20 Apr, 2021
Cách nhìn của tôi về giáo dục
Chúng ta đang sống trong thời đại mà thay đổi xảy ra rất nhanh chóng. Nhiều điều được dạy trong trường ngày nay có thể không liên quan trong tương lai gần. Làm
Nếu chúng ta nhìn vào mọi lĩnh vực chính được dạy trong đại học ngày nay, một số sẽ cần được cập nhật. Có nhiều thay đổi trong khoa học, kĩ nghệ và công nghệ dựa trên những lí thuyết mới, khám phá mới, và phát kiến mới, và nghiên cứu mới. Câu hỏi là chúng ta cần dạy cái gì cho sinh viên ngày nay để cho họ có thể được chuẩn bị cho tương lai? Tất nhiên, mọi sinh viên đều cần nền tảng cơ bản nhưng họ cũng cần khả năng đi sâu vào những khu vực nào đó để hiểu cách mọi sự làm việc để cho họ có thể có khả năng áp dụng điều họ biết vào giải quyết vấn đề. Ngày nay những sinh viên có thể áp dụng được tri thức khoa học và dùng tư duy phê phán để giải quyết vấn đề sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và được việc làm trả lương khá hơn.
Là nhà giáo dục, chúng ta phải tự hỏi mình: “Chúng ta nên dạy sinh viên điều chúng ta biết hay giúp họ học cái gì đó mới? Chúng ta có nên đào tạo họ theo cùng cách chúng ta đã được đào tạo nhiều năm trước hay giúp họ khám phá mọi sự mà là quan trọng trong tương lai? Chúng ta có thể yêu cầu họ ghi nhớ những ngày tháng nào đó, những biến cố nào đó trong quá khứ như chúng ta đã được đào tạo hay cho phép họ “Google” những điều đó từ điện thoại thông minh của họ? Chúng ta có nên để họ dùng sách giáo khoa đã được viết từ mười lăm năm trước hay yêu cầu họ lên trực tuyến đọc sách điện tử hay websites có chứa thông tin mới nhất? Đây là những câu hỏi nghiêm chỉnh và cần được đề cập tới bởi từng cá nhân chúng ta.
Giáo dục truyền thống hội tụ vào việc cung cấp “tri thức chung” cho học sinh. Trong hệ thống này, học sinh phải học nhiều thứ theo nghĩa rộng. Họ biết chút ít về lịch sử, chút ít về địa lí, chút ít về văn học, chút ít về nghệ thuật, và chút ít về xã hội bên cạnh lĩnh vực học tập chính của họ. Tuy nhiên, điều đó cũng lấy đi thời gian từ quĩ thời gian giới hạn của học sinh có trong trường. Ngày nay ở nhiều nước, những khu vực tri thức chung này đang bị bỏ bớt vì những tri thức này có thể thu được từ internet, websites, bài học trực tuyến, và sách điện tử v.v. cho nên học sinh có thể dành nhiều thời gian hơn để đi sâu vào trong lĩnh vực học tập chính của họ. Tri thức chung cho sinh viên đại học ngày nay hầu hết hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Sinh viên đại học phải học các môn về toán, thống kê, logic, vật lí, sinh học, hoá học và lập trình máy tính bất kể tới lĩnh vực học tập của họ.
Ngày nay sinh viên phải phát triển kĩ năng tư duy phê phán để phân tích và ra quyết định về các biến cố hiện thời. Sinh viên phải học phân tách “sự kiện” với “hư cấu”, “dữ liệu” với “giả định”, “thiên lệch” với “chân lí” rồi đi tới kết luận riêng của họ. Họ phải đọc nhiều, nhiều hơn sinh viên đại học trong quá khứ vì có nhiều thông tin sẵn có và họ phải hiểu cách các thế giới vật lí, văn hoá và kĩ thuật vận hành cùng nhau. Chỉ thế thì sinh viên mới có thể trở thành người tham gia tích cực trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này. Với công nghệ thông tin, có bùng nổ thông tin ở mọi nơi. Nếu chúng ta nhìn lại năm năm trước, Facebook, và Twitter thậm chí đã không tồn tại nhưng ngày nay hơn một nửa dân trên trái đất đang dùng nó. Mười năm trước, điện thoại di động là thứ xa hoa cho người giầu nhưng ngày nay trên hai tỉ người trên trái đất có điện thoại di động. Internet được phát minh ra năm 1969 với chỉ hai máy tính kết nối nhưng ngày nay nó kết nối trên bốn tỉ máy tính. Cùng với công nghệ internet, thông tin đã tăng số lượng gấp đôi cứ sau vài tháng. Facebook lưu giữ 50 terabytes thông tin mỗi ngày. Twitter xử lí 35 megabytes mỗi giờ. Google xử lí 20 petabytes cứ mỗi mười hai giờ và lưu giữ trực tuyến 2.6 petabytes mỗi giờ v.v.
Trong thời đại “Dữ liệu lớn” này, giáo dục kiểu ghi nhớ sẽ không có tác dụng. Nó đang được thay thế bởi phong cách học phân tích logic nơi sinh viên được yêu cầu thảo luận về các vấn đề hiện thời để đi tới giải pháp thay vì ghi nhớ sự kiện. Bằng việc đưa sinh viên vào tiếp cận với nhiều thông tin, lí thuyết, sự kiện và dữ liệu, họ phải có khả năng phân tích và rút ra kết luận nhanh chóng. Đó là lí do tại sao là nhà giáo dục, chúng ta phải quyết định cái gì là tốt hơn nên được dạy trong thời gian giới hạn khi sinh viên còn trong trường dưới sự hướng dẫn của chúng ta. Tất nhiên, không ai có thể dạy mọi thứ và không sinh viên nào có thể học mọi thứ trong thời gian đó cho nên chúng ta phải hội tụ nỗ lực của mình vào việc khuyến khích sinh viên phát triển thái độ học cả đời để cho việc học tập sẽ tiếp tục sau khi họ rời trường.
Trong nhiều năm, các nhà giáo dục đã thảo luận về cách giữ “giáo dục được cân bằng” để phát triển “con người toàn bộ.” Nhưng với nhịp thay đổi công nghệ nhanh chóng, tôi tin rằng chúng ta nên hội tụ việc dạy của chúng ta vào kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề trước hết để chuẩn bị cho sinh viên về các nhu cầu tương lai để cho họ có khả năng bắt kịp với thay đổi công nghệ, kiếm được việc làm tốt, và là thành viên có đóng góp của xã hội chúng ta. Tất nhiên, khi họ trưởng thành và có việc làm tốt, họ phải có khả năng tìm ra mối quan tâm riêng của họ và theo đuổi đam mê riêng của họ như âm nhạc, nghệ thuật, văn học và lịch sử v.v. Vào lúc đó họ sẽ có khả năng chỉ đạo việc học cả đời và theo đuổi khu vực quan tâm riêng của họ.
—-English version—-
My view on education
We are living in the time when changes happen very quickly. Many things that are taught in schools today may not be relevant in the near future. If we look at all the major fields that are taught in college today, some will need to be updated. There are so many changes in science, engineering, and technology based on new theories, new discoveries, new innovations, and new researches. The question is what do we need to teach students today so they can be prepared for the future? Of course, all students need basic foundations but they also need the ability to go deeply into certain areas to understand how things work so they can be able to apply what they know to solve problems. Today students who can apply the scientific knowledge and use critical thinking to solve problem will have better career opportunity and get better-paying job.
As educators, we must ask ourselves: “Should we teach students what we know or help them to learn something new? Should we train them the same way we were trained many years ago or help them to discover things that are important in the future? Should we ask them to memorize certain dates, certain events in the past as we were trained or allow them to “Google” them from their smart phones? Should we have them used textbooks that were written fifteen years ago or asking them to go online for e-books or websites that contain the latest information? These are serious questions and need to be addressed by each of us individually.
Traditional education focuses on providing “general knowledge” to students. In this system, students must learn things in a broad sense. They know a little about history, a little about geography, a little about literature, a little about arts, and a little about sociology beside their major field of study. However, it also takes time away from the limited time students have in school. Today in many countries, these general knowledge areas are being eliminated since these know ledges can be obtained from the internet, websites, online tutorials, and e-books etc. so students can spend more time to go deeply into their major field of study. The general knowledge for college students today are mostly focusing on science, technology, engineering and math (STEM). College students must take courses in mathematics, statistics, logic, physics, biology, chemistry, and computer programming regardless of their field of study.
Today students must develop critical thinking skills to analyze and make decision of current events. Students must learn to separate “facts” from “fiction”, “data” from “assumptions”, “biases” from “truth” then come up with their own conclusions. They must read more, much more than college students in the past as there are so much information available and they must understand how the physical, cultural and technical worlds function together. Only then students could become active participants in this technology driven world. With information technology, there is an explosion of information everywhere. If we look back five years ago, Facebook, and Twitter did not even exist but today more than half of people on earth are using it. Ten years ago, mobile phone was a luxury for the very rich but today over two billion people on earth have mobile phone. The internet was invented in 1969 with only two connected computers but today it connects over four billion computers. Together with internet technology, information has double the amount every few months. Facebook stores 50 terabytes of information each day. Twitter processes 35 megabytes each hour. Google process 20 petabytes every twelve hours and online stores processes 2.6 petabytes each hour etc.
In this era of “Big data”, memorization style education will not work. It is being replaced by logical analytic style of learning where students are asked to discuss current issues to come up with solution rather than just memorize facts. By exposing students to a lot of information, theories, facts and data they must be able to analyze and draw conclusion quickly. That is why as educators, we must decide what should be better taught during the limited time when students are in school under our guidance. Of course, no one can teach everything and no student can learn everything during that time so we must focus our effort on encouraging students to develop a lifelong learning attitude so learning will continue after they leave school.
For years, educators have discussed about how to keep a “balanced education” to develop a “Total person”. But with the fast pace of technological change, I believe that we should focus our teaching on the critical thinking and problem solving skills first to prepare students for the future needs so they should be able to keep up with technology changes, get a good jobs, and be a contributing members of our society. Of course, as they are maturing and have a good job, they should be able to find their own interests and pursue their own passions like music, arts, literature and history etc. At that time they will be able to lead a lifelong study and pursuit their own area of interests.