29 Jun, 2021
Giáo dục và kinh tế
Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, có sáu việc làm mở ra “mức vào nghề” trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) cho mỗi một người tốt nghiệp STEM trong năm 2014. Nhưng trong năm năm tới, số việc làm trong STEM sẽ tăng trưởng quãng 20% nhưng số người tốt nghiệp đại học trong STEM sẽ chỉ tăng trưởng quãng 4% điều có nghĩa là việc thiếu hụt các kĩ năng STEM sẽ tiếp tục.
Tác giả viết: “Thiếu hụt người có kĩ năng trong các lĩnh vực STEM là vấn đề chính cho toàn thể nền kinh tế toàn cầu vì các lĩnh vực STEM tạo ra nhiều việc làm hơn tất cả các lĩnh vực khác tổ hợp lại. Chúng tôi đã thấy rằng qua cả đời, công nhân STEM có thể làm ra được nhiều hơn 40% tới 50% so với số kiếm được của những người học kinh doanh, xã hội, nhân văn, nghệ thuật, và tâm lí. Một số người tốt nghiệp STEM đã tạo ra các công ti khởi nghiệp công nghệ trở thành triệu phú và tỉ phú và các công ti của họ thuê hàng trăm hay hàng nghìn công nhân, đã đóng góp cho nền kinh tế. Với thất nghiệp cao xảy ra ở mọi nước, có nhu cầu khẩn thiết để tập trung nhiều nỗ lực hơn vào giáo dục STEM. Ngày nay phần lớn nhu cầu mấu chốt nhất là về Công nghệ thông tin (CNTT) vì nó là nền tảng cho mọi lĩnh vực STEM. Trên khắp thế giới, các công ti đang dùng CNTT để tự động hoá các qui trình của họ nhưng họ không có đủ công nhân có kĩ năng để thực hiện chúng. Họ mua phần cứng, phần mềm và hệ thống nhưng không có đủ người để làm cho những hệ thống này làm việc. Họ cần các công nhân có kĩ năng để làm cho công việc tự động hoá làm việc không ngưng và tạo khả năng cho doanh nghiệp có tính năng suất hơn.”
Trong vài năm qua, nhiều nước đang xô vào cung cấp đào tạo kĩ thuật cho người của họ để đáp ứng lại thiếu hụt này. Ấn Độ đang lập kế hoạch để có hơn nửa triệu công nhân CNTT có kĩ năng trước năm 2020; Trung Quốc đặt mục đích tạo ra trên một triệu rưởi công nhân STEM trước năm 2025. Tuy nhiên điều công nghiệp cần là nhiều hơn chỉ là các kĩ năng kĩ thuật vì công nhân cũng phải có kĩ năng mềm như khả năng trao đổi, giải quyết vấn đề, và làm việc trong tổ, điều yêu cầu một cách tiếp cận đào tạo khác. Truyền thống đọc bài giảng và học ghi nhớ không còn tác dụng tromg thời đại mà công nghệ thay đổi mhanh chóng và phần lớn các thông tin đều có sẵn trên Internet cho nên không cần ghi nhớ các thứ. Điều quan trọng là công nhân biết cách áp dụng, tổ chức, và làm việc trong tổ để giải quyết vấn đề. Để đạt tới điều này, công nhân phải được đào tạo từ tuổi trẻ nhất để làm nhà tư tưởng phê phán và là người học cả đời, điều có nghĩa là hệ thống giáo dục phải bắt đầu dạy những kĩ năng đó sớm ngay từ tiểu học, và liên tục đo những kĩ năng này từ trường trung học tới đại học.
Mặc dầu thế giới đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính với tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng có một số lớn những người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp và con số này còn tiếp tục dâng lên. Khó khăn của những người đã tốt nghiệp bị thất nghiệp không tìm được việc làm là nguyên nhân cho mối quan ngại nghiêm trọng ở mọi nước. Theo báo cáo này, có hai lí do: Thứ nhất, nhiều sinh viên không có đủ thông tin để chọn lĩnh vực học tập đúng mà được thị trường việc làm cần tới, do đó họ bở lỡ các cơ hội. Thứ hai, có việc chen lấn mở các đại học để đáp ứng cho nhu cầu cao về giáo dục đại học nhưng chất lượng đào tạo không nảy sinh từ những người tốt nghiệp có bằng cấp mà không có kĩ năng. Bằng việc liên tục để cho những trường này tuyển sinh sẽ làm tăng tỉ lệ người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Báo cáo này nói rằng một khi sinh viên đã tốt nghiệp, những trường này coi như việc của họ được hoàn thành. Bất kì cái gì xảy ra cho sinh viên đều ở bên ngoài kiểm soát của họ, điều này khác với cảnh quan của phần lớn các trường hàng đầu nơi họ chú ý tới chất lượng của người tốt nghiệp của họ, vì có danh tiếng nào đó mà họ phải giữ.
Để giải quyết hai vấn đề này, chúng ta cần cung cấp nhiều thông tin và việc lập kế hoạch nghề nghiệp cho học sinh trung học để cho họ có thể lựa chọn các lĩnh vực học tập tương ứng của họ. Chính phủ phải ban hành hướng dẫn nghiêm ngặt về chất lượng của giáo dục để chắc người tốt nghiệp có kĩ năng được cần để xây dựng nghề nghiệp và đóng góp cho nền kinh tế. Đầu tư vào giáo dục là chiến lược dài hạn, nơi chính phủ, trường học, công nghiệp và phụ huynh cần cộng tác để cung cấp viễn kiến rõ ràng về đất nước sẽ là gì trong năm năm, mười năm và hai mươi năm tới.
Ngày nay mọi người vẫn có mong đợi cao về bằng cấp đại học chỗ họ tin rằng đào tạo kĩ năng đang gióng thẳng với giáo dục đại học. Sự kiện là kết quả của hệ thống giáo dục thế kỉ 20 KHÔNG gión thẳng với nền kinh tế của thế kỉ 21. Truyền thống đọc bài giảng và học ghi nhớ để qua bài kiểm tra là lỗi thời rồi. Bằng cấp đại học không còn là đảm bảo cho việc làm. Ý tưởng rằng giáo dục đại học đã phát triển từ hàng trăm năm trước vẫn còn hợp thức ngày nay là sai. Mặc dầu đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế có thể không phải là mục đích tối thượng của hệ thống giáo dục “hoàn hảo” nhưng không có kĩ năng thực hành nào đó, người tốt nghiệp sẽ không có khả năng tìm được việc làm. Nền kinh tế toàn cầu ngày nay đã làm thay đổi mọi thứ. Có bằng cấp mà không có kĩ năng thực là đảm bảo cho việc thất nghiệp và có số lớn người tốt nghiệp bị thất nghiệp là công thức cho thảm hoạ kinh tế.
—English version—
Education and economy
According to a global industry report, there are six “entry-level” job openings in Science Technology Engineering and Math (STEM) for every one STEM graduate in 2014. But in the next five years, the number of job in STEM will grow about 20% but the number of college graduates in STEM will only grow about 4% which means the STEM skills shortage will continue.
The author wrote: “The shortage of skilled people in STEM fields is a major problem for the entire global economy as STEM fields create more jobs than all other fields combines. We found that over a lifetime, STEM workers can make 40% to 50% more than the earnings of those who study business, social, humanities, arts, and psychology. Some STEM graduates created technology start-ups became millionaires and billionaires and their companies hired hundreds or thousands of workers, contributed to the economy. With high unemployment happens in every country, there is an urgent need to focus more effort to STEM education. Today the most critical need is Information Technology (IT) because it is the foundation of all STEM fields. All over the world, companies are using IT to automate their processes but they do not have enough skilled workers to implement them. They acquire hardware, software, and systems but do not have enough people to make these systems work. They need skilled workers to make automation works seamlessly and enable the business to be more productive.”
For past few years, many countries are rushing to provide technical trainings to their people in response to this shortage. India is planning to have over half million skilled IT workers by 2020; China sets goal to produce over one and a half million STEM workers by 2025. However what the industry need is more than just technical skills because workers must also have soft-skills such as the ability to communicate, to solve problems, and to work in team, which require a different training approach. The traditional of lecturing and memorization do not work well in the age where technology changes quickly and most information is available on the Internet so there is no need to memorize things. It is important that workers know how to apply, to organize, and working in team to solve problems. In order to achieve this, workers must be trained at earliest age to be critical thinkers and lifelong learners which mean the education systems must start teaching those skills as early as in elementary school, and continue to measure these skills from high school to college.
Although the world is recovering from the financial crisis with strong economic grow but there is a large number of unemployed college graduates and the number continues to rise. The difficulties of these unemployed graduates to find job is causing serious concern in every country. According to the report, there are two reasons: First, many students do not have enough information to select the right fields of study that are needed by the job market therefore, they miss the opportunities. Second, there is a rush to open more universities to meet the high demand for college educations but the quality of trainings is not adequate resulting in graduates with degrees but not skills. By continue to let these schools to recruit students will increase the rate of unemployed graduates. The report stated that once the students graduated, these schools consider their job is done. Whatever happens to students is beyond their control, which is different from most top schools’ perspective where they pay attention to the quality of their graduates, since there is certain reputation that they must keep.
To solve these two issues, we need to provide more information and career planning to high school students so they can select their fields of study accordingly. The government must issue strict guideline on the quality of education to make sure graduates have the skills needed to build a career and contribute to the economy. Investment in education is a long term strategy where government, schools, industry and parents need to collaborate to provide clear vision about what the country will be in the next five, ten, and twenty years.
Today people still have high expectations for the college degree where they believe that skills training are in alignment with college education. The fact is the result is a 20th-century education system is NOT in alignment with a 21st-century economy. The traditional of lecture and memorization to pass tests are obsolete. The college degree is no longer a guarantee for job. The idea that a college education developed hundreds of year ago is still valid today is wrong. Although meeting economy’s need may not be the ultimate goal of a “perfect” education system but without certain practical skills, graduates will not be able to find jobs. Today’s global economy has changed everything. Getting a degree without real skills is a guarantee for unemployment and having high number of unemployed graduates is a formula for economic disaster.