29 Jun, 2021
Lời khuyên về Học tích cực
Bất kì khi nào tôi dạy ở châu Á, tôi thường chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong việc dùng phương pháp Học tích cực với các thầy giáo ở đó. Vì đây là phương pháp khác, phần lớn sinh viên không quen thuộc với nó, tôi khuyên các thầy dành nhiều thời gian hơn để giải thích phương pháp mới này và thực hiện nó từ từ, từng bước một mỗi lúc.
Vài năm trước, một thầy giáo trẻ bảo tôi rằng thầy đã quay video mọi bài giảng để đặt lên website cho sinh viên xem chúng bao nhiêu lần tuỳ họ cần. Thầy nói rằng thầy thích phương pháp này vì thầy đã không phải đọc bài giảng thêm nữa. Tôi hỏi thầy đó: “Bao nhiêu sinh viên xem bài giảng video của thầy? Làm sao thầy biết rằng họ đang học cái gì đó?” Thầy không thể trả lời được cho nên tôi giải thích: “Học tích cực KHÔNG phải là thay thế bài giảng trên lớp bằng video. Xây dựng bài giảng video cho sinh viên xem TRƯỚC KHI lên lớp chỉ là bước thứ nhất. Bước tiếp là thẩm tra rằng họ đang học cái gì đó từ video bằng việc có các cuộc thảo luận, bài tập tổ, và câu hỏi kiểm tra để đo việc học của họ. Từ những hoạt động này, thầy giáo có thể sửa lại bất kì hiểu lầm, lẫn lộn nào và giải thích tài liệu chi tiết hơn để đảm bảo rằng sinh viên đang học tài liệu.”
Phương pháp học tích cực bao gồm những thay đổi trong vai trò và trách nhiệm của sinh viên (người học) và thầy giáo (người dẫn việc học). Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ bằng việc xem video hay đọc tài liệu TRƯỚC KHI tới lớp. Thời gian trên lớp được dùng để thảo luận (để thẩm tra rằng sinh viên có học tài liệu) rồi áp dụng khái niệm này vào các bài tập hay câu hỏi kiểm tra (để phát triển kĩ năng.) Sinh viên được khuyến khích làm việc trong cộng tác với người khác trong thảo luận trên lớp hay bài tập tổ nhưng họ phải làm việc về những câu hỏi kiểm tra và bài kiểm tra một cách cá nhân để chứng tỏ rằng họ đã học tài liệu. Theo phương pháp này, vai trò của thầy giáo đang đổi từ dạy sang dẫn quá trình học. Thầy giáo cung cấp tài liệu học tập và khuyến khích sinh viên học chúng trước khi lên lớp vì thời gian trên lớp được dành cho thảo luận nơi thầy nghe một cách chăm chú quan điểm của từng sinh viên và xác định liệu họ có hiểu tài liệu hay không. Thầy giáo sửa bất kì hiểu lầm nào và khuyến khích họ tham gia nhiều trong mức sâu hơn của thảo luận.
Thảo luận trên lớp là một trong những yếu tố then chốt trong phương pháp Học tích cực và thầy giáo phải xác định mục đích cho thảo luận hay họ muốn sinh viên học cái gì từ thảo luận? Thầy giáo phải lập kế hoạch và tổ chức mọi câu hỏi trước để thẩm tra rằng sinh viên hiểu các khái niệm cơ bản trước khi đi vào mức sâu hơn. Các câu hỏi không bao giờ nên ngẫu nhiên mà thiết kế cẩn thận để đạt tới hiệu quả tối đa. Sau từng thảo luận, thầy giáo phải tóm tắt mọi điểm then chốt của thảo luận.
Một thầy giáo có lần bảo tôi: “Tôi có vấn đề; nhiều phụ huynh tới trường và phàn nàn rằng tôi không dạy gì vì sinh viên phải dạy cho bản thân họ trong môn của tôi. Và người quản trị nhà trường rất không hài lòng.”
Tôi bảo thầy đó: “Trước khi dùng phương pháp Học tích cực, thầy cần giải thích cho sinh viên về cách tiếp cận này, mong đợi của thầy và dần dần để cho họ thích nghi với phương pháp mới. Không có giải thích rõ ràng này, sinh viên sẽ lẫn lộn. Tất nhiên, cả phụ huynh và sinh viên đều tin rằng thầy phải nói cho trò điều họ cần biết bằng việc đọc bài giảng. Bằng việc yêu cầu họ tự học điều đó có nghĩa là thầy không làm việc.”
Thầy đó phàn nàn: “Phần lớn sinh viên không thích phương pháp này. Họ muốn đọc bài giảng truyền thống để cho họ có thể chỉ ngồi và nghe. Khi họ phải tìm câu trả lời một cách tích cực để trả lời hay tham gia vào thảo luận trên lớp, họ ghét điều đó và phàn nàn với người quản trị nhà trường nên tôi không chắc liệu tôi có nên tiếp tục dùng phương pháp này hay không.”
Tôi khuyên: “Khi thầy làm cái gì đó mà không như mong đợi, sinh viên sẽ nghĩ rằng thầy lười hay không biết câu trả lời. Dùng phương pháp Học tích cực thầy không thể chạy xô được. Thầy có thể bắt đầu bằng việc cho họ cái gì đó để đọc trước khi tới lớp rồi hỏi họ các câu hỏi trong lớp để thẩm tra rằng họ có đọc tài liệu không hay ít nhất biết cái gì đó về điều đó. Thầy phải nói cho họ rằng thầy sẽ giải thích thêm nữa nhưng chỉ khi họ tham gia vào thảo luận trên lớp trước hết. Thay vì làm cho họ học mọi thứ theo cách riêng của họ, bạn có thể cho họ vài hướng dẫn nào đó và để họ hình dung ra phần còn lại. Chung cuộc sinh viên sẽ hình dung ra tại sao thầy đang làm điều đó và bắt đầu dịch chuyển việc học của họ sang tích cực hơn.”
“Sinh viên sẽ thường chống lại lúc đầu nhưng đừng phản ứng lại họ. Nếu thầy chuyển ngược lại phương pháp đọc bài giảng, thầy sẽ làm mạnh thêm cho cách nhìn của họ về thầy như một thầy giáo kém. Tôi gợi ý rằng thầy giải thích cho họ rằng việc học là quá trình xây dựng nơi họ phải xây dựng tri thức và kĩ năng riêng của họ. Việc học không phải là quá trình hấp thu nơi họ ghi nhớ điều gì vì họ sẽ quên và không bao giờ phát triển các kĩ năng được cần. Do đó, sinh viên phải học có trách nhiệm nhiều hơn cho việc học riêng của họ vì họ phải cạnh tranh về ít vị trí hơn và làm tốt trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ.
Phương pháp đọc bài giảng truyền thống là hiệu quả trong quá khứ khi phần lớn mọi thứ đều ổn định và chậm nhưng có thể không hiệu quả ngày nay vì công nghệ dẫn lái mọi thứ với tốc độ của Internet. Trong quá khứ, môn sinh đạt tới thành công bằng việc ghi nhớ nội dung, nhai lại thông tin đó vào các kì thi, lấy bằng cấp và việc làm rồi sau đó quên hầu hết về nó. Trong thế giới công nghệ thay đổi thường xuyên, tài liệu mới là việc dựng lên trên tài liệu từ các lớp trước đó; tri thức là kết cấu của việc dựng và áp dụng liên tục. Điều mấu chốt đối với sinh viên là phát triển những kĩ năng học mới này vì việc học không bao giờ dừng vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi và việc làm sẽ thay đổi nữa. Đó là lí do tại sao chúng ta đổi sang cách tiếp cận mới trong việc dạy khi sinh viên có trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Là thầy giáo, vai trò của thầy là cung cấp cho họ tài liệu để học rồi hỏi các câu hỏi và phân công các nhiệm vụ kích thích suy nghĩ của họ ra ngoài cách ghi ghớ cũ rích. Thầy giúp họ tăng tiến việc học của họ từ cơ sở tới sâu sắc hơn và hỗ trợ họ trong phát triển các kĩ năng bằng việc áp dụng chúng vào giải quyết vấn đề. Giống như bất kì cái gì mới, điều khó là lúc ban đầu nhưng qua thời gian nó sẽ có tác dụng tốt vì sinh viên sẽ trở nên quen thuộc hơn với phương pháp mới và họ sẽ đánh giá cao nó.”
—English version—
Advices on Active Learning
Whenever I teach in Asia, I often share my experience using Active Learning method with teachers there. Because this is a different method, most students are not familiar with it, I advise teachers to spend more time to explain the new method to students and implement it slowly, one step at a time.
Few years ago, a young teacher told me that he videotaped all lectures to put on website so students watch them as many times as they needed. He said that he liked this method because he did not have to lecture anymore. I asked him: “How many students are watching your video lectures? How do you know that they are learning something?” He could not answer so I explained: “Active learning is NOT about replacing class lectures with videos. Develop video lectures for students to watch BEFORE the class is only the first step. The next step is to verify that they are learning something from the videos by having class discussions, team exercises, and quizzes to measure their learning. From these activities, the teachers can corrects any misunderstanding, confusion and explain the materials in more detail to ensure that students are learning the materials.”
Active learning method involves changes in the roles and responsibilities of students (learners) and teachers (facilitators). In this method, students are responsible for their own learning by watching videos or reading materials BEFORE coming to class. Class time is used for discussion (To verify that students do learn the materials) then applies the concept in exercises or quizzes (To develop the skills.) Students are encouraged to work in collaboration with others during class discussions or team exercises but they must work on quizzes and tests individually to prove that they have learned the materials. In this method, the role of teachers is changing from teaching to facilitating the learning process. Teachers provide learning materials and encourage students to learn them before class as class time is spent on discussions where teachers listen carefully for each student’s point of view and determine whether they understand the materials or not. Teachers correct any misunderstanding and encourage them to engage more in deeper level of discussions.
Class discussion is one of the key element in Active Learning method and teachers must define the goals for the discussion or what they want students to learn from the discussion? Teachers must plan and organize all questions ahead to verify that students understand the basic concepts before go to the deeper level. Questions should never be random but carefully design to get the maximum effect. After each discussion, teachers should summarize of all key points of the discussion.
A teacher once told me: “I had a problem; many parents came to school and complained that I did not teach anything as students had to teach themselves in my course. And the school administrator was not happy.”
I told him: “Before using the Active learning method, you need to explain to students about the approach, your expectation and slowly let them adapt to the new method. Without this clear explanation, students will confuse. Of course, both parents and students believe that teachers should tell students what they need to know by lecturing. By asking they learn by themselves means the teacher is not doing the job.”
He complained: “Most students do not like this method. They want traditional lecturing so they can just sit and listen. When they have to actively searching for answers or participate in class discussion, they hate it and complain to schools administrators so I am not sure if I should continue to use this method.”
I advised: “When you are doing something not as expected, students will think that you are lazy or do not know the answer. To use Active learning method you cannot rush. You could start by giving them something to read before class then asking them questions in class to verify that they do read the materials or at least know something about it. You should tell them that that you will explain more but not until they participate in class discussion first. Rather than making them learn everything on their own, you can give them some hints and let them figure out the rest. Eventually students will figure out why you are doing it and begin to shift their learning to be more active.”
“Students will often resist first but do not react to them. If you switch back to the lecturing method, you will strengthen their view about you as a bad teacher. I suggest that you explain to them that learning is a constructive process where they have to build their own knowledge and skills. Learning is not an absorbing process where they memorize thing because they will forget and never develop the needed skills. Therefore, students must learn to be more responsible for their own learning because they have to compete for a few positions and to do well in a world driven by technology.
The traditional lecturing method is effective in the past when most things were stable and slow but may not effective today as technology drives everything at the speed of the Internet. In the past, students achieve success by memorizing the content, regurgitating that information onto exams, get degree and jobs then later forget most of it. In the world of constantly changing technology, new material is builds upon the material from the previous classes; knowledge is a construction of continuous building and applying. It is critical for students to develop these new learning skills because learning never stop as technology changes, business changes and job will change too. That is why we change the new approach in teaching when students are responsible for their own learning. As teachers, your roles are to provide them with materials to learn then ask questions and assign tasks that stimulate their thinking beyond rote memorization. You help them to advance their learning from basics to more profound and support them in the development of skills by applying them to solve problems. Like anything new, it is difficult in the beginning but over time it will work well as students will be more familiar with the new method and they will appreciate it.”