29 May, 2021
Xu hướng Tính toán mây
Tính toán mây là cách mới để dùng Công nghệ thông tin (CNTT) nơi mọi thứ được cung cấp bởi nhà cung cấp bên ngoài, nơi các công ti thuê thay vì mua phần cứng và phần mềm và chỉ trả tiền cho điều họ dùng. Về căn bản, Tính toán mây có thể giúp giảm chi phí trả trước, đầu tư CNTT, nhưng nó cũng làm nảy sinh việc “chuẩn hoá” phần mềm và phần cứng. Đây là tin xấu cho công nghiệp khoán ngoài CNTT về toàn thể, nhưng nó sẽ tác động lớn tới Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong hơn hai mươi năm qua, công nghiệp khoán ngoài CNTT của Ấn Độ đã từng thành công trong việc cung cấp dịch vụ CNTT toàn thế giới. Công nghiệp đã tăng trưởng nhanh chóng, bắt đầu từ thu nhập $100 triệu kiếm được trong những năm 1990 tới trên $104 tỉ năm 2013 và nhiều triệu việc làm cho nền kinh tế của Ấn Độ. Trong vài năm qua, công nghiệp làm khoán ngoài của Trung Quốc cũng tăng trưởng nhanh chóng thành kinh doanh $45 tỉ đô la năm 2013 với vài triệu việc làm mới được tạo ra. Kinh doanh làm khoán ngoài dựa chủ yếu vào phát triển phần mềm vì từng công ti đều phải có phần mềm riêng của họ “được chuyên biệt hoá” cho nhu cầu của họ. Nhưng với “chuẩn hoá” và tính toán mây, phần lớn các công ti sẽ không còn phát triển phần mềm theo cách riêng của họ cho nên họ không cần khoán ngoài nữa.
Việc dịch chuyển sang tính toán mây chung cuộc sẽ ảnh hưởng tới toàn thể ngành công nghiệp làm khoán ngoài. Các công ti làm khoán ngoài hiện thời nhận hợp đồng từ các khách hàng khoán ngoài việc phát triển phần mềm của họ để giảm chi phí. Với tính toán mây, những khách hàng như vậy không phát triển phần mềm riêng của họ nữa và việc khoán ngoài cuối cùng sẽ biến mất. Vì phần lớn các khách hàng sẽ “thuê” phần mềm từ vài nhà cung cấp phần mềm như dịch vụ lớn như Google, Microsoft và Amazons khi các công ti này đang mở rộng kinh doanh của họ để trở thành công ti dịch vụ phần mềm. Với tính toán mây, nhiều điều sẽ được chuẩn hoá và sẽ có ít việc chuyên biệt hoá phần mềm. Điều này sẽ có nghĩa là sẽ không còn kiểu công việc sẵn có cho các công ti làm khoán ngoài.
Ngày nay các công ti CNTT chính như Microsoft, Google, Cisco, Intel, Amazon, và HP đã thừa nhận kinh doanh tiềm năng của Tính toán mây và họ đã làm những thay đổi để đi vào kinh doanh này. Một quan chức điều hành giải thích: “Chúng tôi khoán ngoài trên $300 tỉ đô la hàng năm nhưng với Tính toán mây chúng tôi có thể giữ cho kinh doanh này ở nước chúng tôi. Điều đó có nghĩa là nhiều việc làm hơn, nhiều lợi nhuận hơn, và tốt hơn cho nền kinh tế của chúng tôi. Trong vài năm tới, sẽ có thay đổi lớn trong công nghiệp CNTT và tăng trưởng nhanh vì mọi sự sẽ bùng nổ ở đây thay vì đi đâu đó khác.” Ngày nay hai công ti CNTT lớn nhất, Google và Amazon đã thịnh vượng lên trong kinh doanh mới này. Họ đã vận hành các trung tâm dữ liệu khổng lồ lưu kí đủ mọi kiểu ứng dụng cho khách hàng Mĩ. Các công ti khác như Intel, Cisco, HP, Dell, EMC đang nhanh chóng đi theo với giá và hỗ trợ tốt hơn trong tính toán mây. Cisco đã bắt đầu một khu vực kinh doanh mới xây dựng nền tảng khổng lồ mà tổ hợp cả mạng, lưu giữ và tính toán. Intel đang hội tụ vào việc xây dựng chip bộ xử lí đa nhân cung cấp hiệu năng đổi qui mô được và cung cấp việc dùng có hiệu quả năng lượng. Việc tiêu thụ điện hiệu quả là yếu tố then chốt trong các trung tâm dữ liệu tính toán mây. Microsoft có hội tụ năng nổ vào trung tâm dữ liệu nền nguồn mở để thâu tóm nhiều khách hàng hơn.
Các công ti khoán ngoài của Ấn độ như Infosys, TCS, Mahindra và Wipro đang nhanh chóng phát triển các chiến lược cho tính toán mây nữa nhưng sẽ là khó cho họ cạnh tranh được với các công ti Mĩ vì không có lí do gì để khách hàng có dịch vụ tính toán mây của họ ở nước khác, nếu chi phí là như nhau. Do đó chiến lược của Ấn Độ là hội tụ nhiều hơn vào các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi nơi kết cấu nền của họ vẫn còn yếu hay không được phát triển để nắm bắt nhanh chóng thị trường này. Họ phải tiến nhanh trước khi các công ti địa phương trong các nước đó có thể bắt đầu đi vào trong dịch vụ tính toán mây. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì nhiều chính phủ của các nước đang phát triển này đã nhận ra thị trường tiềm năng này và sẽ cố gắng ngăn cản nước đi như vậy từ các công ti nước ngoài. Một người lãnh đạo châu Phi giải thích: “Không có cách nào chúng tôi cho phép những công ti nước ngoài như vậy đi vào và thâu tóm thị trường mà chúng tôi có thể làm cho bản thân chúng tôi. Chúng tôi cần giữ việc làm CNT trong nước chúng tôi vì người của chúng tôi.”
Khi xu hướng kinh doanh CNTT đang tiến hoá sang “thuê” thay vì “mua” sẽ dễ dàng hơn cho các công ti địa phương nhanh chóng thâu tóm thị trường này và những công ti khởi nghiệp địa phương nhỏ để tạo ra các ứng dụng mới, giải pháp mới vì họ không cần đầu tư vào kết cấu nền CNTT. Điều đó có thể mở ra nhiều cơ hội cho phát kiến và cơ hội cho các công ti địa phương và các nước đang phát triển tăng trưởng nhiều việc làm hơn bằng cách giữ mọi thứ ở nhà.
—English version—
The Cloud Computing Trends
Cloud computing is a new way of using Information Technology (IT) where everything is provided by an outside vendor where companies renting instead of buying hardware and software and pay only for what they use. Basically, Cloud computing can help reduce upfront costs, IT investment, but it also results in the “standardization” of software and hardware. This is a bad news for IT outsourcing industry overall, but it will impact India and China significantly.
For over twenty years, Indian IT outsourcing industry has been successful in providing IT services worldwide. The industry has grown rapidly, starting from $100 million revenue earned in 1990s to over $104 billion revenue in 2013 and several million jobs for India’s economy. In the past few years, China outsourcing industry also grow quickly into $45 Billion dollars business in 2013 with million new jobs created. The outsourcing business is based mostly on software development as each company has their own software “customized” to their needs. But with “standardization” and Cloud computing, most companies will no longer develop software on their own so they do not need to outsource anymore.
The shift to Cloud computing will eventually affect the entire global outsourcing industry. Currently outsourcing companies get contracts from customers that outsource their software development to reduce costs. With Cloud computing, those customers so not develop their own software anymore and outsourcing would eventually disappear. Since most customers will “Rent” software from few large software-as-services providers such as Google, Microsoft and Amazons as these companies are expanding their businesses to become software services companies. With Cloud computing, many things will be standardized and there will be less customization of software. This would mean that there is fewer type of work available for outsourcing software companies anymore.
Today major IT companies such as Microsoft, Google, Cisco, Intel, Amazon, and HP have recognized the potential business of Cloud computing and they have already make changes to get into this business. An executive explains: “We outsource over $300 billion dollars per year but with Cloud computing we can keep this business in our country. That means more jobs, more profits, and better for our economy. In the next few years, there will be big change in the IT industry and fast grow because things will explode here instead of going somewhere.” Today two largest IT companies, Google and Amazon already prosper in this new business. They already operate huge data centers hosting all types of applications for U.S customers. Other companies such as Intel, Cisco, HP, Dell, EMC are quickly following with better prices and supports in cloud computing. Cisco has already started a new business area building a huge platform that combines networks, storage and computing. Intel is focusing on building multiple-core processor chips that offer scalable performance and offers efficient utilization of power. The efficient power consumption is key factors in cloud computing datacenters. Microsoft has an aggressively focus on open source platform data centers to capture more customers.
India outsourcing companies such as Infosys, TCS, Mahindra and Wipro are quickly developing strategies for cloud computing too but it would be difficult for them to compete with U.S. companies as there is no reason for customers to have their cloud computing services in another country, if the cost is the same. Therefore India’s strategy is to focusing more in developing countries in Asia and Africa where their infrastructure is still weak or underdeveloped to quickly capture the market. They must move quickly before local companies in those countries can start to get into cloud computing services. This is not an easy task as many governments of those developing countries have recognized this potential market and will try to prevent such move from foreign companies. An African leader explains: “There is no way we allow such foreign companies to get in and capture the market that we can do for ourselves. We need to keep IT jobs in our own country for our own people.”
As the IT business trends are evolving from “renting” instead of “buying” it would be easier for local companies to quickly capture this market and small local startups to create new applications, new solutions as they do not need to invest in IT infrastructure. It may open up more opportunities for innovations and opportunities for local companies and developing countries to grow more jobs by keeping things at home.