Mối quan tâm khác với CMMI
Một người quản lí dự án viết cho tôi: “Công ti của tôi muốn đạt tới CMMI Mức 3 để nhận được tài trợ khuyến khích từ chính phủ. Người chủ của công ti ra lệnh cho mọi người học CMMI và làm tài liệu để qua được đánh giá vào cuối năm khi tư vấn Ấn Độ tới và tiến hành đánh giá. Người chủ công ti yêu cầu tôi quản lí hoạt động này. Tôi không biết gì về CMMI, tôi lo lắng rằng chúng tôi có thể không đạt tới Mức 3. Xin thầy lời khuyên.”
Dạy và học
Trong thời đại tri thức này, giáo dục là rất quan trọng.
Appillionaires - triệu phú ứng dụng
Ngành công nghiệp máy tính có thuật ngữ mới: “Appillionaire” hay người làm ra triệu đô la bằng việc bán ứng dụng di động qua cửa hàng Apple.
Mark Zuckerberg tới thăm Đại học Carnegie Mellon
PITTSBURGH – Người sáng lập và là CEO của Facebook Mark Zuckerberg sẽ tới thăm Đại học Carnegie Mellon vào thứ ba, 8/11. Carnegie Mellon là một trong ba đại học được Zuckerberg tới thăm. Các đại học kia là Đại học Harvard và MIT.
Đối thoại về cơ hội
Trong khi tin tức hàng ngày đầy các vấn đề kinh tế toàn cầu và câu chuyện thất nghiệp, có một khu vực có nhiều cơ hội hơn, nhiều việc làm nhưng ít người xin làm: Khu vực công nghệ.
Làm việc ở công ti lớn
Một người phát triển phần mềm viết cho tôi “Là người phát triển phần mềm ở công ti địa phương nhỏ trong ba năm, tôi kiếm được việc làm ở một công ti nước ngoài lớn hơn ở nước tôi. Tiếng Anh của tôi rất tốt, tôi cần gì khác nữa để thành công? Tôi hi vọng thầy có thể giúp cho tôi.”
Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt. Ở mọi nước những người lãnh đạo hiểu rằng trong kinh tế toàn cầu, họ phải chuẩn bị cho sinh viên của họ với thế giới được xác định bởi công nghệ và kết nối toàn cầu.
Khi nào khách hàng phần mềm xây nhà
Một sinh viên chuyển cho tôi một bức thư khôi hài từ “khách hàng” muốn xây nhà:
Kiểm thử chấp nhận của người dùng
Một người kiểm thử viết cho tôi: “Tại sao chúng tôi phải tiến hành kiểm thử chấp nhận của người dùng (UAT) khi chúng tôi đã kiểm thử phần mềm nhiều lần để chắc rằng nó không có lỗi? Có cần UAT không?”
Dự án Capstone ở Châu Á
Về truyền thống, dự án capstone là công việc cuối cùng trước khi sinh viên tốt nghiệp khỏi đại học.
Cẩn thận về đại học giả
10/2011: Tuần trước, cảnh sát Mĩ đã đóng cửa một đại học California có tên là “Tri-Valley University”, đại học đã làm hàng triệu đô la bằng việc cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài vào Mĩ.
Cảnh quan hệ thống
Từ đầu thế kỉ 20, các qui trình chế tạo dựa trên “dây chuyền lắp ráp” do Henry Ford tạo ra đã trở thành chuẩn.
Được chuẩn bị
Một sinh viên viết cho tôi: “Em mới bắt đầu đại học năm nay, em cần lời khuyên để giúp em thành công trong giáo dục, xây dựng nghề nghiệp tốt mà sẽ làm cho bố mẹ em tự hào, và đóng góp cho đất nước của em.”
Thiếu hụt kĩ năng toàn cầu
Ngày nay, mọi công ti trong các nước đã phát triển đều đang đối diện với vấn đề lớn vì lực lượng lao động có tuổi về hưu và ít công nhân trẻ hơn thay thế họ. Theo một điều tra toàn cầu mới, công nhân có kĩ năng có ưu tiên cao nhất của mọi công ti toàn cầu. Thuê và giữ công nhân có kĩ năng là yếu tố quan trọng nhất cho mọi doanh nghiệp bởi vì tri thức và kĩ năng là “động cơ cho tăng trưởng” trong thế giới toàn cầu hoá này.
Một khảo cứu về dự án phần mềm
Có một khảo cứu công nghiệp được công bố tháng trước về tại sao nhiều dự án phần mềm thất bại ở các nước đang phát triển.
Chiến lược chế tạo của Ấn Độ
Tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận chính sách chế tạo quốc gia nhằm tạo ra 100 triệu việc làm trong 10 năm tới.
Học kĩ năng mới
Trong thời kì thay đổi nhanh này, dù bạn ở trong trường hay ở nơi làm việc, một điều là chắc chắn: điều bạn biết bây giờ là tốt cho bây giờ, nhưng có thể lạc hậu trong một hay hai năm. Điều này nghĩa là có nhu cầu học tri thức mới và kĩ năng mới để theo kịp với thay đổi. Nhiều người phát triển phần mềm thường hỏi: “Tôi cần học gì? Và tôi học chúng ở đâu?” Những người quản lí cũng đối diện với câu hỏi tương tự: “Bây giờ cái gì được cần tới và cái gì sẽ được cần tới ngày mai? Ai chịu trách nhiệm cho quyết định kĩ năng nào có liên quan? Cái gì là mấu chốt, và cái gì không?”
Vấn đề giáo dục của Ấn Độ
Tuần trước, Ravi người bạn Ấn Độ đã mời tôi tới thảo luận về một số tiến trình giáo dục.
Khoán ngoài CNTT
Cidek Abrahim, một giáo sư thỉnh giảng từ Thổ Nhĩ Kì hỏi tôi: “Tôi biết rằng dẫn lái then chốt của tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ là các công ti phần mềm như TCS, Infosys, Wipro, và Mahindra. Tôi cũng biết rằng thành công của họ dựa trên chi phí thấp. Điều tôi không biết là làm sao một nước nghèo như Ấn Độ có thể cạnh tranh được trong khu vực công nghệ cao và thành công? Làm sao một nước, với nhiều người nghèo thế có thể tạo ra nhiều kĩ sư phần mềm vậy? Và tại sao các nước khác như Philippines, Trung Quốc, và Nga lại không có khả năng tái tạo điều Ấn Độ đã làm?
Lí thuyết và thực hành
Phần lớn sinh viên học về lí thuyết ở trường. Lí thuyết là những thứ như khái niệm hướng đối tượng, trừu tượng dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu, và các thuộc tính chất lượng của kiến trúc phần mềm. Lí thuyết là dễ thảo luận, dễ học nhưng khó kinh nghiệm. Phần lớn sinh viên học lí thuyết nhưng chỉ có ý niệm mơ hồ về nó. Họ thường không biết cách nó làm việc hay cách áp dụng nó. Đó là lí do tại sao họ cần thực hành. Đó là lí do tại sao các trường có bài tập, bài về nhà và phân công nhiệm vụ cho họ để áp dụng điều họ học vào thực hành.