Chương trình kĩ nghệ phần mềm
Một người cha viết cho tôi: “Con tôi sắp vào đại học năm nay. Nó băn khoăn giữa Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm và tôi không thể giải thích được sự khác biệt. Một cố vấn nhà trường bảo nó rằng chúng làn như nhau với cái tên khác nhau nhưng cố vấn khác bảo nó rằng chúng không như nhau. Vì có các đại học dạy Khoa học máy tính và đại học khác dạy Kĩ nghệ phần mềm, tôi cần quyết định về trường nào cho cháu theo học. Bạn tôi giới thiệu cho tôi về website của thầy nhưng tôi không chắc ngành nào sẽ là tốt hơn cho con trai tôi. Tôi cần giúp đỡ để chọn lĩnh vực đúng và trường đúng để cho con tôi vào học. Xin thầy giúp cho.”
Kĩ thuật tự đánh giá
Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Là một thầy giáo mới, tôi muốn biết việc dạy của tôi hiệu quả thế nào? Làm sao tôi biết liệu sinh viên của tôi có học hay không? Có kĩ thuật mà tôi có thể dùng để đo tính hiệu quả của việc học của họ và việc dạy của tôi không? Xin thầy lời khuyên.”
Phụ nữ trong lĩnh vực STEM
Có một báo cáo toàn cầu thấy số phụ nữ học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học) đã tăng lên đáng kể ở châu Phi, Trung Đông, và châu Á nơi về truyền thống phụ nữ thường chọn các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, giáo dục, y tá hay kinh doanh. Lí do là nhiều phụ nữ đang nhận được thông tin về con đường nghề nghiệp và nhu cầu thị trường hơn bao giờ trước đây. Báo cáo này nói rằng phụ nữ là rất thực tiễn, họ hiểu rằng trong nền kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng này, cách duy nhất để giữ một gia đình ổn định là có việc làm tốt. Với sự dồi dào thông tin qua internet, họ hiểu rằng việc làm tốt nhất tất cả đều liên quan tới giáo dục STEM cho nên nhiều người trong số họ đang ghi danh vào các lĩnh vực STEM thay vì các nghề nghiệp truyền thống.
Giáo dục đại học
Tuần trước một người bạn chỉ cho tôi một báo cáo toàn cầu trong đó nói rằng quãng 42% sinh viên vào đại học đã thất bại và bỏ học. Quãng 68% người tốt nghiệp đại học phải làm việc trong những việc làm chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ. Anh ấy than: “Ngày nay bất kì ai cũng có thể vào đại học bất kể năng lực của họ đó là lí do tại sao nhiều người thế thất bại hay không thể tìm được việc làm.”
Thư gửi học sinh tốt nghiệp trung học
Các bạn học sinh thân mến,
Lập kế hoạch tương lai của bạn
Một sinh viên viết cho tôi: “Có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở nước em, liệu có lĩnh vực học tập nào đảm bảo rằng người tốt nghiệp sẽ có việc làm không? Nhiều người trong chúng em lo lắng về tương lai và bố mẹ chúng em cũng quan ngại nữa. Chúng em cần lời khuyên của thầy vì chúng em không biết phải làm gì.”
Người quản lí mới
Khi các công ti thành công trong một kinh doanh, họ bành trướng sang kinh doanh khác dùng vốn lớn của họ, thương hiệu nổi tiếng, và tri thức chuyên gia về quản lí.
Cách tiếp cận Thác đổ và Agile
Một sinh viên viết cho tôi: “Ngày nay nhiều công ti đang dùng cách tiếp cận Agile, tại sao chúng em cần học về vòng đời Thác đổ vì nó không còn tác dụng? Các trường có thể dạy Agile thay thế không? Xin thầy bình luận.”
Lập trình trong Big data
Một sinh viên viết: “Vì Big data có nhu cầu cao trong mọi ngành công nghiệp, em cần kĩ năng lập trình nào để làm việc trong khu vực này? Xin thầy giúp.”
Giáo dục STEM
Có quan niệm sai trong các sinh viên rằng các môn như Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là khó, trừu tượng, phức tạp và nên tránh vì không có nhu cầu học chúng.
Phát triển ứng dụng di động
Một sinh viên khoa học máy tính năm thứ ba viết cho tôi: “Em còn một năm nữa trước khi tốt nghiệp nhưng em lo lắng vì có nhiều người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm ở nước em. Em không biết em cần có kĩ năng nào để đảm bảo rằng em sẽ có việc làm tốt? Em cũng có người em sẽ vào đại học sang năm. Em không biết khuyên em của em cái gì bên cạnh việc bảo cậu ấy đọc blog của thầy. Bố mẹ em làm việc vất vả để cho chúng em vào đại học và em không muốn làm cho họ thất vọng. Xin thầy giúp.”
Biết khách hàng muốn gì
Với toàn cầu hoá, toàn thế giới bây giờ được kết nối bởi công nghệ thông tin và với việc gia tăng nhanh chóng của các thiết bị di động, nhiều dữ liệu là sẵn có. Những công ti có thể thu thập và phân tích các dữ liệu này sẽ thấy nhiều thông tin hữu ích mà có thể cho họ ưu thế canh tranh.
Viễn kiến cho tương lai
Trong hơn 25 năm, công nghiệp điện tử Nhật Bản đã chi phối thị trường toàn cầu với các thương hiệu như Sony, Panasonic, JVC, Hitachi v.v. Nhưng trong tám năm qua, tất cả những công ti này đều mất tiền và thậm chí có thể đi ra khỏi kinh doanh. Tuần trước, Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với nhiều báo chí Nhật Bản rằng lí do chính nó đang mất tiền và thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.
Công nghệ mới, kĩ năng mới và nhu cầu mới
Công nghệ bao giờ cũng thay đổi và với bất kì thay đổi nào, kĩ năng cũng thay đổi. Ngày nay với việc nổi lên của công nghệ di động, tính toán mây, an ninh và phân tích big data, nhu cầu về kĩ năng trong các khu vực này đang bùng nổ. Do đó có nhu cầu đào tạo khổng lồ để đáp ứng cho những nhu cầu này nữa. Kĩ năng kĩ thuật có nhu cầu cao nhất trong công nghiệp là trong phát triển ứng dụng di động, dịch vụ tính toán mây, an ninh mạng và an ninh tính toán và phân tích Big data. Kĩ năng hàng đầu được cần để quản lí những công nghệ này là trong Quản lí hệ thông tin và quản lí dự án CNTT.
Nhảy việc làm
Vì thiếu hụt người có kĩ năng trong công nghệ thông tin (CNTT), lương của những công nhân này đang tăng lên nhanh chóng, điều dẫn tới vấn đề khác: Công nhân đổi việc làm thường xuyên để kiếm tối đa lợi ích. Một người lập trình giải thích: “Nếu tôi ở lại một công ti, tôi có thể được tăng lương 5% hàng năm nhưng nếu tôi đổi việc làm, tôi có thể dễ dàng kiến được 10% hay có thể 15% cho nên không có lí do ở lại một chỗ trong hơn một năm.” Thuật ngữ “người nhảy việc” được áp dụng cho những người thường xuyên đổi việc làm trong nghề của họ. Các cuộc điều tra công nghiệp phần mềm thấy rằng công nhân trẻ trong độ tuổi hai mươi chuyển việc làm cứ mỗi mười tám tháng; trong khi ở độ tuổi ba mươi, đổi việc làm cứ sau hai năm rưỡi nhưng một khi họ đạt tới độ tuổi ba mươi hay bốn mươi, phần lớn ưa thích ở lại hay ít chuyển việc làm hơn.
Nhu cầu về giáo dục công nghệ
Khi học sinh trung học Mĩ tốt nghiệp tháng này, nhiều quan chức điều hành cấp cao có thông điệp cho họ: “Xin vào đại học và học Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) rồi tốt nghiệp và làm việc cho chúng tôi.” Theo công nghiệp, các kĩ năng quan trọng nhất thực sự đang cần bây giờ là Công nghệ thông tin (CNTT) vì có thiếu hụt trầm trọng những công nhân này trên khắp thế giới, và không có họ, các công ti không thể tăng trưởng được và kinh tế không thể được cải thiện. Tháng trước, quan chức điều hành từ Microsoft, Google, Amazon, LinkedIn, Facebook, và Apple đã yêu cầu chính phủ đầu tư vào đào tạo máy tính trong mọi trường công, từ mẫu giáo tới trung học.
Xu hướng Tính toán mây
Tính toán mây là cách mới để dùng Công nghệ thông tin (CNTT) nơi mọi thứ được cung cấp bởi nhà cung cấp bên ngoài, nơi các công ti thuê thay vì mua phần cứng và phần mềm và chỉ trả tiền cho điều họ dùng. Về căn bản, Tính toán mây có thể giúp giảm chi phí trả trước, đầu tư CNTT, nhưng nó cũng làm nảy sinh việc “chuẩn hoá” phần mềm và phần cứng. Đây là tin xấu cho công nghiệp khoán ngoài CNTT về toàn thể, nhưng nó sẽ tác động lớn tới Ấn Độ và Trung Quốc.
Bắt đầu một công ti
Một sinh viên Khoa học máy tính viết cho tôi: “Em sẽ tốt nghiệp tháng sau và muốn bắt đầu công ti riêng của em với vài người bạn. Em đã đọc blog của thầy về khởi nghiệp và thích nó lắm. Câu hỏi của em là khi nào sẽ là đúng lúc để bắt đầu một công ti vì hiện thời kinh tế địa phương còn yếu và nhiều công ti khởi nghiệp thất bại. Em có nên đợi cho tới đúng lúc không? Thầy có gợi ý gì cho nhóm người tốt nghiệp muốn bắt đầu một công ti công nghệ? Xin thầy giúp cho.”
Chọn lựa cần làm của bạn
Ngày nay nhiều người nhìn tương lai với sợ hãi hơn là háo hức.
Chọn đại học
Chọn học gì trong đại học hay chọn đại học nào để vào học không phải là dễ dàng như bạn nghĩ và điều đó có thể cần nhiều thời gian hơn là bạn mong đợi. Cho dù bạn đã biết, có các yếu tố mà bạn phải cân nhắc trước khi làm quyết định cuối cùng. Với hầu hết người tốt nghiệp phổ thông, chọn đại học để vào học có lẽ là một trong những quyết định khó khăn nhất bạn đã từng làm.