Osho tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931, tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Ông là bậc đạo sư gây tranh cãi bậc nhất, đồng thời cũng có ảnh hưởng nhất. Tờ Sunday Times của Luân Đôn mô tả Osho là một trong 1.000 người kiến tạo của thế kỷ 20. Còn tờ Sunday Midday của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong 10 người, cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật, thay đổi vận mệnh của Ấn Độ. Sách của ông đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới.

Osho được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền chủ động của Osho giúp giải tỏa căng thẳng cho thân và tâm, giúp mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tĩnh tại.

Các cột mốc thời gian trong cuộc đời của Osho:

  • 1951: Học Đại học Hatkirini và sau đó là Đại học Jain tại Jabalpur
  • 21-13-1953: Chứng ngộ
  • 1955: Tốt nghiệp khoa Triết, Đại học Jain và lấy bằng M.A Triết tại Đại học Sagar năm 1957
  • 1958: Giảng dạy triết học tại Đại học Jabalpur và thực hiện những cuộc thuyết giảng trong cộng đồng
  • 1962: Thành lập những trung tâm Thiền đầu tiên ở vùng quê nơi ông sinh sống và nổi tiếng như một người khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” (Jivan Jagruti Adolan)
  • 1966: Ngừng giảng dạy đại học, dành toàn bộ thời gian cho việc thuyết giảng tâm linh. Lúc này, người ta biết đến ông với tên gọi mới: Acharya Rajneesh - 1970: Giới thiệu phương pháp Thiền Năng động, hay còn gọi là Thiền Động, Thiền tích cực (Active Meditation). Chuyển đến Mumbai tháng 12/1970 - 1974: Chuyển từ Mumbai đến Pune, thành lập Trung tâm tu học rộng 24.000 m2 với khoảng 50.000 người theo học -1980: Bị một tín đồ Ấn Độ giáo đâm bị thương. Sức khỏe ông bị suy giảm
  • 1981: Đến Mỹ chữa bệnh, thành lập một làng tu học rộng 260 km2 tại bang Oregon. Vào thời kỳ cao điểm, có 200.000 hội viên và 600 trung tâm tu học theo tinh thần của Osho trên toàn thế giới.
  • 1987: Bị trục xuất khỏi Mỹ
  • 1989: Chính thức lấy tên Osho
  • 1990: Mất ngày 19/01/1990 tại thành phố Pune, Ấn Độ.

Bạn có thể vươn đến đỉnh cao nếu sống một cuộc đời đơn chiều, nhưng chỉ là một đỉnh cao mà thôi. Còn tôi lại muốn bạn trở thành cả dãy Himalaya với muôn trùng đỉnh cao. Con người đơn chiều đã thất bại. Anh ta không thể tạo ra một hành tinh đẹp đẽ, không thể tạo ra thiên đường trên chính mặt đất. Anh ta đã thất bại, hoàn toàn thất bại! Anh ta có thể tạo ra một vài con người tuyệt vời nhưng không thể chuyển hóa, cũng như không thể nâng cao tâm thức của toàn thể nhân loại. Đâu đó chỉ mới có một vài cá thể đạt đến sự khai ngộ. Thế cũng chẳng giúp ích được gì. Chúng ta cần có thêm nhiều người được khai sáng hơn nữa, và khai sáng theo con đường ba chiều. Đó là định nghĩa của tôi về con người mới.

Tác giả

Catherine Molloy là chuyên gia giao tiếp kiêm diễn giả quốc tế về thuật lãnh đạo và kỹ năng bán hàng. Với 25 năm kinh nghiệm trong mảng kinh doanh, đào tạo và điều phối, Catherine đã đào sâu nghiên cứu về giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể. Bà là nhà sáng lập k

Tony Buzan (1942) là tác gia và nhà tâm lý nổi tiếng của Anh, ông chính là cha đẻ của sơ đồ tư duy, là nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về não bộ và phương pháp học tập. Các tác phẩm của ông đã thành công vang dội ở hơn 100 quốc gia và đã được dịch sang 3

Lama Anagarika Govinda, tên thật là Ernst Lothar Hoffman. Ông là nhà nghiên cứu triết học, tu sĩ Phật giáo, họa sĩ và giáo sư Phật học người Đức.

Vào năm 1928–1930, ông đến Sri Lanka xuất gia với Đại đức Nyantiloka Mahathera. Ông là một học giả u

Hannah Peckham, tác giả của nhiều quyển sách thiếu nhi dễ thương, sẽ kể cho các bé một câu chuyện ca ngợi sự khác biệt và đề cao tình bạn. Hãy cùng Hetty tham gia vào hành trình khám phá những điểm khác biệt tuyệt vời của bản thân!