18 Apr, 2021
Dạy tích cực và học tích cực
Có khác biệt giữa dạy ở Mĩ và ở châu Á. Lớp học ở Mĩ phần lớn sống động với những câu hỏi, thảo luận tương phản với lớp học ở châu Á thường yên tĩnh vì sinh viên tập trung vào nghe và ghi chép.
Khi tôi hỏi câu hỏi, ít sinh viên tự nguyện trả lời. Ngay cả khi ai đó trả lời, tôi hỏi ý kiến của lớp để làm cho thảo luận tiếp diễn nhưng ít người sẽ cho phản hồi. Tôi hiểu rằng trong lớp học truyền thống, thầy giáo đọc bài giảng và sinh viên nghe. Sinh viên không được khuyến khích hỏi câu hỏi bởi vì một số thầy giáo tin quá nhiều câu hỏi có thể làm phân tán lớp học xa khỏi bài giảng và phí thời gian lớp học.
Việc đọc bài giảng truyền thống là tốt cho việc học lí thuyết nơi ghi nhớ là việc học then chốt và thi kiểm tra dựa trên việc sinh viên có thể nhớ được bao nhiêu. Không may phương pháp này không phù hợp để phát triển kĩ năng tư duy phê phán của sinh viên, điều được yêu cầu cho việc học khoa học. Thảo luận trên lớp đòi hỏi sinh viên xử lí thông tin họ đã nghiên cứu theo cách mới như hiểu nó, đánh giá nó, áp dụng nó, và thế rồi so sánh hiểu biết của họ với hiểu biết của người khác. Thảo luận lớp giữa giáo sư và sinh viên hay giữa sinh viên với nhau sẽ cải tiến khả năng học và giữ thông tin tốt hơn.
Để kiểu học này xảy ra, lớp học phải là chỗ sinh viên cảm thấy thoải mái. Họ phải không sợ hỏi câu hỏi hay lo nghĩ về việc diễn đạt ý kiến của họ. Giáo sư phải khuyến khích sinh viên hỏi các câu hỏi và giải thích cho họ một cách thấu đáo để chắc sinh viên hiểu khái niệm. Các giáo sư phải làm cho mọi người cảm thấy như họ là quan trọng bất kể họ hỏi câu hỏi nào. Khi sinh viên cảm thấy thoải mái, họ sẵn sàng tập trung chú ý của họ để học thêm.
Một cách để khuyến khích sinh viên tham gia trong lớp là hỏi các câu hỏi. Tôi thường hỏi các câu hỏi để giữ sự chú ý của sinh viên, như “Tại sao kĩ thuật này không có tác dụng trong tình huống này?” “Kĩ thuật khác là gì mà có thể có tác dụng ở đây?” Trong khi hỏi loại câu hỏi này, tôi sẽ đợi cho tới khi sinh viên nào đó đáp ứng. Nếu không thì tôi sẽ chỉ định ai đó cho câu trả lời như: “Bob, em nghĩ gì?” rồi khi Bob cho câu trả lời, tôi sẽ hỏi người khác: “Bill, em nghĩ gì về câu trả lời của Bob?” Bằng việc tiếp tục hỏi câu hỏi, tôi làm cho lớp tham gia vào rồi cuối cùng tôi sẽ làm cho cả lớp thảo luận tiếp. Lớp sẽ sống động hơn với nhiều sinh viên tham gia. Thỉnh thoảng tôi sẽ làm ra sự tham gia của sinh viên bằng việc yêu cầu họ giơ tay về chủ đề hay vấn đề nào đó. Tôi hỏi, “Bao nhiêu người trong các em đồng ý với câu trả lời của Bob?” hay “Bao nhiêu người cảm thấy rằng câu trả lời của Bill là tốt hơn?” rồi “Bao nhiêu người trong các em không đồng ý với câu trả lời của cả Bob và Bill và có câu trả lời khác?” Điều này bao giờ cũng dẫn tới bình luận hay thảo luận khác.
Khi tôi dạy ở châu Á, một giáo sư bình luận: “Dường như là thầy chẳng dạy gì mấy mà để cho sinh viên thảo luận giữa họ. Thầy có chuẩn bị bài giảng không? Làm sao thầy dạy được khi sinh viên đang làm toàn việc nói?” Tôi giải thích: “Sinh viên của tôi phải làm mọi bài đọc trước khi lên lớp. Khi họ tới lớp, họ không cần nghe bài giảng hay xem trình chiếu slide. Tôi đặt câu hỏi hay vấn đề và sinh viên trả lời bằng việc thảo luận giữa họ. Tôi không thích cho câu trả lời, ngay cả sau thảo luận tôi thường hỏi họ liệu họ có thể nghĩ tới giải pháp phương án khác nào không. Tôi cũng yêu cầu sinh viên tóm tắt điểm chính của tài liệu. Thỉnh thoảng tôi chia lớp thành vài nhóm sinh viên nơi họ phải thảo luận với nhau và trả lời câu hỏi mà tôi hỏi. Ý tưởng là biểu thị các quan điểm khác nhau về chủ điểm bằng việc có nhiều câu trả lời. Thỉnh thoảng, tôi sẽ yêu cầu họ đóng các vai khác nhau để làm sáng tỏ trường hợp thực. Chẳng hạn, trong thảo luận về dự án phần mềm, sinh viên có thể đóng vai khách hàng, người quản lí dự án, người thiết kế, người lập trình, người đảm bảo chất lượng v.v. Sinh viên trong lớp không thủ vai sẽ đóng vai trò khán giả và hỏi câu hỏi. Tôi đóng vai người dẫn và chuẩn bị vài câu hỏi mà sẽ gợi ra các quan điểm khác để làm cho thảo luận bắt đầu. Tôi thấy rằng bằng việc có kiểu thảo luận này, sinh viên có thể học nhiều hơn về tư duy phê phán và giải quyết vấn đề hơn chỉ là nghe thụ động bài giảng.
Tôi nói với vị giáo sư kia: “Dường như là tôi không giảng gì mấy, chỉ tạo điều kiện cho thảo luận nhưng thực tế điều đó đòi hỏi nhiều chuẩn bị hơn là xây dựng bài giảng. Trong kiểu dạy tích cực này, tôi tạo ra quá trình học mới nơi sinh viên học tích cực và đó là bản chất của phương pháp dạy mới. Lúc ban đầu, sinh viên miễn cưỡng và ngần ngại tham gia bởi vì họ không biết mấy về phương pháp mới này nhưng sau vài tuần, tất cả họ đều bảo tôi rằng họ thích thú nó nhiều hơn. Nó buộc họ tới lớp phải được chuẩn bị và sẵn sàng tham gia vào thảo luận và họ học được nhiều. Đặc biệt bởi thời gian tôi bỏ ra, phần lớn nói với tôi là họ thích phương pháp “học qua hành” hơn nghe giảng cổ điển, cho dù họ phải làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều thời gian hơn trước khi lên lớp.”
—-English version—-
Active Teaching and active learning
There is a difference between teaching in the U.S and in Asia. Classrooms in the U.S are mostly lively with questions, discussions in contrast with classrooms in Asia that are often quiet as students focus on listening and taking notes. When I ask questions, few students would volunteer to answer. Even when someone answers, I ask the class for opinions to get a discussion going but few would provide feedback. I understand that in traditional classroom, teachers lecture and students listen. Students are not encouraged to ask questions because some teachers believe too many questions may distract the class away from the lecture and wasting class time.
Traditional lecture is good for the theoretical learning where memorization is the key learning and tests are based on how much students can memorize. Unfortunately this method is not suitable to develop students’ critical thinking skills which are required for the scientific learning. Class discussion asks students to process information they have studied in new ways such as understanding it, evaluating it, applying it, and then comparing their understanding of it with that of others. Class discussions between the professor and the students or between the students themselves will improve students’ ability to learn and retain information better.
For this type of learning to take place, classroom should be a place where students feel comfortable. They should not be afraid to ask question or worry about expressing their opinions. Professors should encourage students to ask questions and explain them thoroughly to make sure students understand the concept. Professors must make everybody feel like they are important regardless of what question they ask. When students feel comfortable, they are willing to focus their attention for further learning.
One way to encourage students to participate in class is to ask questions. I often ask questions to keep students’ attention, such as “Why this technique do not work in this situation?” What are other techniques that may work here?” In asking this kind of question, I would wait until some students respond. If not then I would appoint someone to answer such as: “Bob, what do you think?” then when Bob give the answer, I would ask another: “Bill, what do you think about Bob’s answer?” By continue to ask questions, I would get the class to participate then eventually I will get a whole class discussion on going. The class would be more lively with more student participate. Sometime I would get students’ involvement by asking them to raise their hands on a subject or issue. I ask, “How many of you agree with Bob’s answer?” or “How many feel that Bill’s answer is better?” then “How many of you do not agree with both Bob and Bill‘s answer and have different answer?” This always led to another commentary or discussion.
When I teach in Asia, a Professor commented: “It seems that you do not teach much but let students discuss among themselves. Have you prepared a lecture? How do you teach when students are doing all the talking? I explained: “My students must do all readings before the class. When they come to class, they do not need to listen to a lecture or watch a slide presentation. I pose questions or problems and students answer by discussing them among themselves. I do not like to give answers, even after the discussing I often ask them if they can think of other alternative solutions. I also ask students to summarize the main point of the materials. Sometime I divide the class into several groups of students where they must discuss among themselves and answer questions that I ask. The idea is to represent different viewpoints of topics by having a several answers. Sometime, I would ask them to play different roles to clarify a real case. For example, in a discussion about software project, students could take the roles of a customer, a project manager, a designer, a programmer, a quality assurance, etc. Students in class who do not have a role act as the audience and ask questions. I act as moderator and prepare several questions that will provoke different points of view to get the discussion starts. I found that by having this type of discussion, students can learn more about critical thinking and problem solving than just passively listen to a lecture.
I told the professor: “It seems that I do not lecture much, only facilitate the discussion but actually it requires more preparation than develop a lecture. In this type of active teaching, I create a new learning process where students are actively learning and that is the essence of the new teaching method. In the beginning, students are reluctant and hesitate to participate because they do not know much about this new method but after few weeks; they all told me that they enjoy it more. It forces them to come to class prepared and ready to participate in discussion and they learn more. Especially by the time I left, most told me that they like the “Learning by Doing” method than the classic listening to lectures, even they have to work harder and spend more time before the class.”