Tháng trước, chính phủ Ấn Độ công bố kế hoạch thiết lập cơ sở chế tạo cho nước này.

Bản kế hoạch này bao gồm bẩy công viên công nghiệp mà sẽ tạo ra 100 triệu việc làm trong 10 năm tới để giúp tăng trưởng trong khu vực này nơi Ấn Độ vẫn còn tụt lại sau các nước khác. Hiện thời, chế tạo chỉ đóng góp 15% GDP của Ấn Độ, so với 35% ở Trung Quốc, và 28% ở  Hàn Quốc. Mục đích của kế hoạch mới này là nâng thị phần ở Ấn Độ lên 25% trước 2022.

Vài tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch thiết lập cơ sở công nghệ thông tin cho đất nước họ. Bản kế hoạch này bao gồm 20 thành phố lớn được dành cho khu vực công nghệ thông tin mà có thể tạo ra một triệu việc làm trả lương cao trong mười năm tới để giúp cho tăng trưởng trong khu vực mà Trung Quốc vẫn còn tụt lại sau các quốc gia khác.

Ngày nay Trung Quốc được biết tới như “Cơ xưởng của thế giới”. Trong hai mươi năm qua, nó đã sản xuất hầu như mọi thứ và đã xuất khẩu chúng tới mọi ngõ ngách của thế giới. Từ đồ điện tử, đồ chơi, quần áo, giầy dép tới đồ đạc, công cụ và máy móc v.v. Việc chế tạo của nó đã sử dụng hàng trăm triệu người và cải thiện cuộc sống của nhiều công dân của nó. Chế tạo có một số ưu điểm và nhược điểm. Nó giúp tạo ra việc làm cho nhiều người lao động không kĩ năng, số chiếm phần lớn trong một nước với cả tỉ người. Nó đem tới khối lượng thu nhập lớn từ xuất khẩu, điều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tới mức cao nhất, và làm cho Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, không có tri thức và quản lí đúng trong qui trình chế tạo, nước này bị ô nhiễm cao bởi hoá chất độc hại làm tăng rủi ro về sức khoẻ. Với nhiều cơ xưởng được đặt ở vùng đất nông nghiệp màu mỡ, nó phá huỷ cơ sở nông nghiệp riêng của nước này. Ngày nay, khi Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm chế tạo, nó phải nhập khẩu lương thực cho người của mình. Không có đủ đất nông nghiệp để sản xuất lương thực để nâng đỡ cho một tỉ người nữa. Có vài báo cáo nói rằng nếu cung cấp lương thực bị dừng lại trong vòng ba tháng, nạn đói có thể xảy ra. Đây là vấn đề nghiêm trọng có lẽ nhắc chính phủ phải kiểm điểm lại kế hoạch tăng trưởng kinh tế của mình, dừng phát triển chế tạo và chuyển nhanh chóng vào khu vực công nghiệp khác như công nghệ thông tin. Với kinh tế chỉ dựa trên xuất khẩu, nền kinh tế của nó phụ thuộc vào kinh tế của các nước khác. Bắt đầu năm 2007 với cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ và với suy thoái châu Âu hiện thời, phần lớn mọi người dừng mua. Khi kinh doanh xuất khẩu bị chậm lại, cơ xưởng phải đóng cửa và sa thải hàng triệu công nhân. Đột nhiên Trung Quốc đối diện với số lớn công nhân thất nghiệp. Khi con số này tiếp tục tăng lên, nó có thể tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho chính phủ. Tuần trước, một quan chức cao cấp của chính phủ thừa nhận rằng kế hoạch kinh tế làm “cơ xưởng cho thế giới” đang đi tới chỗ cuối. Ông ấy nói: “Chúng tôi đã học được từ sai lầm này, hội tụ mới của chúng tôi là vào công nghệ. Chúng tôi sẽ để nỗ lực vào công nghệ sạch như nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Chúng tôi sẽ đổi lại chiều hướng hệ thống giáo dục của chúng tôi vào khu vực này. Có thể mất nhiều năm nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có khả năng tăng trưởng nền kinh tế của chúng tôi theo chiều hướng mới này.”

Ấn Độ được biết như “văn phòng công nghệ thông tin của thế giới”. Trong hai mươi năm qua, Ấn Độ đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ làm khoán ngoài trong các khu vực bao gồm công nghệ thông tin, qui trình doanh nghiệp và chăm sóc sức khoẻ. Những việc làm trả lương cao này cũng giúp tạo ra các việc làm hỗ trợ phụ cho ngành công nghiệp này nhưng không đủ để nâng đất nước ra khỏi nghèo nàn. Khi dân số đã đạt tới trên một tỉ người và tiếp tục tăng lên nữa, Ấn Độ cần một giải pháp nhanh chóng để tạo ra nhiều việc làm để giữ cho việc tăng trưởng kinh tế. Giải pháp kinh tế dựa trên chế tạo được chính phủ trung ương lựa chọn nhưng việc thực hiện như thu hồi đất, dọn dẹp môi trường và phát triển kết cấu nền đã được để lại cho chính quyền địa phương giải quyết. Nhiều nhà kinh tế Ấn Độ phê bình kế hoạch này là “không thể được” vì chính quyền địa phương không có đủ ngân quĩ  để tài trợ cho kết cấu nền được cần để làm cho khu vực chế tạo thành công. Trong nhiều năm, Ấn Độ thậm chí xây đường xá, cầu cống và kết cấu nền vận tải với thiếu chỉ đạo và cộng tác giữa chính quyền trung ương và địa phương. Thay vì theo kế hoạch của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích tin rằng Ấn Độ phải tiếp tục duy trì tiến trình riêng của mình bằng việc hội tụ vào công nghệ thông tin và kĩ nghệ. Một đại diện của đảng đối lập trong quốc hội nói: “Tại sao chúng ta theo kế hoạch của Trung Quốc, họ thậm chí đã thừa nhận rằng đó là sai lầm? Chúng ta đi trước họ và họ theo sau chúng ta bằng việc chấp thuận kế hoạch của chúng ta. Sao chúng ta đổi hướng? Tuy nhiên, với kế hoạch có thể tạo ra 100 triệu việc làm sẽ khó chống lại, đặc biệt cho một nước với trên một tỉ dân.”

Câu hỏi là cái gì sẽ xảy ra khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều thành công trong thực hiện các kế hoạch của họ trong việc chi phối khu vực công nghệ và chế tạo? Dường như hiển nhiên là với trên hai tỉ người chiếm hai khu vực này, có thể chẳng còn lại mấy cho bất kì ai khác.

—-English version—-

India and China

Last month, the India government announced a plan to establish a manufacturing base for its country. The plan includes seven national industrial parks that would create 100 million jobs over the next 10 years to help with growth in a sector where India is still behind other nations. Currently, manufacturing only contributes 15% of Indian GDP, compared to 35% in China, and 28% in South Korea. The goal of the new plan is to raise the share in India to 25% by 2022.

Few months ago, the Chinese government announced a plan to establish an Information technology base for its country. The plan includes 20 big cities designated as Information technology areas that could create million of high paying jobs over the next ten years to help with growth in a sector where China is still behind other nations.

Today China is known as the “Factory to the world”. For the past twenty years, it has produced almost everything and exported them to every corners of the world. From electronic, toys, clothes, shoes to furniture, tools and machinery etc. Its manufacturing has employed hundred million people and improve the lives of many of its citizens. Manufacturing has certain advantages and disadvantages. It helps create jobs for many unskilled labor workers which is important for a country with a billion people. It brings in a large amount of revenues from exports which push the economy growth to the highest level, and make China the second largest economy in the world. However, without the knowledge and proper management training in manufacturing process, the country is highly polluted by toxic chemical which increase health risks. With many factories located in fertile agriculture lands, it destroys its own agriculture base. Today, as China exports manufacturing products, it has to import foods for its own people. There is not enough agriculture land to produce foods to support a billion people anymore. There are several reports that if the food supply is stopped within three months, famine could happen. This is a serious issue that probably prompted the government to review its economic growth plan, stop the manufacturing development and move quickly into another industry sector such as information technology. With the economy solely based on exports, its economy is depending on other country’s economies. Begin in 2007 with the U.S financial crisis and with current European recession, most people stop buying. When export business is slowing down, factories must close and lay-off million of workers. Suddenly China is facing a large number of unemployed workers. As these number continue to increase, it may create a lot of social problems for the government. Last week, a high government official admitted that the economy plan to be “The factory to the world” is coming to an end. He said: “We have learned from this mistake, our new focus is on technology. We will put all efforts into clean technology such as information technology research and development. We will redirect our education systems into this area. It may take several years but we are confident that we will be able to grow our economy in this new direction.”

India is known as the “Information Technology office of the world”. For the past twenty years, India has been successful in providing outsourcing services in areas including information technology, business processes and health care. These high paying jobs also help create additional supporting jobs for this industry but not enough to raise the country out of poverty. As the population has reached over a billion people and continue to rise, India needs a quick solution to create a lot of jobs to keep the economy growing. The manufacturing base economy solution is selected by the central government but the implementation such as land acquisition, environmental clearance and infrastructure development have been left for the local government to handle. Many Indian economists criticize this plan as “Impossible” as local government does not have enough funds to finance the infrastructure needed to make the manufacturing sector a success. For many years, India cannot even build roads, bridges and transportation infrastructures due to the lack of direction and collaboration between central and local government. Instead of follow the plan of China, many analysts believe that India must continue to stay its own course by focus on information technology and engineering. A representative of the opposition party in congress said: “Why are we following the Chinese plan, they even admit that it is a mistake? We are ahead of them and they are following us by adopting our plan. Why are we changing direction? However, with the plan that can create 100 million jobs it would be difficult to resist, especially to a country with over a billion people.

The question is what will happen when both India and China are successful in implement their plans in dominating the technology and manufacturing sectors? It seems obvious that with over two billion people occupied these two areas, there is probably not much left for anyone else.