Luật Moore
Một sinh viên hỏi tôi: “Tại sao chúng em cần có thái độ học cả đời? Tại sao chúng em phải liên tục nghiên cứu khi chúng em đã tốt nghiệp, có bằng cấp, tri thức và kĩ năng để có được việc làm?”
Câu chuyện sinh viên đại học
Trong năm thứ nhất của mình tại Carnegie Mellon, Jeffrey đã không là sinh viên giỏi. Anh ta trượt nhiều môn và gần như bỏ trường. Tuy nhiên anh ta đã thay đổi và bắt đầu được điểm tốt hơn, cải tiến của anh ta đã giúp cho anh ta học tốt trong hai năm cuối. Năm nay anh ta tốt nghiệp với điểm xuất sắc và kiếm được việc làm tốt với Google cho nên tôi đề nghị anh ta chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên của tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ta:
Đào tạo ngắn hạn và dài hạn
Một người viết cho tôi: “Tại sao bận tâm học về kĩ nghệ phần mềm, khoa học máy tính hay các thứ khác ở đại học khi tất cả điều bạn cần là đi vài tháng học đào tạo lấy chứng chỉ về phát triển web hay lập trình Java và có khả năng kiếm được việc làm. Bạn có thể học nhiều điều theo cách riêng của bạn từ việc đọc sách điện tử, website kĩ thuật và làm tiền nhanh chóng hơn là phí thời gian và tiền bạc ở đại học.”
Lời khuyên cho phụ huynh sinh viên đại học
Một người mẹ viết cho tôi: “Tôi thường bảo con tôi vào đại học, lấy bằng cấp và thế rồi tìm việc làm.” Tuần trước bạn tôi chuyển tiếp cho tôi blog của thầy mà thầy viết rằng bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm và điều đó làm tôi lo nghĩ. Mặc dầu con trai cả của tôi đang học khoa học máy tính trong đại học nhưng tôi không chắc phải nói gì với các con khác của tôi về học gì và kĩ năng nào chúng nên có để đảm bảo rằng chúng có thể kiếm được việc làm tốt. Xin thầy lời khuyên.”
Hệ thống giáo dục tương lai
Theo một báo cáo kinh tế, trong tương lai gần thị trường việc làm sẽ bị “phân cực” ra chỉ có việc làm “kĩ năng cao” hay việc làm “kĩ năng thấp.” Phần lớn việc làm “kĩ năng trung bình” sẽ được tự động hoá bởi công nghệ thông tin. Điều đó có nghĩa là sinh viên đại học phải học kĩ năng kĩ thuật để làm việc trong các việc làm “kĩ năng cao” bằng không họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm nào. Phần lớn việc làm kĩ năng thấp sẽ được khoán ngoài cho các nước khác và được thực hiện bởi những người không có giáo dục tốt hay kĩ năng công nghệ.
Việc làm và kĩ năng
Một sinh viên đã tốt nghiệp viết cho tôi: “Em có bằng trong quản trị kinh doanh nhưng không thể tìm được việc làm nào. Bố mẹ em phải hi sinh nhiều để trả tiền cho giáo dục của em và họ thất vọng. Em dành toàn bộ năm cuối để tìm việc làm những chẳng tìm được việc nào. Em chán nản và không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Xin vào trường sau đại học ở Mĩ
Tôi đã nhận được nhiều emails hỏi lời khuyên về cách xin vào trường sau đại học của Mĩ. Vì từng đại học vận hành khác nhau và có chính sách riêng của họ, điều quan trọng là sinh viên nên kiểm theo các trường đó. Phần lớn các trường đều có website riêng của họ với thông tin chi tiết về cách xin vào cũng như ngày nhận đơn. Tuy nhiên, qui tắc chung là bạn phải xin sớm và xin vào vài trường – ít nhất năm trường hay hơn vì việc nhận vào trường sau đại học là rất cạnh tranh.
Lời khuyên về lập kế hoạch nghề nghiệp
Sinh viên đại học thường được khuyến khích theo đuổi “bằng cấp” trong khu vực quan tâm của họ. Họ được bảo “Theo đuổi giấc mơ” hay “Học bất kì cái gì họ quan tâm.” Tuy nhiên những lời khuyên đó có thể dẫn sinh viên tới việc thu được bằng cấp trong khu vực mà không có nhu cầu trong thị trường việc làm cạnh tranh này.
Lời khuyên cho sinh viên phần mềm
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là sinh viên năm thứ hai trong chương trình Kĩ nghệ phần mềm. Chương trình này có nhiều tài liệu hơn so với các chương trình khác và em cảm thấy kiệt sức. Em cũng lo lắng nhiều về bài tập ở nhà và tài liệu đọc thêm. Em cảm thấy không chắc về quyết định của em vì chương trình này yêu cầu nhiều thời gian học thế. Em có cảm giác này năm ngoái nhưng hi vọng rằng nó sẽ qua trong năm thứ hai nhưng hôm nay em vẫn có cùng cảm giác của việc bị tràn ngập. Em không biết phải làm gì. Xin thầy lời khuyên.”
Thời đại thông tin
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới nơi công nghệ thay đổi nhanh hơn mức xã hội có thể theo kịp. Chúng ta đang chứng kiến các công ti không đáp ứng được với công nghệ mới thì tan biến. Chúng ta thấy những người không học kĩ năng mới thì trở thành thất nghiệp. Chúng ta đang thấy một số nền kinh tế phát đạt trong khi các nền kinh tế khác sút giảm trước con mắt của chúng ta. Đó là thực tại của “Thời đại Thông tin.”
Dạy và học
Sau khi đăng vài bài về “Học tích cực,” tôi nhận được vài email từ các thầy giáo bày tỏ mối quan ngại của họ: “Tại sao chúng tôi phải đổi cách chúng tôi dạy?” hay “Chúng tôi đã từng dạy cách này trong một thời gian dài và nó có tác dụng cho nên sao phải đổi?” Một số người còn chỉ trích hơn: “Tại sao thầy giáo phải KHÔNG dạy mà chỉ tạo điều kiện cho sinh viên tự họ học, điều đó không có nghĩa.”
Khái niệm “chất lượng dựng sẵn”
Người phát triển phần mềm thường coi kiểm thử là bước cuối cùng trong qui trình phát triển để nhận diện và loại bỏ lỗi. Theo một báo cáo công nghiệp phần mềm, kiểm thử là pha tốn kém nhất của phát triển phần mềm và thường chiếm tới nửa lịch biểu và ngân sách của dự án, tuỳ theo tính găng của hệ thống. Bởi vì có nhiều lỗi cần được nhận diện và sửa, nhiều dự án thường chạy sau lịch biểu và tốn nhiều hơn là lập kế hoạch. Ngay cả với những kĩ thuật kiểm thử tốt nhất, một số lỗi vẫn thoát được và đi vào trong sản phẩm cuối cùng và rất tốn kém để sửa chúng.
Là người chuyên nghiệp
Bởi vì môi trường làm việc của công ti là khác với môi trường trường học, những người tốt nghiệp đại học vào việc làm đầu tiên của họ thường cần hướng dẫn để đạt tới mức độ chuyên nghiệp nào đó ở chỗ làm việc. Bạn trông thế nào, bạn nói gì, bạn cư xử thế nào, bạn làm gì, sẽ xác định ra bạn có thể đi bao xa trong nghề nghiệp của bạn.
Dạy tích cực và học tích cực
Có khác biệt giữa dạy ở Mĩ và ở châu Á. Lớp học ở Mĩ phần lớn sống động với những câu hỏi, thảo luận tương phản với lớp học ở châu Á thường yên tĩnh vì sinh viên tập trung vào nghe và ghi chép.
Phát triển kĩ năng mềm
Theo công nghiệp, “kĩ năng mềm” là cực kì quan trọng và một trong các yếu tố then chốt trong thuê công nhân là năng lực kĩ năng mềm của họ. Tuy nhiên, tôi đã nhận được nhiều email từ sinh viên và người tốt nghiệp rằng họ cảm thấy không được chuẩn bị cho kĩ năng mềm được công nghiệp yêu cầu và họ không biết phải làm gì.
Những câu hỏi khó trong phỏng vấn việc làm
Sinh viên tốt nghiệp thường hỏi tôi: “Em nghĩ rằng em đã làm tốt trong phỏng vấn việc làm nhưng em đã không nhận được việc làm. Em đã trả lời rất tốt mọi câu hỏi kĩ thuật mà họ hỏi. Em không biết tại sao họ đã không thuê em?” Tôi hỏi họ: “Họ có hỏi em cái gì đó bên cạnh những câu hỏi kĩ thuật không?” Nhiều người ngần ngại và thú nhận rằng họ đã không được chuẩn bị cho những kiểu câu hỏi này và có thể không trả lời tốt cho chúng. Đây là những vấn đề chung trong các sinh viên kĩ thuật. Họ hội tụ nhiều thế vào khía cạnh kĩ thuật nhưng bỏ qua khía cạnh hành vi của phỏng vấn.
Bản lộ trình cho người phát triển phần mềm
Một sinh viên khoa học máy tính năm thứ nhất hỏi tôi: “Thầy khuyên gì để trở thành người phát triển phần mềm giỏi? Em cần gì để là người phát triển chuyên nghiệp? Xin thầy lời khuyên.”
Giáo dục là đầu tư
Mặc dầu đại học không dành cho mọi người vì một số sẽ vào trường hướng nghề là tốt hơn, nhưng vào đại học là bản chất để có được việc làm tốt hơn trong thế giới toàn cầu hoá này. Vào đại học là đầu tư về thời gian, nỗ lực và tiền bạc. Do đó giống như bất kì đầu tư nào, bạn phải nhìn vào thu hồi theo đầu tư để quyết định liệu nó có đáng đầu tư hay không.
App di động
Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ, Eric Schmidt, chủ tịch của Google nói rằng công nghệ di động là điều lớn mà không công ti nào có thể bỏ qua và nó cũng là điều quan trọng mà mọi sinh viên đại học nên học, nếu họ muốn có việc làm tốt trong công nghiệp công nghệ thông tin.
Lập kế hoạch quản lí
Với toàn cầu hoá, đào tạo quản lí cần thay đổi. Thay vì dựa vào bản kế hoạch cứng nhắc để quản lí doanh nghiệp, người quản lí phải học cách ra quyết định nhanh chóng để thích ứng với thị trường thay đổi nhanh. Khái niệm cũ về kế hoạch năm năm hay mười năm đã từng được dạy ở hầu hết các trường kinh doanh và trong trường thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) lạc hậu rồi. Vì công nghệ thay đổi nhanh, thậm chí khó mà dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong thị trường năm tới và không thể nào dự báo và lập kế hoạch được cho năm hay mười năm.