Sinh viên có thể tự học được không?
Một thầy giáo viết cho tôi: “Thầy nghĩ sinh viên có thể học tài liệu theo cách riêng của họ bằng việc dùng phươn pháp học tích cực không? Nếu họ có thể học được thì thầy giáo làm gì?”
Lời khuyên cho nhà doanh nghiệp tương lai
Vào mùa hè, tôi thường dạy Kĩ nghệ phần mềm ở các nước khác. Từ năm ngoái, tôi bắt đầu thêm xê mi na Khởi nghiệp vào trong môn Phần mềm đều đặn của tôi. Tôi tin công ti khởi nghiệp là giải pháp tốt để giải quyết thất nghiệp ở các nước đang phát triển và tôi muốn sinh viên của tôi học nhiều hơn về nó. Tôi hi vọng rằng một số sinh viên sẽ bắt đầu công ti riêng của họ và đóng góp cho nền kinh tế của nước họ. Tuy nhiên sinh viên thường bảo tôi: “Khởi nghiệp có tác dụng ở Mĩ nhưng không ở nước em. Ở Mĩ thầy có thể đi tới một phát kiến, có được ai đó đầu tư vào công ti khởi nghiệp của thầy, và làm tăng trưởng công ti của thầy nhưng nó không có tác dụng ở đây. Đã có các diễn giả tới đây để nói về khởi nghiệp và công ti khởi nghiệp, nhưng chẳng cái gì xảy ra.”
Dạy STEM
Phần lớn các thầy giáo đều biết rằng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là các môn khó dạy. Trong khi chúng ta không thể thay đổi được tài liệu, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy để làm cho chúng thành thú vị hơn để học sinh học.
Đối thoại ở Bắc Kinh
Mùa hè năm ngoái khi tôi dạy môn “Khởi nghiệp và phát kiến” ở Trung Quốc, một giáo sư than: “Người tốt nghiệp ở nước chúng tôi có hơn triệu kĩ sư một năm. Trong mười năm qua, chính phủ chúng tôi đã đầu tư vài tỉ đô la vào các đại học. Chúng tôi có những phòng thí nghiệm hiện đại nhất tương tự như các phòng thí nghiệm tốt nhất trên thế giới. Nhưng mặc cho những nỗ lực này, chúng tôi đã không tạo ra được phát kiến lớn nào có thể nâng nền kinh tế của chúng tôi lên. Chúng tôi đã không tạo ra ai đó như Bill Gates hay Steve Jobs. Chúng tôi không biết tại sao phát kiến không xảy ra?”
Cải tiến kĩ năng viết mã
Một sinh viên viết cho tôi: “Là sinh viên năm thứ nhất trong Quản lí hệ thông tin (ISM), em thích lớp nhập môn nhưng sợ lớp viết mã. Em thất vọng mọi lần em phải viết mã và em lo nghĩ rằng em có thể trượt. Xin thầy giúp cho.”
Dạy hiệu quả
Trong quá khứ, việc dạy đã hội tụ chủ yếu vào truyền thụ tri thức từ thầy sang trò. Nguyên lí là đơn giản: “Thầy dạy, và trò học.” Cách thầy dạy tuỳ thuộc vào kĩ năng của thầy; cách trò học tuỳ thuộc vào nỗ lực của trò. Thầy đo trò học được bao nhiêu bằng các bài kiểm tra được cho trên lớp; trường đo sinh viên thu được tri thức thế nào bằng các kì thi hàng năm.
Kinh doanh trong app di động
Một sinh viên viết cho tôi: “Em muốn là một nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti riêng của em. Em đã phát triển nhiều app di động nhưng ngày nay mọi người không trả tiền cho app di động nữa. Làm sao em làm được tiền như một nhà doanh nghiệp? Xin thầy giúp cho.”
Cách chuẩn bị cho lĩnh vực khoa học và công nghệ
Ngày nay giáo dục đại học không còn là thứ xa hoa mà là sự cần thiết. Khó mà kiếm được việc làm tốt nếu bạn không vào đại học. Có nhiều cơ hội việc làm hơn ở mọi nước nhưng điều đó còn tuỳ vào lĩnh vực học tập của bạn và trường nào bạn tốt nghiệp ra. Có khác biệt về lương giữa các sinh viên học về Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) và sinh viên tốt nghiệp trong Nghệ thuật, Sân khấu, Lịch sử, Văn học, hay nghiên cứu xã hội. Có khác biệt về lương giữa những sinh viên tham dự các đại học hàng đầu và các sinh viên vào các đại học ít nổi tiếng. Để đảm bảo rằng bạn sẽ có nghề nghiệp tốt trong tương lai, việc chọn lĩnh vực học tập trong các đại học tốt là rất quan trọng.
Lời khuyên cho sinh viên khoa học máy tính
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là sinh viên năm thứ nhất trong Khoa học máy tính và em lo nghĩ vì một số bạn trong lớp em đã biết cách lập trình mà em thì không biết. Em sợ em có thể trượt. Xin thầy giúp cho.”
Xu hướng tự động hoá
Mặc dầu các robot đã được dùng trong công nghiệp từ nhiều năm nay, những tiến bộ gần đây trong công nghệ đã làm giảm chi phí của chúng và làm tăng năng lực của chúng cho nên việc dùng các robot đã bùng nổ. Ngày nay tiến bộ trong robotics đã giúp các nhà chế tạo cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất, giảm công nhân lao động và làm tăng lợi nhuận. Các robot cũng làm cho chi phí lao động kém phần quan trọng khi họ làm quyết định về nơi đặt cơ xưởng và giảm việc khoán ngoài tới mức tối thiểu. Ngày nay quãng 55% nhiệm vụ trong công nghiệp chế tạo từ ô tô, xe tải tới máy tính và điện tử đã được robot thực hiện nhưng điều đó có thể tăng lên tới 85% trong vòng vài năm tới và nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn toàn bộ ngành công nghiệp để được coi là “được tự động hoá đầy đủ”. Một quan chức điều hành giải thích: “Bằng việc có ít công nhân lao động chúng tôi có thể tăng gấp đôi lợi nhuận, tự động hoá là đầu tư tốt nhất.”
Cơn sóng thần của thay đổi
Ngày nay dân số thế giới đã tăng từ 1.5 tỉ người năm 1950 tới 5 tỉ người năm 2012 và có thể tăng trưởng tới 6 tỉ người trước năm 2040. Vấn đề chính trong mọi chính phủ là làm sao tìm ra việc làm cho mọi người, đặc biệt ở châu Á và châu Phi nơi dân số đang tăng nhanh nhất. Mối quan ngại then chốt là không có hành động thích hợp, sẽ có hỗn độn vì điều đó đã xảy ra ở một số nước châu Phi và Trung Đông. Thanh niên không có việc làm, không có phương hướng, và không hi vọng dễ dàng bị tham gia vào những hành vi bất hợp pháp, các hoạt động chống xã hội, ma tuý, rượu chè hay thậm chí tham gia vào khủng bố.
Phát triển kĩ năng
Để phát triển tri thức và kĩ năng trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM), sinh viên phải hiểu các khái niệm, và có khả năng áp dụng điều họ đã học để làm công việc. Trong khu vực công nghệ như khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, cũng như các lĩnh vực STEM khác, tài liệu mới thường được xây dựng trên đỉnh các môn học trước. Những sinh viên không hiểu tài liệu trước sẽ gặp khó khăn để hiểu tài liệu tiếp và đó là lí do tại sao nhiều sinh viên thất bại trong lĩnh vực STEM. Trong giáo dục truyền thống, một số sinh viên có thể qua được các kì thi bằng việc ghi nhớ sự kiện, nhớ lại chúng trong khi thi, và rồi quên hầu hết chúng sau đó. Nhưng trong các lĩnh vực STEM, điều mấu chốt cho sinh viên là giữ lại điều họ học để xây dựng kĩ năng và năng lực của họ vì họ tiếp tục giáo dục của họ rồi bắt đầu nghề nghiệp như các nhà chuyên môn có năng lực.
Giáo dục cho tương lai
Ngày nay mọi nước đều cần có nhiều người được giáo dục, đặc biệt trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Trong thế giới được toàn cầu hoá đầy cạnh tranh này nơi mọi thứ đều được kết nối và được dẫn lái bởi công nghệ, công nhân tri thức là nhiên liệu cho tăng trưởng kinh tế. Thảm kịch là có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mà không có tương lai nhưng đồng thời, có nhiều việc làm mở ra mà không được lấp đầy. Vấn đề không phải là sự sẵn có về công nhẫn mà là thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ điều các công ti cần, vì người tốt nghiệp đại học không có những kĩ năng này.
Công nghệ sinh học: biên giới mới
Sau khi đăng bài: “Cuộc cách mạng mới trong Công nghệ” nhiều sinh viên đã hỏi tôi về mối quan hệ giữa Sinh học và Công nghệ thông tin, hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn. Lĩnh vực Sinh học đã thay đổi lớn xem như kết quả của Dự án Hệ gen con người năm 2000. Ngày nay các nhà khoa học coi Sinh học như khoa học thông tin, DNA về căn bản là ngôn ngữ bốn chữ số thức (C,T,G,A) lưu thông tin trên nhiễm sắc thể tương tự như số nhị phân (0,1) trong ngôn ngữ máy tính. Do đó, gen diễn đạt bản thân chúng hệt như máy tính thực hiện chương trình phần mềm. Những cách diễn đạt này tích hợp với những cách khác để tạo ra một loại “lối mòn thông tin” mà báo hiệu cho thân thể thực hiện chức năng nào đó.
Dạy và học
Ngày nay sinh viên đại học là tích cực; họ không ngồi yên và dễ dàng bị sao lãng bởi các tin nhắn, emails, và các hoạt động phương tiện xã hội khác. Để hiệu quả, phương pháp dạy phải thay đổi từ thụ động sang tích cực để giữ cho sinh viên tham gia vào việc học. Hình dung một lớp mà sinh viên tới và sẵn sàng học thì thời gian trên lớp sẽ năng suất hơn nhiều và là thích thú cho cả thầy và trò. Thay vì nghe thụ động bài giảng dài, sinh viên tham gia tích cực vào trong thảo luận nơi họ tham gia, học tập, phân tích và áp dụng điều họ học vào phát triển kĩ năng của mình. Tuy nhiên để cho sinh viên tới lớp và sẵn sàng học là khó vì trong nhiều năm họ đã quen thụ động rồi. Để bắt đầu với phương pháp học tích cực, thầy giáo cần giải thích cho họ về cách học mới. Tất nhiên, một số sinh viên sẽ nêu ra mối quan ngại của họ nhưng bằng việc đề cập tới từng mối quan ngại của họ, thầy giáo có thể thuyết phục họ chấp nhận phương pháp mới này.
Sự trỗi dậy của robot
Trong vài năm qua, các nhà kinh tế đã giám sát sự trỗi dậy của robot về cách nó sẽ ảnh hưởng tới việc làm của con người. Tháng trước, Đại học Oxford đã báo cáo rằng quãng 47 phần trăm việc làm có thể bị thay thế bởi robot trong vài năm tới. Các tác giả cảnh báo rằng chúng ta bây giờ đang bước vào thời đại mà máy móc sẽ thay thế cho con người và phát kiến sẽ làm lợi chỉ cho vài người thay vì phần còn lại của xã hội. Sự bất bình đẳng này sẽ đem tới nhiều vấn đề cho nền kinh tế toàn cầu hiện thời và kết quả sẽ gây tàn phá cho nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển về việc làm lao động.
Cách mạng mới trong công nghệ
Theo một báo cáo công nghiệp, đầu tư vốn trong các công ti công nghệ sinh học đã soải cánh lên tới 30 phần trăm trong năm 2014 so với năm trước, đạt tới trên $10 tỉ đô la. Các nhà phân tích Phố Wall tuyên bố: “Ngày nay, công nghệ sinh học là loại đầu tư lớn nhất thứ hai sau phần mềm. Khi phần cứng và phần mềm đã đạt tới điểm bão hoà, các nhà đầu tư tìm kiếm điều tiếp mà họ có thể đầu tư mà sẽ cho thu hồi lớn và họ đang thu được tin tưởng vào công nghiệp công nghệ sinh học (ngành công nghệ bao gồm cả các thiết bị chăm sóc sức khoẻ và công nghệ hỗ trợ cho các công ti y và dược để phát triển các thuốc mới v.v.) Vì những phát kiến đã tiến bộ lớn trong vài năm qua, nhiều nhà phân tích tin rằng sẽ có con số đầu tư kỉ lục trong lĩnh vực này. Một nhà phân tích viết: “Với tin tức rằng các công ti đầu tư đang giúp đỡ thành công cho các công ti dược để phát triển các loại thuốc mà có thể chữa được ung thư, không có lí do gì để không đầu tư vào trong các công ti công nghệ sinh học.”
Nhà doanh nghiệp thành công
Trong quá khứ, khởi nghiệp được coi như điều bí ẩn nơi người công nghệ tạo ra sản phẩm, phá vỡ thị trường và trở thành triệu phú. Ngày nay nó là khoa học có thể được các định, dạy và thực hành bởi sinh viên để tạo ra công ti khởi nghiệp.
Xây dựng công ti khởi nghiệp thành công
Có hai loại nhà doanh nghiệp phân biệt: Nhà doanh nghiệp truyền thống là những người bắt đầu công ti riêng của họ dựa trên kinh doanh hiện có như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, nhà may, nhà bán thực phẩm ở chợ v.v. Những doanh nghiệp này điển hình bị giới hạn bên trong một miền với tăng trưởng bị giới hạn. Các nhà doanh nghiệp công nghiệp là những người tạo ra công ti riêng của họ dựa trên tri thức phát kiến của họ và sản phẩm của họ có thể phá huỷ thị trường làm phát sinh tăng trưởng lớn bên ngoài miền địa phương. Những nhà doanh nghiệp truyền thống phụ thuộc vào thị trường địa phương để thành công và thuê một số giới hạn các nhân viên. Tương phản lại, các nhà doanh nghiệp công nghệ thay đổi thị trường, mở ra những ngành công nghiệp mới, và tăng trưởng lớn hơn với số nhân viên vô giới hạn.
Thị trường việc công nghệ năm 2015
Theo một báo cáo kinh tế toàn cầu, thị trường việc làm công nghệ đang bùng nổ khắp thế giới. Đã có trên 1.3 triệu việc làm công nghệ mới được lấp vào trong năm 2014 nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Trong mười năm qua, ngành công nghiệp công nghệ đã tăng trưởng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào do nhiều công ti khởi nghiệp tạo ra những việc làm mới. Thị trường “nóng” này làm nảy sinh tranh đấu dữ dội giữa các công ti về những tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Một nhà phân tích viết: “Ngày nay nếu bạn có kĩ năng công nghệ như thiết kế phần cứng hay kĩ nghệ phần mềm, bạn có thể yêu cầu lương cao hơn và cơ hội làm việc ở bất kì chỗ nào bạn muốn.”