14 Jun, 2021
Thực hiện giáo dục STEM
STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ, và Toán học) là nền tảng cho các kĩ năng thế kỉ 21 vì trong thời đại thông tin, phần lớn các nền kinh tế đều được dẫn lái bởi công nghệ. Sức mạnh của nền kinh tế tuỳ thuộc vào khả năng của đất nước tạo ra phát kiến mới, sản phẩm mới, và công nghệ mới. Khả năng đáp ứng điều đó tuỳ thuộc vào các kĩ năng của người của họ trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Logic này là đơn giản: Càng nhiều người có những kĩ năng này, nền kinh tế càng có thể tốt hơn; và nền kinh tế tốt hơn, nhiều việc làm có thể được tạo ra. Cho nên điều quan trọng là phát triển nhiều người có kĩ năng STEM; và điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục phải được đặt ưu tiên cao cho các lĩnh vực STEM.
Các kĩ năng STEM không phải là cái gì đó mới nhưng gần đây chúng nhận được nhiều chú ý hơn do khả năng của chúng để cải thiện nền kinh tế và tạo ra việc làm. Trong suy thoái toàn cầu này nơi tạo ra việc làm là quan trọng, mọi chính phủ đều muốn cải thiện giáo dục STEM nhưng không may ít chính phủ thành công. Trong vài năm quá khứ, đã có nhiều bàn tán và bài nói về cải tiến giáo dục để hội tụ vào STEM nhưng không có gì mấy đã xảy ra. Nhiều nền kinh tế tây Âu rót tiền vào các trường học của họ, hiện đại hoá các tiện nghi, đem nhiều thiết bị công nghệ tới cho sinh viên của họ nhưng số sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực STEM đã không cải thiện. Các nước khác như Mĩ và Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho nghiên cứu trong công nghệ với hi vọng tăng tốc nhiều phát kiến nhưng kết quả không khác mấy với vài năm trước. Về căn bản, khuyến khích nhiều nghiên cứu hay mua nhiều thiết bị công nghệ KHÔNG phải là giải pháp. Từ điều tôi đã thấy, chỉ vài nước thành công trong thực hiện giáo dục STEM như Singapore, Phần Lan, Đan Mạch, Hàn Quốc và Đài Loan. Thay vì rót tiền vào trường học hay tài trợ nghiên cứu, các nước này bắt đầu với nguyên tắc cơ sở nhất vì họ đầu tư vào con người, người có thể tạo ra khác biệt: Thầy giáo.
Tất cả các nước này đều đặt chuẩn rất cao cho những người đang học về giáo dục, một số chuẩn cao như chuẩn để vào trường y. Bạn tôi ở Phần Lan nói với tôi rằng dễ vào trường y hơn là vào trường giáo dục. Từ thông tin đó, tôi nhìn vào các nước đã không làm tốt trong lĩnh vực STEM và thấy rằng phần lớn trong họ không có chuẩn cho vào học lĩnh vực giáo dục cho nên bất kì ai, ngay cả người với điểm thấp cũng có thể vào lĩnh vực này và trở thành thầy giáo. Các nước thành công như Phần Lan và Hàn Quốc có qui tắc yêu cầu thầy giáo phải biết dạy tốt môn học của họ. Để dạy bất kì môn nào họ phải học môn đó trong đại học. Thầy toán chỉ có thể dạy toán chứ không dạy cái gì khác. Thầy sử chỉ có thể dạy sử v.v. Khi tôi nhìn vào các nước khác, kể cả Mĩ, Anh và nhiều nước tây Âu, tôi thấy rằng điều thông thường với thầy giáo là dạy bất kì cái gì chừng nào họ vẫn có chứng nhận thầy giáo từ một chương trình giáo dục. Do đó có khả năng với một thầy giáo dạy toán mà không học môn toán mức đại học. Bạn tôi ở Phần Lan bảo tôi rằng luật của họ yêu cầu thầy giáo tương lai phải dành ít nhất một năm để làm chủ môn dạy trước khi họ có thể là thầy giáo được cấp phép. Họ phải dành một năm dưới sự kèm cặp của “thầy giáo bậc thầy” sau khi họ đã được thuê cho việc làm thứ nhất của họ.
Bằng việc nhìn vào các nước đã không làm tốt trong giáo dục STEM, tôi thấy răng lĩnh vực giáo dục không được coi là “lĩnh vực danh giá” vì các thầy giáo thường không có được lương tốt hay được kính trọng cao. Ở các nước này điều thường được giả định là bất kì ai dạy học, đều phải biết rõ môn học của họ dựa trên chứng chỉ thầy giáo của họ. Lương của thầy giáo thường ít hơn các nghề khác. Năm ngoái, tôi dự một hội nghị giáo dục nơi một nhà giáo dục Trung Quốc giải thích tình huống ở nước ông ấy, điều xác nhận cách nhìn của tôi: “Không có chuẩn đầu vào nghiêm ngặt, các vị có thể không có được người giỏi để học về giáo dục. Không có lương tốt, người giỏi sẽ thà học cái gì đó khác còn hơn học giáo dục. Khi thầy giáo gặp khó khăn để kiếm sống, nhiều người bỏ nghề và chuyển sang cái gì đó khác. Khi thầy giáo phải làm việc phụ, hay thậm chí việc thứ ba, họ không thể dành toàn bộ thời gian của họ để dạy. Khi thầy giáo lo nghĩ về chi phí sống với đồng lương còm cõi, tham nhũng có thể xảy ra. Nếu giáo dục không được coi là quan trọng mà cũng không có ưu tiên cao trong xã hội, toàn thể thế hệ học sinh sẽ chịu thiệt thòi. Nếu các vị muốn cải tiến giáo dục STEM, nó phải bắt đầu từ các thầy, từ trường tiểu học tới trung học vì đến lúc học sinh vào đại học, quá trễ rồi.”
Bằng việc nhìn vào Phần Lan, Hàn Quốc và Singapore, tôi thấy rằng họ trả lương cho thầy giáo quãng cùng lương như kĩ sư, bác sĩ của họ và các vị trí trả lương cao khác. Quả thực hiệu trưởng trường trung học làm ra cùng mức lương như CEO của công ti mức trung. Phần lớn các chương trình đào tạo trong các nước thành công này đều ở các đại học hàng đầu của họ, trong khi các nước khác không thành công vậy, chương trình giáo dục của họ có thể đặt ở bất kì chỗ nào mà không có giám sát gì. Phần Lan, Singapore, và Hàn Quốc có hệ thống dạy học quốc gia chất lượng cao điều thuyết minh cho các chuẩn so sánh quốc tế trong mọi môn STEM trong giáo trình ở lớp thứ nhất, các nội dung môn học có suy nghĩ sâu sắc, và chương trình kết quả được dùng để tạo ra các kì thi chất lượng cao (không câu hỏi đa chọn lựa, không tính điểm bằng máy tính); và họ dạy các thầy của họ để dạy các môn đó tốt trong trường giáo dục của họ. Và tất cả họ đều có khuôn khổ giáo trình, điều xác định ra trật tự logic để giới thiệu các chủ để từng cấp một để cho mọi học sinh đều có cơ hội học tập những chủ đề đó theo chiều sâu và tại đúng điểm trong trình tự.
Để bắt đầu với giáo dục STEM, chúng ta phải bắt đầu từ thầy giáo trước. Tất nhiên đầu tư vào huấn luyện thầy giáo là đầu tư vào tương lai và nó yêu cầu lãnh đạo có viễn kiến. Ngày nay nhiều người chỉ muốn thấy cái gì đó nhanh chóng bất kể kết quả. Mua nhiều máy tính bảng cho trường học như điều chính phủ Ấn Độ đã làm là ấn tượng và có vẻ tốt trên báo chí nhưng không có thầy giáo tốt học sinh sẽ làm gì với tất cả những máy tính bảng này? Đổ nhiều tiền vào nghiên cứu như điều chính phủ Trung Quốc đã làm là ấn tượng nhưng không có thầy giáo tốt để đào tạo học sinh trở thành nhà khoa học, những nghiên cứu đó tốt gì bên cạnh một số xuất bản hàn lâm? Để giáo dục tốt hơn, không có gì tốt hơn là bắt đầu với thầy giáo bởi vì chỉ thầy giáo mới có thể tạo ra khác biệt.
—-English version—-
STEM education implementation
STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics) is the foundation for the 21st century skills because in this information age, most economies are driven by technology. The strength of an economy is depending on the ability of the country to create new innovations, new products, and new technologies. The ability to fulfill that depends on the skills of their people in science, technology, engineering, and mathematics. This logic is simple: The more people have these skills, the better the economy could be; and the better the economy, the more jobs could be created. So it is important to develop more people with STEM skills; and that means education system must set a high priority for STEM fields.
STEM skills are not something new but recently they receive more attention due to their ability to improve the economy and create jobs. In this global recession where job creation is important, every government wants to improve STEM education but unfortunately few succeed. In the past few years, there were lots of talks and speeches about improving education to focus on STEM but nothing much has happened. Many western European countries poured money into their schools, modernized their facilities, brought more technologies devices for their students but the numbers of students graduated in STEM fields had not improved. Other like the U.S and China continue to fund research in technology with the hope to accelerate more innovations but the results were not much different from several years ago. Basically, encouraging more research or buying more technological devices are NOT the solution. From what I have seen, only few countries succeed in implement STEM education such as Singapore, Finland, Denmark, S. Korea and Taiwan. Instead of pouring money into schools or funding research, these countries started with the most basic principle as they invested in people who can make the difference: The Teacher.
All of these countries set very high standards for people who are studying education, some as high as the standards for getting into Medical schools. My friend in Finland told me that it is easier to get into Medical school than Education school. From that information, I look at countries that did not do well in STEM fields and find that most of them have no standards for entering education fields so anyone, even people with a low score can still get to this field and become teachers. Successful countries like Finland and S. Korea have rules that require teachers to know their teaching subjects well. To teach any subject they must have studied that in college. A math teacher can only teach math and nothing else. A history teacher can only teach history etc. As I look at other countries, including the U.S., UK and several western European countries, I find that it is common for teachers to teach anything as long as they have the teacher certificate from an education program. Therefore it is possible for a teacher to teach math without ever having taken a college-level math course. My friend in Finland told me that their laws require prospective teachers to spend a least one year mastering the subject of teaching before they can even get teacher licensed. They must spend a year under a tutorial of a “master teacher” after they have been hired for their first job.
By looking at countries that did not do well in STEM education, I find that the education field is not considered a “Prestigious field” as teachers usually do not get good wages or being highly respected. In these countries it is often assumed that anyone who teach, know their subject well based on their teacher certificate. Teachers’ wages are often much less than other professions. Last year, I attended an education conference where a Chinese educator explained the situation in his country that confirms my view: “Without strict entry level standards, you may not get good people to study education. Without good wages, good people would rather study something else than education. When teachers have difficulty to making a living, many quit and switch to something else. When teachers have to work second job, or even third job, they cannot devote their entire time to teach. When teachers are worrying about the cost of living with their meager wages, corruptions may happen. If education is not considered important nor has high priority in society, the whole generation of students will suffer. If you want to improve STEM education, it must start with the teachers, from elementary to high school because by the time students go to college, it is too late.”
By looking at Finland, S. Korea and Singapore, I found that they pay their teachers at about the same wages as their engineers, doctors, and other high paying positions. Indeed a high school principal is making the same as a medium sized company CEO. Most education programs in these successful countries are in their top universities, when in not so successful others, education programs may be located anywhere without any monitoring. Finland, Singapore, and S. Korea have high quality national instructional systems which instantiate internationally benchmarked standards in all the STEM subjects in the curriculum into first class, deeply thoughtful course syllabi, and the resulting curriculum is used to create high quality (NOT multiple-choice, computer-scored) examinations; and they teach their teachers to teach those courses well in their schools of education. And they all have curriculum frameworks, which specify a logical order for introducing topics grade by grade so that all students have an opportunity to study those topics in depth and at the right point in the sequence.
To start with STEM education, we must start with the teacher first. Of course investing in teachers’ training is about investing in the future and it requires leadership with a vision. Today many people only want to see something quick regardless of the results. Buying more tablets to school like what Indian’s government did is impressive and looks good in the newspapers but without good teachers what would the students do with all these tablets? Pouring more money into research like what Chinese government did is impressive but without good teachers to train students to become scientists what good are those research beside some academic publications? For better education, there is nothing better to start with the teachers because only teachers can make a difference.