10 Jun, 2021
Em bắt đầu với học tích cực như thế nào?
Một sinh viên viết cho tôi: “Em thích blog của thầy về học tích cực nhưng không biết phải làm gì hay bắt đầu thế nào; dường như blog của thầy viết cho các thầy giáo nhưng không cho sinh viên? Xin thầy giúp.”
Đáp: Là sinh viên, bạn cần hiểu rằng học tập không phải là hoạt động thụ động nơi bạn ngồi và nghe bài giảng mà bạn phải tham gia tích cực vào quá trình học. Về căn bản trong học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Sinh viên tới trường để học cho nên họ phải “sẵn sàng học” và phát triển tri thức và kĩ năng của họ. Sinh viên nên hiểu rằng điều bạn đọc trong sách, hay nghe bài giảng là tri thức của ai đó nhưng bằng việc học, phân tích, tổng hợp những thông tin này cho tới khi chúng trở thành tri thức của bạn và đó là “Học tích cực”.
Là sinh viên, bạn có thể hình dung quá trình học như việc xây ngôi nhà. Đầu tiên bạn bắt đầu bằng móng nhà, ngôi nhà càng cao, móng càng sâu. Tiếp đó là khung nhà, khung càng vững, nhà càng tốt. Sau đó, bạn phải xây mái nhà để che mọi thứ bên dưới rồi mọi thứ có thể được thêm vào để làm cho ngôi nhà thành chỗ sống được. Tương tự với xây nhà là xây tri thức của bạn. Đầu tiên bạn bắt đầu bằng việc đọc tài liệu môn học trước khi tới lớp để cho bạn có thể xây ra một “nền móng” nơi việc học tương lai sẽ được xây dựng lên. Trong lớp, bạn chú ý vào bài giảng và thảo luận trên lớp để cho bạn có thể dựng nên cái khung của tri thức của bạn trên cái nền của bạn. Bằng việc hỏi các câu hỏi, nhận câu trả lời, và thảo luận với những người khác, bạn liên tục mở rộng tri thức của bạn để bao quát mọi thứ tương tự như xây mái cho ngôi nhà. Bằng việc ôn lại những tài liệu này, phân tích và tổng hợp chúng dùng logic riêng của bạn để tổ chức các thông tin này thành tri thức riêng của bạn cũng giống như bạn thêm mọi thứ vào trong ngôi nhà để làm cho nó thành chỗ sống được.
Phần lớn các bài giảng đều nói cho bạn CÁI GÌ bạn cần biết nhưng khi học, bạn phải tự hỏi mình “TẠI SAO mình cần biết điều đó? Và “LÀM SAO mình áp dụng được điều đó?” và bằng việc có câu trả lời cho những câu hỏi này bạn bắt đầu đi vào mức của “Học tích cực.” Khi đọc tài liệu trước khi lên lớp, bạn nên tập trung vào “TẠI SAO” và “LÀM SAO” và nó sẽ tạo động cơ cho bạn học nhiều hơn khi bạn phát triển thái độ học tích cực. Tất nhiên, “sẵn sàng để học” đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn chỉ lắng nghe thụ động bài giảng nhưng bạn sẽ học được tài liệu môn học ở mức sâu hơn.
Có bốn nguyên lí then chốt của Học tích cực mà sinh viên phải có: “Sinh viên có thể thay đổi năng lực học tập của họ qua nỗ lực của họ; Sinh viên có thể thành công ở trường và trong cuộc sống bằng học tích cực; Sinh viên là các thành viên tích cực của xã hội tri thức nơi họ liên tục học trong cả đời; và học tích cực làm tăng giá trị của họ cho xã hội và cung cấp cho họ mục đích trong cuộc sống.” Bằng việc tuân thủ theo các nguyên lí học tích cực này, bất kì sinh viên nào cũng có thể thành công.
—English version—
How do I begin with active learning?
A student wrote to me: “I like your blog about active learning but do not know what to do or how to begin; it seems your blogs are written to teachers but not students? Please help.”
Answer: As students, you need to understand that learning is not a passive activity where you sit and listen to lectures but you must actively engage in the learning process. Basically in active learning students are responsible for their own learning. Students go to school to learn so they must be “ready to learn” and develop their knowledge and skills. Students should understand that what you read in books, or listen to lectures is somebody’s knowledge but by studying, analyzing, synthesizing these information until they become your own knowledge and that is “Active learning.”
As students, you can visualize the learning process as the construction of a house. First you start with the foundation, the higher the house, the deeper the foundation. Next is the frame of the house, the stronger the frame, the better is the house. After that, you must build the roof of the house to cover things below then everything can be added to make the house livable. Similar to the construction of the house is the construction of your knowledge. First you start by reading the course materials before coming to class so you can build a “foundation” where future learning will be built upon. During class, you pay attention to the lecture and class discussions so you can construct the frame of your knowledge on top of your foundation. By asking questions, get the answers, and discuss with others, you continue to expand your knowledge to cover everything similar to building a roof of the house. By review these materials, analyze and synthetizing them using your own logic you organize these information into your own knowledge just like you add everything to the house to make it livable.
Most of the lectures tell you WHAT you need to know but when studying, you must ask yourself “WHY do I need to know that? And “HOW do I apply that?” and by having answers to these questions you begin to enter the level of “Active learning.” When reading the materials before come to class, you should focus on the “WHY” and “HOW” and it will motivate you to learn more as you developing the active learning attitude. Of course, “being ready to learn” takes more efforts than just passively listen to lecture but you will learn the course materials at deeper level.
There are four key principles of Active Learning that students must have: “Students can change their learning abilities through their efforts; Students can succeed in school and in life with active learning; Students are active members of the knowledge society where they continue to learn throughout their life; and active learning increase their value to society and provide them a purpose in life.” By adhere to these active learning principles, any student can be successful.