20 Apr, 2021
Mất cơ hội
Tưởng tượng năm nay là 1978 và bạn đang làm việc cho IBM, công ti máy tính lớn nhất trên thế giới. Một hôm người quản lí của bạn hỏi bạn: “Tôi nghe nói rằng một sinh viên đại học có tên Steve Jobs đã xây dựng một máy tính nhỏ có tên “Máy tính cá nhân” anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó là thế nào? Bạn không thể tin được một máy tính có thể được xây dựng mà nhỏ và cho việc dùng cá nhân. Vài tuần sau bạn nghe nói rằng Digital Equipment Corporation (DEC), công ti máy tính lớn thứ hai thế giới đã nói máy tính Apple: “Không ai muốn có máy tính ở nhà cả, điều đó là ngu xuẩn.” Vì bạn không biết phải làm gì cho nên bạn đồng ý với đánh giá của DEC và bỏ qua nó.
Tưởng tượng năm nay là 1988 và bạn làm việc cho AT&T, công ti điện thoại lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn hỏi bạn: “Motorola đã phát triển điện thoại không dây mà mọi người có thể mang theo mình tới bất kì chỗ nào họ đi. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Vài tuần sau bạn tìm ra rằng Nokia và Eriksson cũng đang làm việc trên điện thoại không dây tương tự rồi bạn tự hỏi mình: “Sao mọi người muốn mang điện thoại theo họ mọi lúc? Điều đó không có nghĩa.” Vì bạn không biết phải làm gì nên bạn bỏ qua.
Tưởng tượng năm nay là 1998 và bạn làm việc cho Sony, công ti điện tử lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn tới với câu hỏi: “Apple vừa hoàn thành một thiết kế của máy MP3 có tên là iPod để cạnh tranh với máy nghe Sony Walkman của chúng ta. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ một công ti máy tính mà lại vào kinh doanh âm nhạc. Bạn biết rằng Sony Walkman là thiết bị phổ biến nhất trên thế giới với hàng trăm triệu người dùng nhưng bạn thực sự không biết cách trả lời cho nên bạn bỏ qua nó.
Tưởng tượng năm nay là 2005 và bạn đang làm việc cho Nokia, công ti điện thoại di động lớn nhất thế giới. Người quản lí của bạn hỏi bạn: “Apple đang làm việc trên một điện thoại mới có tên là iPhone. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ một công ti máy tính có thể vào kinh doanh viễn thông và thành công. Bạn biết rằng Nokia là điện thoại phổ biến nhất trong nhiều điện thoại khác cho nên bạn bỏ qua nó.
Tưởng tượng năm nay là 2008, và bạn làm việc cho HP, công ti máy tính cá nhân lớn nhất trên thế giới. Người quản lí của bạn tới với một câu hỏi đơn giản: “Apple vừa mới thiết kế máy tính bảng có tên iPad để cạnh tranh với mọi máy tính cá nhân. Anh nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn không nghĩ máy tính bảng có thể thay đổi thị trường PC. Nhưng bạn thực sự không biết phải làm gì cho nên bạn chỉ bỏ qua nó.
Phần lớn mọi người thấy điều đang kéo tới nhưng chẳng có ý tưởng nào về chúng có tác động gì lên tương lai. Họ là người mù về tác động tương lai vì họ không có tưởng tượng và họ thường nghĩ: “Điều đó KHÔNG tác động lên mình cho nên mình không quan tâm.” Không ai được dạy về cạnh tranh, thay đổi công nghệ, toàn cầu hoá, thị trường tiêu thụ, và đó là lí do tại sao nhiều người thế bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt do việc thiếu viễn kiến của họ.
Chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá với những thay đổi đang xảy ra mọi ngày. Khó mà tránh được thay đổi, vì những ý tưởng mới, công nghệ mới thúc đẩy tăng trưởng và làm ra tiền cho những người phát minh và công ti của họ nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua nó. Mặc dầu thay đổi có thể tạo ra những cơ hội mới, nhưng chúng thường gặp những chỉ trích từ các cá nhân chống đối nữa. Nếu chúng ta đọc tất cả các trường hợp ở trên, chúng ta có thể thấy rằng thay đổi thường bắt đầu với người lãnh đạo hay những người ra quyết định then chốt. Vấn đề tuỳ ở họ chỉ đạo thay đổi cho mọi thành viên tổ. Nếu người lãnh đạo không có viễn kiến, không nhìn thay đổi đang tới thì chẳng cái gì sẽ xảy ra như trong trường hợp của mọi công ti máy tính lớn (Bốn trong năm công ti máy tính lớn nhất đã mất, ngoại trừ IBM sau khi máy tính cá nhân được phát minh.) Sự chống đối khác với thay đổi thường xảy ra ở quyền lợi cá nhân vì nó thường can nhiễu vào khả năng thích nghi với thay đổi. Một số người muốn duy trì vị trí để tiến lên tận dụng tốt hơn quyền lợi cá nhân riêng của họ, thay vì quyền lợi của công ti, như trong trường hợp của AT&T khi phần lớn người kĩ thuật của họ chống lại thay đổi sang điện thoại di động không dây.
Lãnh đạo đóng vai trò lớn trong vận hành tổ chức thành công. Khi công nhân cảm thấy họ không thể tin cậy được nhau hay tin người quản lí, sẽ khó cho họ chấp nhận thay đổi nào. Họ thường nhìn vào mọi thay đổi như điều tiêu cực hay thậm chí giả định họ cuối cùng sẽ mất việc. Đây là trường hợp của hầu hết các viện hàn lâm và đại học nhà nước vì thay đổi chương trình đào tạo thường có nghĩa là một số giáo sư sẽ mất việc làm và bị thay thế bởi giáo sư trẻ hơn người có nhiều hài hoà với công nghệ mới và ý tưởng mới.
Năm ngoái khi tôi ở châu Âu, tôi thấy rằng từng đại học chỉ cho tốt nghiệp quãng một trăm hay ít hơn các nhà khoa học máy tính hay kĩ sư phần mềm mỗi năm. Điều đó nghĩa là một nước, trung bình, sẽ phát triển được vài nghìn công nhân phần mềm mỗi năm khi nhu cầu thị trường là năm mươi nghìn hay hơn. Nhiều công ti châu Âu phải thuê công nhân phần mềm nước ngoài tới và làm việc. Khi tôi hỏi: “Tại sao các ông không đào tạo nhiều công nhân phần mềm hơn?” một giáo sư nói: “Đại học chúng tôi nhận tài trợ của chính phủ cho từng năm và chúng tôi phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực học tập, chúng tôi không thể để nhiều tiền vào vài khu vực như phần mềm, công nghệ hay kĩ nghệ. Chúng tôi không có đủ giáo sư trong khu vực đó, và điều gì sẽ xảy ra cho các giáo sư dạy nghệ thuật, âm nhạc, văn học, nghiên cứu xã hội hay lịch sử? Điều đó sẽ là không công bằng cho họ cho nên chúng tôi phân chia ngân quĩ vào mọi lĩnh vực cho công bằng với mọi người.” Một giáo sư khác nói thêm: “Chúng tôi muốn giữ cân bằng trong xã hội chúng tôi; chúng tôi không thể hội tụ quá nhiều vào khu vực này mà bỏ qua khu vực khác.”
Với tôi dường như là có ngắt quãng giữa công ti, các nhà giáo dục và sinh viên. Công ti phàn nàn rằng các trường không phát triển đủ công nhân cho họ và nhiều người tốt nghiệp không có kĩ năng mà họ cần. Các nhà giáo dục tin rằng sinh viên của họ phải được phép chọn bất kì cái gì họ muốn học và phần lớn nhận được đào tạo thích hợp để làm bất kì cái gì họ muốn. Và sinh viên bị lẫn lộn giữa điều họ học và điều công nghiệp cần. Về căn bản, không ai trao đổi với nhau. Không ai thấy rằng thay đổi đang tới và nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ. Các công ti chưa bao giờ trao đổi với các nhà giáo dục về nhu cầu của họ và những công ti có trao đổi, lại thường thấy rằng các nhà giáo dục đã không nghe họ. Đồng thời, các nhà giáo dục tin rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho sinh viên và mục đích của giáo dục không phải là phát triển công nhân cho công ti bởi vì đại học KHÔNG là trường hướng nghề. Vì sinh viên không được thông tin tốt về kế hoạch nghề nghiệp hay chiều hướng thị trường, nhiều người chọn học bất kì cái gì họ thích thay vì có hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực nào dẫn tới chuyên môn nghề nghiệp với cơ hội việc làm tốt.
Không có thay đổi trong hệ thống giáo dục, tình huống sẽ tồi tệ. Đại đa số việc làm bây giờ yêu cầu nhiều kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng động viên, và kĩ năng trao đổi. Nhưng sinh viên đại học không biết đích xác nhu cầu của công ti là gì và đại học không dạy cho họ những kĩ năng này. Ngày nay mọi nước đều cần cải tiến ưu thế cạnh tranh bằng việc hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) vì phần lớn việc làm được tạo ra trong thập kỉ tới sẽ yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân. Theo văn phòng thống kê lao động 68% việc làm mở ra cho tới năm 2020 sẽ đi vào những người có bằng đại học trong STEM và nhiều người trong số này sẽ có việc làm trả lương cao.
Tưởng tượng năm nay là 20XX và bạn đang dạy cho đại học tốt nhất ở nước bạn. Thầy hiệu trưởng của bạn hỏi bạn câu hỏi: “Nước láng giềng Y và X mới thay đổi chương trình đào tạo của họ để hội tụ chỉ vào STEM và họ đang dùng phương pháp dạy mới có tên “Học qua hành.” Thầy nghĩ sao?” Câu trả lời của bạn cho câu hỏi đó sẽ thế nào? Bạn có làm cái gì đó hay chỉ bỏ qua nó?
—-English version—-
Opportunity lost
Imagine the year is 1978 and you are working for IBM, the largest computer company in the world. One day your manager asks you: “I heard that a college student named Steve Jobs has developed a small computer called “Personal computer” what do you think?” How would you answer that question? You cannot believe a computer can be developed that small and for personal use. Few weeks later you hear that Digital Equipment Corporation (DEC), the second largest computer company in the world called Apple computer: “No one would want to have a computer at home, it is stupid.” Since you do not know what to do so you agree with the assessment of DEC and ignore it.
Imagine the year is 1988 and you are working for AT&T, the largest telephone company in the world. Your manager asks you: “Motorola has developed a wireless telephone that people can carry with them wherever they go. What do you think?” How would you answer that question? Few weeks later you find out that Nokia and Eriksson are also working on similar wireless phone then you ask yourself: “Why do people want to carry a telephone with them all the time? It does not make sense.” Since you do not know what to do so you ignore it.
Imagine the year is 1998 and you are working for Sony, the largest electronic company in the world. Your manager comes in with a question: “Apple just complete the design of an MP3 called iPod to compete with our Sony Walkman. What do you think?” How would you answer that question? You do not think a computer company would get into music business. You know that Sony Walkman is the most popular device in the world with hundred million users but you really do not know how to answer so you ignore it.
Imagine the year is 2005 and you are working for Nokia, the largest mobile phone in the world. Your manager asks you: “Apple is working on a new phone called iPhone. What do you think?” How would you answer that question? You do not think a computer company could get into telecommunication business and succeed. You know that Nokia is the most popular phone among several others so you ignore it.
Imagine the year is 2008, and you are working for HP, the largest personal computer in the world. Your manager come in with a simple question: “Apple just designed a tablet computer called iPad to compete with all personal computers. What do you think?” How would you answer that question? You do not think a tablet computer could change the PC market. But you really do not know what to do so you just ignore it.
Most people see what is coming but have no idea on what impact they will have on the future. They are blind about the future impact as they have no imagination and they often think: “It does NOT impact me so I do not care.” No one is taught about competition, technology changes, globalization, consumer market, and that is why so many people missed so many good opportunities due to their lack of vision.
We are living in a globalized world with changes are happening every day. It is difficult to avoid change, as new ideas, new technologies promote growth and make money for the inventors and their companies but most people ignore it. Although changes can create new opportunities, but they are often met with criticism from resistant individuals too. If we read all the cases above, we can see that changes often start with the leaders or key decision makers. It is up to them to direct the change to all team members. If the leaders have no vision, do not see change is coming then nothing will happen as in the case of all mainframe computer companies (Four of five largest mainframe computer companies are gone, except IBM after the personal computer is invented). Another resistance to change often happens at the personal interest as it often interferes with the ability to adapt to change. Some want to maintain the position to better advance their own personal interests, instead of the company’s interests, as in the case of AT&T when most of their technical people resist the change to wireless mobile phones.
Leadership plays a big role in operate a successful organization. When workers feel they cannot trust each other or managers, it becomes difficult for them to accept any changes. They often look at any change as negative or even assume they will eventually lose their jobs. This is the case of most academia and state universities as a change in training programs often means some professors will lose jobs and be replaced by younger professors who are more in tune with new technology and new ideas.
Last year when I was in Europe, I found that each university only graduated about a hundred or less computer science or software engineers per year. That means a country, on the average, would develop few thousands software workers per year when the market demand was in fifty thousand or more. Many European companies have to hire foreign software workers to come and work. When I asked: “Why don’t you train more software workers?” a professor said: “Our University receives government funding each year and we have to distribute to many fields of study, we cannot put a large amount into few areas such as software, technology or engineering. We do not have enough professors in that area, and what will happen to professors who teach arts, music, literature, social studies or history? That would be unfair to them so we divide funding into all fields to be fair with everybody.” Another professor added: “We want to keep a balance in our society; we cannot focus too much in one area but ignore the others.”
It seems to me that there is disconnect between companies, educators and students. Companies complain that schools do not develop enough workers for them and many graduates do not have the skills that they need. Educators believe that their students must be allowed to choose whatever they want to study and most are receiving adequate training to do anything that they want. And students are confused between what they learned and what the industry needs. Basically, No one communicate with each other. No one see that change is coming and the economy is driven by technology. Companies never communicate with educators about their needs and those that do, often found that educators did not listen to them. At the same time, educators believe that they know what are best for students and the goal of education is not develop workers to companies because college is NOT a vocational school. Since students are not well informed about career planning or market direction, many choose to study whatever they like rather than have clear understanding of which fields lead to career professions with good job opportunity.
Without changes in the education system, the situation will get worse. The vast majority of jobs now require more technical skills, problem solving skills, motivation skills, and communication skills. But college students do not know exactly what company’s needs and colleges do not teach them these skills. Today every country need to improve the competitive edge by focusing on science, technology, engineer and math (STEM) as most jobs created over the next decade will require at least a bachelor’s degree. According to the bureau of labor statistics 68% of job openings through 2020 will go to people with a college degree in STEM and many of these will be high paying jobs.
Imagine the year is 20XX and you are teaching for the best university in your country. Your provost asks you a question: “The neighboring country Y and X just changes their training programs to focus exclusively on STEM and they are using new teaching method called “Learning by doing”. What do you think?” How would you answer that question? Would you do something or just ignore it?