Kĩ năng bạn cần
Một sinh viên viết cho tôi: “Là sinh viên năm thứ nhất trong Quản lí hệ thông tin (ISM), em lập kế hoạch học cả các môn kĩ thuật và doanh nghiệp như thầy đã gợi ý nhưng có gì khác em cần học để thành công trong nghề này không?”
Câu chuyện công ti khởi nghiệp thành công
Vài năm trước tôi có một sinh viên cũ trong lớp khởi nghiệp. Khi phần lớn các sinh viên đều mới bước vào tuổi 20, Oluwassen đã gần hết lứa tuổi 30. Anh ta học chăm chỉ, học tốt và đã tốt nghiệp với bằng danh dự. Tuần trước tôi nhận được bức thư của anh ấy chia sẻ kinh nghiệm với những người khác:
Xu hướng trong công nghiệp ngân hàng và tài chính
Theo một báo cáo công nghiệp, có thiếu hụt kĩ năng trong công nghiệp kinh doanh, tài chính, đầu tư, và bảo hiểm. Tại sao một công nghiệp có hàng trăm nghìn người bị sa thải trong vài năm qua và vẫn trong quá trình giảm nhiều việc làm lại kêu nó có thiếu hụt người có kĩ năng?
Nhà doanh nghiệp
Ngày nay lĩnh vực khởi nghiệp trong các sinh viên đại học là “nóng.” Nhiều trường đang cung cấp các bằng cấp và lớp học về khởi nghiệp và số lượng sinh viên ghi danh đang tăng lên nhanh chóng.
Lời khuyên về dạy
Một thầy giáo mới vào nghề viết cho tôi: “Tôi mới tốt nghiệp bằng thạc sĩ trong giáo dục và sẽ bắt đầu nghề giảng dạy ở đại học. Tôi đã theo blog của thầy trong vài năm và thấy chúng có ích. Thầy có lời khuyên nào cho giáo viên mới như tôi không?”
Kĩ năng phát triển Web
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là sinh viên năm thứ tư trong khoa học máy tính. Vì em chỉ còn vài tháng trước khi tốt nghiệp, em cần kĩ năng đặc biệt nào mà có thể cho em cơ hội tốt hơn để kiếm được việc làm khác với những người tốt nghiệp khoa học máy tính khác. Em muốn làm việc như người phát triển Web hay người thiết kế Web và sẵn lòng học những điều mới. Xin thầy lời khuyên.”
Thực hiện giáo dục STEM
STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ, và Toán học) là nền tảng cho các kĩ năng thế kỉ 21 vì trong thời đại thông tin, phần lớn các nền kinh tế đều được dẫn lái bởi công nghệ. Sức mạnh của nền kinh tế tuỳ thuộc vào khả năng của đất nước tạo ra phát kiến mới, sản phẩm mới, và công nghệ mới. Khả năng đáp ứng điều đó tuỳ thuộc vào các kĩ năng của người của họ trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Logic này là đơn giản: Càng nhiều người có những kĩ năng này, nền kinh tế càng có thể tốt hơn; và nền kinh tế tốt hơn, nhiều việc làm có thể được tạo ra. Cho nên điều quan trọng là phát triển nhiều người có kĩ năng STEM; và điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục phải được đặt ưu tiên cao cho các lĩnh vực STEM.
Giảng dạy
Một số sinh viên nói với tôi rằng khoa học máy tính quá khó; số khác phàn nàn rằng kĩ nghệ phần mềm quá đòi hỏi nhiều thứ thế phải làm. Thỉnh thoảng khó khăn nảy sinh từ điều sinh viên tin về môn học dù họ nghĩ nó khó hay dễ. Một số sinh viên thấy mọi môn khoa học đều khó khi số khác vật lộn chỉ với vài môn. Từ quan điểm của các thầy cô trong khoa, nhiều giáo sư không hiểu tại sao sinh viên coi các môn họ dạy là khó. Nhiều người quên mất rằng lí do họ dạy toán vì họ yêu toán hay họ dạy kinh tế vì họ yêu các lí thuyết đó. Hiển nhiên vì điều họ yêu mến nên họ không hiểu tại sao sinh viên coi các môn này là khó chăng?
Xu hướng mới: Tính toán trọng tâm di động
Ngày nay, điện thoại di động và điện thoại thông minh là những thiết bị mà hầu hết mọi người dùng để truy nhập vào web. Với trên 4 tỉ người dùng điện thoại di động, toàn thể ngành công nghiệp này đang dịch chuyển nhanh chóng sang thế giới tính toán trọng tâm di động. Nếu bạn là sinh viên Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm, bạn nên học nhiều về phát triển điện thoại di động để bắt kịp với xu hướng này.
Kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm
Một sinh viên viết cho tôi: “Em sẽ tốt nghiệp bằng cử nhân trong khoa học tính toán năm tới nhưng đào tạo ở trường của em hầu hết là trong lập trình Java. Em không biết loại việc làm nào em có thể có được với kĩ năng này? Xin thầy giúp.”
Thăng tiến nghề nghiệp của bạn
Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tôi đã từng làm việc cho một công ti phần mềm hơn bốn năm nhưng tôi muốn đi lên làm giám đốc hay người quản lí cấp cao. Tôi phải làm gì để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi?”
Phương pháp dạy hiệu quả
Một người quản trị nhà trường viết cho tôi: “Mọi năm, chúng tôi đều nhận được các yêu cầu thực hiện phương pháp dạy mới để cải tiến việc học của sinh viên. Điều khó cho chúng tôi là thẩm tra lại liệu phương pháp này có hiệu quả hay không. Chúng tôi muốn cải tiến việc dạy của trường nhưng chúng tôi không thể đơn giản thực hiện phương pháp mới và hi vọng rằng nó có tác dụng. Chúng tôi cần bằng chứng và cách đo để công nhận phương pháp mới. Thầy có gợi ‎ý nào không? ”
Trong tương lai gần…
Tuần trước, tôi tham dự một cuộc hội nghị về các công nghệ tương lai nơi nhiều nhà nghiên cứu trình bày cách nhìn của họ về tương lai. Theo họ, trong mười tới hai mươi năm nữa, công nghệ sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhiều thứ mà con người thậm chí không thể nghĩ rằng chúng có thể xảy ra. Chẳng hạn, tiến bộ trong y học sẽ cho phép nhiều người sống lâu hơn trên 100 tuổi; các robot sẽ lái xe hơi, xe tải, thuyền, và máy sẽ chế tạo nhiều sản phẩm hơn; điện thoại thông minh sẽ là “bác sĩ y tế của bạn” cũng nhưng cung cấp nhiều thứ mà bạn cần; trên 95% công việc chế tạo sẽ được tự động hoá và trên 65% công việc nội trợ có thể được thực hiện bởi robot “người hầu”.
Dạy bằng phương pháp học tích cực
Một thầy giáo hỏi tôi: “Thầy có cho rằng sinh viên có thể học tài liệu môn học theo cách riêng của họ bằng học tích cực được không? Trong trường hợp đó, tại sao họ cần thầy giáo? Xin thầy giải thích.”
Em bắt đầu với học tích cực như thế nào?
Một sinh viên viết cho tôi: “Em thích blog của thầy về học tích cực nhưng không biết phải làm gì hay bắt đầu thế nào; dường như blog của thầy viết cho các thầy giáo nhưng không cho sinh viên? Xin thầy giúp.”
Cảm giác lạc lõng ở đại học
Khi sinh viên vào đại học, tất cả họ đều có hi vọng cao. Thời gian ở đại học có lẽ là lí thú nhất trong đời họ với bạn mới, giáo sư mới, những điều mới để học và kĩ năng mới để phát triển. Tuy nhiên sau một hay hai năm, một số sinh viên cảm thấy cảm giác lạc lõng, mất phương hướng và động cơ. Một số thậm chỉ còn hỏi liệu vào đại học có là quyết định đúng không và số ít thậm chí còn xem xét bỏ học.
Dạy khái niệm mới
Tuần trước, một thầy giáo trẻ nói với tôi: “Tôi không hiểu tại sao nhiều sinh viên gặp khó khăn với những khái niệm cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm và cây nhị phân. Tôi dành ra hai tuần dạy họ nhưng phần lớn vẫn không hiểu nó. Thật là thất vọng.”
Tại sao chúng ta cần phương pháp học tích cực?
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới khác với thế giới nơi chúng ta đã tới trường nhiều năm trước. Nhiều điều thường đã có tác dụng trong quá khứ thì không còn có tác dụng ngày nay. Thay đổi xảy ra ở mọi nơi và tác động tới mọi thứ cho nên cách chúng ta dạy cũng cần thay đổi. Ngày nay phương pháp học tích cực đang được dùng ở nhiều trường Mĩ và bắt đầu lan rộng sang các nước khác nhưng một số thầy giáo vẫn còn ngần ngại vì họ không thoải mái với ý tưởng rằng sinh viên là “người học tích cực” và chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ.
Học tích cực
Trong lớp của tôi, tôi thường yêu cầu sinh viên đóng laptop của họ lại và tắt điện thoại thông minh trong bài giảng và thảo luận trên lớp. Tôi để cho sinh viên biết rằng mọi thứ tôi chiếu trên lớp là sẵn có trực tuyến mà họ có thể tải xuống trước khi lên lớp. Không cần ghi chép nhưng điều quan trọng với họ là chú ý và tham gia vào trong thảo luận. Tôi bảo họ rằng họ không thể nghe bài giảng và đồng thời nhận và gửi tin nhắn cho bạn gái hay bạn trai của họ trên điện thoại thông minh của họ. Tất nhiên sinh viên thường cãi rằng họ có thể nghe bài giảng và dùng laptop hay điện thoại thông minh đồng thời. Vì khó thuyết phục được họ do một số sinh viên tin rằng họ có thể làm cả hai việc được cho nên tuần trước, tôi cho lớp cái gì đó để chứng minh quan điểm của tôi.
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Tại sao bạn cần làm việc tổ?
Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi có vấn đề với việc dạy dùng cách làm việc tổ. Phần lớn sinh viên của tôi không thích làm việc tổ. Trong lớp tôi có một số sinh viên làm việc cần cù và một số không làm việc gì mấy mà để cho người khác làm cho họ. Một số sinh viên không hoà hợp được với người khác cho nên làm việc tổ có nhiều tranh biện và ít việc học. Một số thành viên tổ thậm chí không có mặt trong cuộc họp của tổ hay không đóng góp gì cho tổ. Đây là vấn đề chung với các thầy cô khác nữa và một số người thậm chí còn bỏ việc đó. Tôi không biết phải làm gì. Xin thầy giúp cho.”