ngay cả ngày nay, các trường kinh doanh vẫn còn dạy cùng lí thuyết này như không cái gì đã xảy ra. Khi người quản lí không thể làm quyết định mà chờ đợi chỉ đạo từ trên đỉnh, mọi sự bị chậm lại và cho phép đối thủ cạnh tranh nắm lấy cơ hội. Mất cơ hội trong thế giới cạnh tranh này có nghĩa là mất kinh doanh và khách hàng và đó là lí do tại sao nhiều công ti đã thất bại.

Ngày nay công nhân có giáo dục cao. Họ KHÔNG phải là “công nhân không kĩ năng” của thế kỉ 19 và họ KHÔNG được đào tạo để tuân theo mệnh lệnh vì họ có kĩ năng để làm việc của họ. Thay vì ra lệnh cho công nhân làm cái gì, vai trò của người quản lí cũng đã đổi thành “vai trò hỗ trợ” bằng việc tạo ra môi trường nơi công nhân có thể làm xuất sắc trong công việc của họ với giám sát tối thiểu. Công nhân tri thức không muốn chỉ làm một việc mà là làm việc có nghĩa nơi họ được coi là có giá trị. Họ muốn đóng góp cho công ti theo cách tích cực và sẽ không khớp với hệ thống quan liêu đó là lí do tại sao công ti phải thay đổi nhanh chóng để thích nghi với kiểu công nhân này.

Ngày nay chu kì kinh doanh ngắn hơn nhiều so với quá khứ và mọi thứ thay đổi nhanh chóng cho nên công ti cần phản hồi thường xuyên từ thị trường. Họ cần sự linh hoạt để thay đổi điều họ đang làm một cách nhanh chóng. Thay vì chờ đợi các báo cáo chi tiết được người quản lí cung cấp, người chủ công ti phải có mọi thông tin cần thiết một cách nhanh chóng để làm quyết định và điều chỉnh theo thay đổi thị trường. Người chủ giỏi sẽ dự đoán thay đổi thị trường và lãnh đạo thay đổi thay vì phản ứng với nó. Đó là lí do tại sao điều đầu tiên họ làm là giảm quan liêu bằng cách “làm phẳng” tổ chức để có tính linh hoạt và cho phép người quản lí ở mọi mức có thẩm quyền nào đó để làm quyết định. Nhưng vấn đề là làm sao để cho người quản lí, người chưa bao giờ làm quyết định trước đây, nay làm quyết định? Giải pháp là đào tạo lại họ hay để họ ra đi. Phần lớn các công ti lựa chọn tuỳ chọn thứ hai thay vì đào tạo lại họ và đó là lí do tại sao hơn nửa số người bị sa thải trong ba mươi năm qua phần lớn là người quản lí.

Ngày nay qui tắc của kinh doanh là “Linh hoạt và mau lẹ” nơi “tốc độ” và “tăng trưởng” là mục đích, điều khác hoàn toàn với hệ thống quản lí cũ hội tụ vào “ổn định và tránh rủi ro.” Điều được nghĩ tới là trong vòng vài năm nữa, nhiều công ti sẽ phá sản, nhiều người quản lí sẽ bị sa thải bởi vì họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi nhưng điều đó cũng tạo ra cơ hội mới cho các công ti trẻ hơn, năng nổ hơn với phong cách quản lí mới và công nhân tri thức tiếp quản. Nếu bạn nhìn vào mười năm qua, các công ti tăng trưởng nhanh nhất đều là những công ti khởi nghiệp với lực lượng lao động trẻ hơn, đầy công nhân tri thức và họ sẽ làm thay đổi thế giới kinh doanh.

—English version—

Today

Today we are living in a world driven by technology and as technology changes, many things will also change. Failure to adapt to change will have devastating effect to a company. If you look at 100 most successful companies during 1940s to 1950s, only 7 of them are still exist today. What happened to the other 93? They were bankrupted. Why successful companies did go bankrupt? They could not adjust to change as they were using the old management method when the world is already changed.

Traditional management theory created in the 19th century was for the industrial age. It is designed to manage “unskilled workers” to work in factories where they must follow processes of the assembly lines to create products efficiently. By having this management system, company managers can coordinate work efforts to deliver products in large quantities consistently. This system is based on a simple principle “Workers do whatever managers tell them to do.” Managers supervise workers according to a bureaucracy system where directions are made at the top. Managers’ jobs are to make sure that workers follow the processes and report that to the next level. Since there are several management levels, information is sent upward to the top where company owners make all decisions and set directions downward. It takes several days or weeks for information to reach the top then several days or weeks for order from the top to come down to workers level. But at that time, it is sufficient enough.

Today market changes fast and competition among companies is fierce so decisions must be made quickly else the company may lose a good opportunity. However many managers are still following the traditional management system, nobody want to make decision because they are trained to wait for someone to give order. Even today, business schools are still teaching this same theory as nothing has happened. When managers cannot make decision but wait for direction from the top, things are slow down and allow competitors to seize the opportunity. Losing an opportunity in this competitive world means losing business and customers and that is why many companies failed.

Today workers are highly educated. They are NOT the “Unskilled workers” of the 19th century and they are NOT trained to follow orders because they have the skills to do their jobs. Instead of ordering workers what to do, managers’ roles also have changed into a “Supporting role” by creating an environment where workers can excel in their work with minimum supervision. Knowledge workers do not want just a job but a meaningful job where they are valued. They want to contribute to the company in a positive way and would not fit into a bureaucracy system that is why company must change quickly to accommodate this type of workers.

Today the business cycles are much shorter than the past and things change quickly so companies need a constant feedback from the market. They need the flexibility to change what they are doing quickly. Instead of waiting for detailed reports provided from managers, company owners have to get all necessary information quickly to make decision and adjust to market changes. The best owners would anticipate market changes and lead the changes instead of react to it. That is why the first thing they do is to reduce the bureaucracy by “Flatten” the organization for flexibility and allow managers at each level to have certain authority to make decision. But the question is how to let managers who never make decision before to make decision? The solution is to retrain them or let them go. Most companies select the second option rather than retrain them and that is why more than half of people who were laid-off in the past three years were mostly managers.

Today the rules of business are “Flexibility and Agility” where “Speed” and “Growth” are the goals which is completely different from the old management system that focus on “Stability and avoid risks”. It is expected that within the next few years, more companies will bankrupt, more managers will be laid off because they cannot adjust to change but it also create new opportunity for younger, more aggressive companies with new style of management and knowledge workers to take over. If you look at the past ten years, fastest growing companies were all startups with younger workforces, full of knowledge workers and they will change the business world.