23 Jun, 2021
Giáo dục đại học
Khi sinh viên vào đại học, bao nhiêu người có bản kế hoạch nghề nghiệp? Bao nhiêu người trong số họ có mục đích giáo dục? Và bao nhiêu người trong số họ đã hỏi tại sao họ vào đại học? Giáo dục đại học KHÔNG phải là học, qua kì thi, và được bằng cấp mà là nhiều hơn thế nhiều. Đại học là chỗ sinh viên lập kế hoạch cho đời họ, tương lai của họ, và “trưởng thành” trở thành người đóng góp cho xã hội nhưng ai sẽ giúp họ hiểu chủ định của giáo dục đại học?
Giáo dục đại học là nhiều hơn chỉ “học tập hàn lâm” vì nó cũng bao gồm tình bạn, quan hệ, sự kèm cặp giúp đỡ, và quyền công dân mà đôi khi các thành viên của khoa và người quản trị nhà trường không chú ý đúng mức. Khi sinh viên có bạn tốt để học cùng; cố vấn tốt để cung cấp hướng dẫn nghề nghiệp; và thầy giáo trong khoa kèm cặp tốt để cho lời khuyên về khía cạnh kĩ thuật, họ bao giờ cũng có “kinh nghiệm đại học” thành công. Kiểu thành công này còn nhiều hơn là được điểm tốt, qua được kì thi và tốt nghiệp vì nó cũng là về trưởng thành là người có trách nhiệm trong xã hội có tính cách đạo đức cũng như tri thức và kĩ năng.
Sinh viên đại học cần hướng dẫn đúng từ các thầy trong khoa nơi họ nhận được lời khuyên và hỗ trợ để cho họ có thể nhận ra tiềm năng của họ và trở nên tin tưởng vào năng lực của họ để hướng dẫn cuộc sống có năng suất sau khi họ rời đại học. Tuy nhiên nhiều thầy giáo trong khoa chỉ hội tụ vào truyền tri thức nhưng không chú ý đủ tới các khía cạnh khác, điều bao gồm phát triển nhà chuyên nghiệp có trách nhiệm. Việc của giáo sư đại học là “giáo dục”, điều có nghĩa nhiều hơn là chỉ dạy. Bằng việc không để ý đủ tới các khía cạnh khác của giáo dục, chúng ta cho phép sinh viên rời trường với “tri thức hàn lâm” nhưng không có cái gì khác nữa.
Mục đích của giáo dục không nên là “các học giả hàn lâm” mà là bắc cầu qua kẽ hở giữa lí thuyết và thực hành để cho sinh viên có thể áp dụng điều họ học vào làm việc như nhà chuyên nghiệp sau khi họ rời mái trường. Giáo sư đại học không nên chỉ đọc bài giảng mà còn lắng nghe, hỏi, khuyên và khuyến khích sinh viên học xuất sắc để đạt tới tiềm năng đầy đủ của họ. Lớp học ở đại học không nên là nơi có lịch cứng nhắc và bài giảng cố định mà linh hoạt điều chỉnh theo hoàn cảnh thay đổi. Dạy hiệu quả không phải là đứng trước lớp mà đọc bài giảng hay dán mắt vào máy chiếu trong khi bạn nói mà bước quanh lớp học và chú ý tới phản ứng của sinh viên về việc dạy của bạn. Giáo dục đại học là về chăm nom, nuôi dưỡng và phát triển của đầu óc và kĩ năng của sinh viên.
Vài năm trước, một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Làm sao thầy biết rằng thầy đang làm việc tốt?” Tôi bảo anh ấy: “Bạn sẽ biết điều đó khi các cựu sinh viên quay lại lớp của bạn và nói cho bạn rằng việc dạy của bạn đã làm thay đổi đời họ, hay khi sinh viên nói cho bạn rằng môn học của bạn là môn hay nhất họ đã từng học.” Là thầy giáo, chúng ta không dạy vì tiền nhưng chúng ta dạy vì chúng ta ham thích điều đó. Chúng ta chọn nghề này vì chúng ta muốn phát triển các nhà chuyên nghiệp có tính cách đạo đức tốt, người đóng góp cho xã hội của chúng ta. Khía cạnh then chốt của đại học là nói ra giá trị giáo dục của (tức là, tri thức, kĩ năng, kính trọng, đạo đức, trách nhiệm, đảm nhiệm, công dân v.v.) và có khả năng tổ hợp những giá trị này vào cách thức chúng ta giáo dục sinh viên.
Để dạy cho sinh viên điều họ cần biết và phải làm bên ngoài cấu trúc hàn lâm, chúng ta phải thay đổi cách chúng ta dạy. Chúng ta cần đi khỏi việc hướng dẫn cứng nhắc về “truyền thụ tri thức” hướng tới “học tích cực” nhiều hơn, nơi thảo luận về đa dạng chủ đề có liên quan tới điều họ phải được chuẩn bị để lập kế hoạch cho tương lai của họ, cách lập kế hoạch nghề nghiệp của họ, và điều họ cần phát triển để đạt tới mục đích giáo dục của họ. Chúng ta cần nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong xã hội tri thức và thái độ học cả đời mà sinh viên phải có để cho họ có thể vận hành tốt trong thời đại thay đổi này.
—English version—
College education
When students go to college, how many have a career plan? How many of them have educational goals? And how many of them have asked why do they go to college? College education is NOT about study, pass exams, and get degree but much more than that. College is the place where students plan for their lives, their careers, their future, and “mature” into contributors to their society but who will help them to understand the purpose of a college education?
College education is more than just “academic learning” because it also involves friendships, relationships, mentorships, and citizenships that sometime faculty members and school administrators do not pay enough attention to. When students have good friends to study with; good advisors to provide career guidance; and good faculty mentors to advise on technical aspects, they always have a successful “college experience”. This type of success is more than getting good grades, passing exams and graduate as it is also about maturing into responsible persons in a society with moral character as well as knowledge and skills.
College students need proper guidance from the faculty where they receive advices, helps, and supports so they can realize their potentials and become confidence in their ability to lead a productive life after they leave college. However many faculty members only focus on the transfer of knowledge but not pay enough attention to other aspects which include the development of responsible professionals. The job of a college professor is to “educate” which means much more than just teaching. By not paying enough attention to other aspects of education, we allow students to leave school with “academic knowledge” but nothing else.
The goal of education should not be develop “academic scholars” but bridging the gap between theory and practice so students can apply what they learned to work as professionals after they leave the school. A college professor should not just lecture but also listen, ask, answer, advice and encourage students to excel to reach their full potentials. College classroom should not be a place with rigid schedule and fix lectures but flexible to adjust to changing circumstances. Effective teaching is not about standing in front of the class lecturing or having your eyes fixated on a slide projector while you talk but walk around the classroom and pay attention to the reaction of students on your teaching. College education is about caring, nurturing and developing both the minds and the skills of students.
Few years ago, a young teacher asked me: “How do you know that you are doing a good job?” I told him: “You will know that when former students come back to your class and tell you that your teaching changed their lives, or when students tell you that your course is the best one that they have taken.” As teachers, we do not teach for the money but we teach because we enjoy it. We select this profession because we want to develop professionals with good moral characters who contribute to our society. The key aspect of university is to articulate its educational values (i.e., knowledge, skills, respect, moral, responsibility, accountability, citizenship etc.) and be able to incorporate these values into the ways we educate students.
To teach students what they need to know and must do outside of the academic structure, we must change the way we teach. We need to move away from the rigid instruction of “Knowledge transfer” toward more “Active learning” where discussion of a wide variety of subjects related to what they must be prepared to plan for their future, how to plan their careers, and what they need to develop in order to achieve their education goals. We need to emphasize the role of education in this knowledge society and the lifelong learning attitude that students must have so they can function well in this changing time.