Hướng dẫn nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục
Quản lí nghề nghiệp là quá trình cả đời cần bắt đầu sớm nhất có thể được nhưng hiện thời phần lớn các trường không cung cấp hướng dẫn về quản lí nghề nghiệp. Với nhiều sinh viên, nghề nghiệp là cái gì đó được xét tới SAU KHI được tốt nghiệp, điều có thể giải thích tại sao có nhiều người tốt nghiệp không có việc làm. Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không phải là cái gì đó được dạy cho người bị thất nghiêp để tìm ra việc làm mà nên được dạy cho mọi sinh viên để làm quyết định đúng TRƯỚC KHI vào đại học. Mọi sinh viên đều phải tự hỏi bản thân mình về việc chọn lĩnh vực học tập nào? Môn học nào cần hội tụ vào? Họ nên vào đại học hay vào trường hướng nghề, hay chỉ đi làm? Đại học nào sẽ là tốt nhất cho nghề nghiệp của họ? Tất cả những chọn lựa này có hệ quả lớn lên tương lai của họ và nên được dạy sớm để giúp cho họ làm quyết định đúng.
Công nghệ trong công nghiệp ngân hàng
Ngày nay công nghệ có tác động chính lên công nghiệp ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng có thời cần có nhân viên giao dịch để giao tiền rút ra hay nhận tiền đặt vào bây giờ dùng máy ATM cho phép mọi người truy nhập vào tài khoảnh của họ 24 giờ một ngày. Với đặt tiền trực tiếp và thanh toán điện tử, ngân hàng cho phép mọi người và công ti chuyển tiền trực tiếp vào các tài khoản đa dạng với tốc độ Internet. Nhiều ngân hàng có dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho nên truy nhập vào tài khoản, hay bất kì giao tác nào cũng có thể được thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc. Những qui trình tự động hoá này đã làm giảm nhu cầu về người, điều có nghĩa là chi phí ít hơn và lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.
Tại sao chúng em cần làm việc tổ?
Một sinh viên hỏi: “Tại sao chúng em cần làm việc tổ trong lớp? Em ưa thích tự mình làm việc vì em có thể làm tốt hơn khi làm việc với người khác. Em đã làm việc trong một dự án nơi các thành viên khác không làm công việc mà toàn phụ thuộc vào em làm mọi việc.”
Trường học cho thế kỉ 21
Một người quản trị nhà trường hỏi tôi: “Tôi muốn tạo ra một chương trình giáo dục ngoại lệ đáp ứng cho nhu cầu thế kỉ 21. Tôi muốn trường của tôi tạo ra cả người tốt nghiệp có kĩ năng kĩ thuật và nhà doanh nghiệp, người có thể bắt đầu công ti riêng của họ để giúp cải tiến nền kinh tế và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Thầy có gợi ý nào không?”
Kĩ nghệ phần mềm
Theo một báo cáo mới năm 2014, Kĩ nghệ phần mềm là một trong những việc làm tốt nhất trên thế giới ngày nay. Kĩ sư phần mềm được lương cao, ích lợi tốt chỉ với bốn năm đại học khi so sánh với bác sĩ y khoa người cần tám năm ở trường nhưng làm chỉ được hơn vài nghìn đô la.
Suy nghĩ của tôi về dạy
Khi tôi bắt đầu dạy 25 năm trước, tôi thường đọc bài giảng trong 45 tới 55 phút mỗi lớp cũng như các giáo sư của tôi đã làm khi dạy tôi. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng học cách dùng những câu hỏi và trả lời ngắn để giữ cho sinh viên khỏi rơi vào buồn ngủ. Cuối cùng khi tôi thu được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi đã đổi cách dạy của mình; thay vì đọc bài giảng từ sách giáo khoa, mỗi tuần tôi đem vào vài bài báo ngắn từ báo chí hay tạp chí kĩ thuật và bắt đầu thảo luận với sinh viên để giữ cho họ tham gia vào điều đang xảy ra trong công nghiệp. Tôi cũng hỏi sinh viên từng bài báo có thể giúp cho họ thế nào để áp dụng vào công việc tương lai của họ và họ cần gì để biết làm tốt. Điều này đặc biệt thành công cho môn học của tôi. Tôi cũng học cách cho những câu hỏi ngắn về tài liệu mà tôi đã không dạy để cho sinh viên cố gắng và hình dung ra cho họ một số nguyên lí về chủ đề. Quãng 15 năm trước, tôi biết về phương pháp Học tích cực và tôi đã dùng chúng kể từ đó.
Tác động của toàn cầu hoá
Trong ba mươi năm qua chỉ các nước phương Tây như Mĩ, Anh, và Đức đã khoán ngoài công việc chế tạo cho các nước có chi phí thấp. Từ 2012, các công ti Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã gia nhập xu hướng này bằng việc chuyển cơ xưởng của họ ra nước ngoài và tạo ra rối loạn trong nền kinh tế của nước họ. Lí do là chi phí của các sản phẩm được chế tạo đã lên cao hơn do việc tăng lương cho nên họ không thể cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu. Một người điều hành Nhật Bản nói: “Chúng tôi không thể giữ được công việc ở Nhật Bản nữa. Chúng tôi phải giảm công việc lương cao hơn ở Nhật Bản và tăng công việc lương thấp hơn ở nước ngoài để vẫn còn tính cạnh tranh.” Một người điều hành Trung Quốc khác đồng ý: “Đã có thời khi chúng tôi dựng mọi thứ ở Trung Quốc nhưng thời gian đang thay đổi và bây giờ chúng tôi phải chuyển cơ xưởng của mình sang châu Phi.” Khi nhiều cơ xưởng được tái định vị ở đâu đó, số công nhân thất nghiệp bắt đầu dâng lên và nền kinh tế bắt đầu suy giảm.
Nắm lấy cơ hội
Một sinh viên khoa học máy tính viết cho tôi: “Mọi người bảo em rằng để là nhà doanh nghiệp, em cần có nền tảng kĩ thuật giỏi để phát minh ra những thứ mới nhưng để bắt đầu một công ti, em cần có nền tảng doanh nghiệp để phát kiến. Em bị lẫn lộn về các thuật ngữ phát minh và phát kiến. Em muốn bắt đầu công ti riêng của em sau khi tốt nghiệp như anh hùng của em là Steve Jobs. Xin thầy giúp cho.”
Thực hiện công nghệ
Một người quản lí viết cho tôi: “Tôi đồng ý với thầy rằng công nghệ thông tin (CNTT) là quan trọng nhưng làm sao thầy có thể thực hiện CNTT trong một công ti một cách trơn tru nhất có thể được mà không phí thời gian và tiền bạc? Xin thầy lời khuyên.”
Quản lí công nghệ
Ngày nay công nghệ dẫn lái nhiều thứ và các công ti đang dựa ngày càng nhiều lên Công nghệ thông tin (CNTT) cho vận hành doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên nhiều người quản lí không hiểu đủ rõ về CNTT để làm quyết định đúng. Điều đó là rủi ro vì CNTT giữ phần mấu chốt trong vận hành doanh nghiệp. Bất kì cái gì sai với hệ thông tin đều có thể làm chậm trễ chuyển giao sản phẩm, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và thu nhập. Trong doanh nghiệp, nếu bạn không thể kiểm soát được hàng chuyển giao cho khách hàng hay quản lí chi phí, bạn sẽ thất bại. Nếu bạn không hiểu CNTT và tác động của nó lên doanh nghiệp, bạn có thể không sống sót được trong thế giới cạnh tranh này.
Dạy truyền thống và học tích cực
Phương pháp dạy truyền thống dựa trên chủ yếu là truyền thị tri thức giữa thầy và trò. Nó hội tụ vào ĐIỀU trò phải học thay vì là cách tốt nhất theo đó họ có thể học. Theo phương pháp này, từ “Dạy” phản ánh cảnh quan của thầy giáo nơi chủ đề dạy có xu hướng được hội tụ vào công việc hàn lâm và cần qua được kì thi.
Học cả đời
Bao nhiêu người tốt nghiệp đại học hài lòng rằng họ không còn bài thi nào nữa? Bao nhiêu người tốt nghiệp đại học hài lòng rằng họ không phải học thêm nữa? Tôi chắc có nhiều người nhưng đó là sai lầm bởi vì việc học phải KHÔNG kết thúc với việc tốt nghiệp mà bạn vẫn phải học thêm để duy trì nghề nghiệp của bạn trong môi trường làm việc cạnh tranh này.
Bản kế hoạch nghề nghiệp
Nếu bạn muốn có bản kế hoạch nghề nghiệp tốt mà sẽ kéo dài trong một thời gian lâu, bạn cần có bản kế hoạch nghề nghiệp sớm ngay khi bạn vào đại học. Xây dựng một nghề chuyên nghiệp sẽ cần nhiều nỗ lực và quyết tâm vì dễ dàng bị sao lãng hay bị thay đổi nếu mọi sự không xảy ra như bạn đã hi vọng. Đây là lí do tại sao bạn cần bản kế hoạch nghề nghiệp được viết ra để nhắc nhở bạn về bản kế hoạch cho tương lai của bạn là gì.
Giáo dục đại học
Khi sinh viên vào đại học, bao nhiêu người có bản kế hoạch nghề nghiệp? Bao nhiêu người trong số họ có mục đích giáo dục? Và bao nhiêu người trong số họ đã hỏi tại sao họ vào đại học? Giáo dục đại học KHÔNG phải là học, qua kì thi, và được bằng cấp mà là nhiều hơn thế nhiều. Đại học là chỗ sinh viên lập kế hoạch cho đời họ, tương lai của họ, và “trưởng thành” trở thành người đóng góp cho xã hội nhưng ai sẽ giúp họ hiểu chủ định của giáo dục đại học?
Kĩ năng có nhu cầu cao
Theo một báo cáo công nghiệp, nhu cầu về công nhân công nghệ thông tin (CNTT) đã tăng tốc từ năm ngoái nhưng nhu cầu cao nhất là trong số lượng việc làm chuyên môn hoá. Tuy nhiên không có đủ người có kĩ năng trong những lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu và chỉ vài đại học đang chuẩn bị đúng cho sinh viên trong những việc làm này. Một nhà phân tích công nghiệp viết: “Nhịp độ thay đổi trong CNTT bao giờ cũng nhanh nhưng từ năm ngoái nó tăng tốc trong các khu vực như tính toán mây, an ninh máy tính, ứng dụng di động, phân tíchBig data và quản lí dịch vụ CNTT và nó buộc các công ti vào “xoáy lốc” các hoạt động tuyển mộ để đáp ứng nhu cầu.”
Làm sao làm cho công nghệ là chọn lựa hàng đầu của sinh viên?
Một người viết: “Tại sao thầy nghĩ sinh viên phải học Công nghệ thông tin mà không phải là cái gì đó khác? Chướng ngại gì ngăn cản sinh viên học Công nghệ thông tin?”
Chọn nghề tốt nhất
Một thầy giáo viết cho tôi: “Theo blog của thầy, Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) có nhiều cơ hội việc làm nhưng tại sao sinh viên không ghi danh vào trong các lĩnh vực này? Làm sao tôi có thể khuyến khích sinh viên của tôi học các lĩnh vực STEM? Lĩnh vực nào có nhu cầu cao nhất?”
Cách cải tiến các kĩ năng lập trình
Vài năm trước, một sinh viên nói với tôi: “Em ghét viết mã.” Điều này có vẻ rất tiêu cực với bất kì giáo sư nào dạy lập trình nhưng thực tế nó chỉ là một cách diễn đạt của một sinh viên thất vọng, người chưa có đủ kĩ năng lập trình. Chỉ khi họ thu được đủ kinh nghiệm và hiểu cái gì là sai và cái gì là đúng với công việc riêng của họ, họ mới có khả năng viết mã tốt hơn. Điều quan trọng cần làm là xoá bỏ nỗi sợ lập trình và cải tiến tin tưởng của sinh viên vào năng lực của họ để viết mã. Đây là một kĩ thuật đơn giản tôi đã dùng trong lớp của tôi.
Viễn kiến và phương hướng mới
Khi Satya Nadella trở thành Giám đốc điều hành chính của Microsoft (CEO), ông ấy lập tức đổi hướng của công ti phần mềm khổng lồ này bằng viễn kiến mới: “Di động thứ nhất, Mây thứ nhất,” để mô tả điều ông ấy nghĩ công nghệ thông tin tương lai sẽ là gì và Microsoft nên đi về đâu. Viễn kiến đó bây giờ là phương hướng mới cho công ti vì mọi thứ phải chuyển sang di động và mây. Một điều tương tự đã xảy ra năm 1995 khi Bill Gates ban hành một viễn kiến mới có tên “Con sóng triều Internet,” trong đó ông ấy đã gọi Internet là “Phát triển quan trọng nhất từ Máy tính cá nhân” và đã đổi viễn kiến của công ti từ “Đặt PC vào mọi gia đình” thành “Đặt PC vào mọi doanh nghiệp rồi kết nối chúng vào Internet bằng Explorer của Microsoft.”
Tương lai là tính toán mây
Tính toán mây là cách tiếp cận về việc cung cấp tài nguyên tính toán như ứng dụng, lưu giữ, kết mạng, và phát triển theo “dạng thức được chuẩn hoá” do người bán cung cấp. Chẳng hạn, nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể lưu số điện thoại, địa chỉ, âm nhạc, ảnh, video, và thông tin vào trong đó nhưng điện thoại thông minh có bộ nhớ giới hạn. Một giải pháp tốt hơn là lưu chúng “trong mây” điều cho bạn chỗ lưu giữ không giới hạn. Nếu bạn lưu mọi thứ trong điện thoại của bạn, điều gì xảy ra nếu bạn mất điện thoại? Điều gì xảy ra nếu ai đó đánh cắp điện thoại của bạn, họ sẽ có mọi thông tin của bạn, ảnh, địa chỉ v.v. đó là lí do tại sao bằng việc lưu giữ trong mây, bạn có thể truy lục lại chúng và không mất chúng. Cùng điều này cũng áp dụng cho máy tính, máy tính bảng khi mọi người cần nhiều không gian lưu giữ và việc lưu mọi thứ trong mây đang trở nên phổ biến hơn bao giờ.