Living History: Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ

350.000đ
315.000đ
-10%

Số lượng:

Sau khi thực hiện những cuốn sách về những con người đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới được bạn đọc Việt Nam yêu thích như: Bush và Quyền Lực Nước Mỹ, Vladimia Putin – Nhân Vật Số Một, Arafat – Một Đời Cho Tự Do, Fidel Castro – Cuộc Đối Đầu với Mười Đời Tổng Thống Mỹ và Những Âm Mưu Ám Sát của CIA, Huyền Thoại Che, Nhật Ký Che Guevara..., First News đã đạt được thỏa thuận với NXB Simon & Schuster về bản quyền cuốn hồi ký nổi tiếng của Hillary Rodham Clinton để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. 

Đây không chỉ đơn thuần là hồi ký của một phu nhân cựu Tổng thống Mỹ với hai nhiệm kỳ (tám năm) trong Nhà Trắng, mà còn chứa nhiều sự kiện về chính trường nước Mỹ, và trên hết, về cuộc đời, tính cách và những quan điểm, trăn trở của Hillary Rodham Clinton - Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, người có nhiều khả năng trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ vào năm 2008. Có thể xem cuốn sách như một tư liệu quý báu, giúp chúng ta khám phá một phần lịch sử thế giới, đặc biệt là lịch sử Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây.

Trong cuốn hồi ký, Hillary đã phản ánh quãng thời gian lịch sử trải dài từ những năm 1960 đến năm 2000, một giai đoạn quan trọng trên chính trường quốc tế và cả ở Mỹ – giai đoạn đã diễn ra hai trong ba vụ xét xử quan trọng để luận tội tổng thống trong lịch sử nước Mỹ, mà một trong hai sự kiện đó có liên quan đến chồng bà - Tổng thống Bill Clinton. Hillary Clinton là một luật sư tài ba, một phụ nữ đặc biệt, một nhân vật nổi tiếng trên chính trường quốc tế.

Bên cạnh tài năng, bà còn gặp khá nhiều cơ hội và may mắn mà những thế hệ phụ nữ trước đó như ba mẹ của Hillary chưa bao giờ có được. Bà đã từng thừa nhận: “… tôi được sinh ra là một người Mỹ vào giữa thế kỷ hai mươi, vào một thời gian và một nơi may mắn. Tôi được tự do lựa chọn những điều mà phụ nữ của đất nước tôi trong các thế hệ trước không hề có… Tôi ra đời vào giai đoạn đỉnh điểm của sự thay đổi xã hội và tham gia vào những cuộc đấu tranh chính trị về ý nghĩa của nước Mỹ và vai trò của nó trên thế giới…”    

Hơn một triệu ấn bản của cuốn hồi ký đã được bán hết ngay trong tháng đầu tiên phát hành và tám triệu USD là số tiền mà Nhà xuất bản danh tiếng Simon & Schuster trả trước cho đã khiến cho cuốn Living History của Hillary Rodham Clinton, phu nhân cựu tổng thống Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng xuất bản đạt tầm kỷ lục, chứng tỏ một sức hút mãnh liệt đối với độc giả thế giới. Phần ghi âm của Hillary cho quyển hồi ký này đã được đề cử lần thứ hai giải Grammy Album đọc hay nhất.

Living History đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Trong quyển hồi ký Living History của bà Hillary không có những đoạn mô tả cuộc sống riêng tư, sinh hoạt của các chính khách, nhất là những chính khách hàng đầu của Mỹ nhằm mục đích lôi kéo thị hiếu tò mò của độc giả. Ngay cả “Chuyện tình với cô nàng Lewinsky” của chồng bà - vốn từng là tiêu đề nóng bỏng trên các nhật báo trong một thời gian dài - cũng chỉ được đề cập một phần. Trong khi đó, nội dung chính của cuốn hồi ký xoáy vào những chuyến công tác không mệt mỏi của bà trong vai trò Đệ nhất Phu nhân, chủ xướng giải quyết các vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ như: chăm sóc y tế, giáo dục… hay các vấn đề toàn cầu liên quan đến nữ quyền, dân chủ.

Mặc dù Hillary Clinton từng tuyên bố: “Khoảng thời gian duy nhất mà tôi không có việc làm kể từ năm lên 13 tuổi là 8 năm tôi ở Nhà Trắng”, nhưng thật ra, chính hình ảnh của bà đã giúp “định nghĩa” lại chức danh của một Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà tâm sự: “… Tôi có thể có một “vị trí” nhưng đó lại không phải là một “công việc” thật sự. Làm thế nào tôi sử dụng phương tiện này để giúp chồng mình và phục vụ tổ quốc mà không đánh mất bản thân mình. Không có cẩm nang nào hướng dẫn cách làm Đệ nhất Phu nhân. Bạn tiếp nhận công việc này bởi vì chồng bạn đã trở thành Tổng thống… Giống như tất cả các Đệ nhất Phu nhân trước đây, tôi phải quyết định xem mình muốn làm gì với những vận hội, trách nghiệm và nghĩa vụ mà tôi đã tiếp nhận...” Sự đóng góp của bà Hillary trong sự nghiệp của chồng rất lớn. Vai trò của bà cùng đội ngũ “Hillaryland” thật sự quan trọng, như bà từng nhấn mạnh: “Chưa từng có Đệ nhất Phu nhân nào có văn phòng đặt tại Dinh Tây nhưng chúng tôi biết nhân viên của Đệ nhất Phu nhân là một phần không thể tách rời của đội ngũ nhân viên Nhà Trắng và chúng tôi cần có bàn ghế theo cả hai nghĩa đen và bóng.” Không lâu sau đó, nhân viên của bà đã được nhiều người biết đến qua huy hiệu “Hillaryland” cài trên áo của mình. Điều chúng ta cũng cần lưu ý là trong văn phong, bà Hillary đã thường dùng ngôi thứ nhất số nhiều “we” (chúng tôi) khi nói về chính quyền của chồng mình.

Bill Clinton xuất hiện trong tác phẩm của bà với hình tượng nổi bật: vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ vào năm 1970 trông giống như một tay cướp biển Viking hơn là một sinh viên vừa du học ở Oxford trở về. Sau tất cả những biến cố đã xảy ra trong 30 năm, Hillary thường tự hỏi vì sao Bill và bà vẫn có thể chung sống với nhau. Bà chỉ có thể lý giải rằng đó là do một tình yêu đã tồn tại hàng thập kỷ, đã trưởng thành qua các trải nghiệm mà họ đã cùng chia sẻ trong việc nuôi dạy cô con gái Chelsea, tổ chức tang lễ bố mẹ, chăm nom gia đình, có một cuộc sống xứng đáng với bạn bè, một niềm tin chung và một cam kết tự nguyện phục vụ Tổ quốc. Hillary cũng thừa nhận là không ai hiểu bà hơn Bill, không ai có thể làm bà cười theo cách mà Bill đã làm và sau hơn 30 năm, cả hai vẫn còn nói chuyện say mê với nhau.

Những chuyện “nội cung” cũng được Hillary đề cập đến. Giống như đại đa số cách tổ chức của nhiều gia đình trên thế giới, khu nhà bếp là tâm điểm trong tất cả căn nhà mà bà đã từng ở. Và, căn bếp trên lầu hai của Nhà Trắng cũng không là ngoại lệ. Cái bàn nhỏ trở thành trung tâm sinh hoạt của gia đình. Đây là nơi cả nhà tụ họp ăn uống, tổ chức sinh nhật, tâm tình đêm khuya… Việc nuôi dạy Chelsea cũng là vấn đề mà vợ chồng Tổng thống Clinton quan tâm hàng đầu vì hầu hết con cái các vị nguyên thủ quốc gia đều trở thành mục tiêu của các tay săn ảnh (paparazzi). Jackie - bà quả phụ của cố Tổng thống Kennedy – đã cảnh báo và tư vấn cho Hillary: “Cô phải bảo vệ Chelsea bằng mọi giá! Họ đã làm tất cả để giúp Chelsea trưởng thành một cách độc lập và biết cách nhìn nhận lỗi lầm của mình. Chelsea đã từng học ở trường công lậpbang Arkansas nhưng ở Washington, ông bà Clinton đã chọn Trường Sidwell Friends, một trường tư thục của dòng họ Quaker. Lý do đơn giản là các trường tư thục luôn đóng cửa với giới truyền thông báo chí.

Cuốn hồi ký Living History của Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Hillary đầy ắp các sự kiện của thế giới trong suốt hơn bốn thập niên cuối cùng của thế kỷ XX qua cái nhìn của một chính trị gia phương Tây. Sách đề cập đến những sự kiện nổi bật như chiến thắng của ông Nelson Mandela trước chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, cái bắt tay lịch sử của hai ông Arafat và Sharon, vụ ám sát Tổng thống Kennedy và Thủ tướng Rabin, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu... cũng như những nhận xét của một chính khách Mỹ về hoạt động của Quốc hội Mỹ, ảnh hưởng của báo giới, những thủ thuật của các chính khách, sự can thiệp của Hoa Kỳ đối với phần còn lại của thế giới… Cuốn hồi ký này cũng không thiếu những mô tả tinh tế của một phụ nữ về tính cách của nhiều nguyên thủ quốc gia cùng phu nhân của họ và rất nhiều chi tiết thú vị khác.

First News trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam cuốn hồi ký của một người phụ nữ đặc biệt - không chỉ với nước Mỹ mà còn với thế giới. Và rất có nhiều khả năng người phụ nữ này sẽ làm thay đổi nước Mỹ và hình ảnh nước Mỹ trong một thời gian không xa.

Xem thêm

Nhận xét từ khách hàng

Nhận xét

Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này

Living History: Hồi Ký Hillary Clinton Và Chính Trường Nước Mỹ

350.000đ
315.000đ
-10%

Số lượng:

Sau khi thực hiện những cuốn sách về những con người đặc biệt có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới được bạn đọc Việt Nam yêu thích như: Bush và Quyền Lực Nước Mỹ, Vladimia Putin – Nhân Vật Số Một, Arafat – Một Đời Cho Tự Do, Fidel Castro – Cuộc Đối Đầu với Mười Đời Tổng Thống Mỹ và Những Âm Mưu Ám Sát của CIA, Huyền Thoại Che, Nhật Ký Che Guevara..., First News đã đạt được thỏa thuận với NXB Simon & Schuster về bản quyền cuốn hồi ký nổi tiếng của Hillary Rodham Clinton để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. 

Đây không chỉ đơn thuần là hồi ký của một phu nhân cựu Tổng thống Mỹ với hai nhiệm kỳ (tám năm) trong Nhà Trắng, mà còn chứa nhiều sự kiện về chính trường nước Mỹ, và trên hết, về cuộc đời, tính cách và những quan điểm, trăn trở của Hillary Rodham Clinton - Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ, người có nhiều khả năng trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ vào năm 2008. Có thể xem cuốn sách như một tư liệu quý báu, giúp chúng ta khám phá một phần lịch sử thế giới, đặc biệt là lịch sử Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây.

Trong cuốn hồi ký, Hillary đã phản ánh quãng thời gian lịch sử trải dài từ những năm 1960 đến năm 2000, một giai đoạn quan trọng trên chính trường quốc tế và cả ở Mỹ – giai đoạn đã diễn ra hai trong ba vụ xét xử quan trọng để luận tội tổng thống trong lịch sử nước Mỹ, mà một trong hai sự kiện đó có liên quan đến chồng bà - Tổng thống Bill Clinton. Hillary Clinton là một luật sư tài ba, một phụ nữ đặc biệt, một nhân vật nổi tiếng trên chính trường quốc tế.

Bên cạnh tài năng, bà còn gặp khá nhiều cơ hội và may mắn mà những thế hệ phụ nữ trước đó như ba mẹ của Hillary chưa bao giờ có được. Bà đã từng thừa nhận: “… tôi được sinh ra là một người Mỹ vào giữa thế kỷ hai mươi, vào một thời gian và một nơi may mắn. Tôi được tự do lựa chọn những điều mà phụ nữ của đất nước tôi trong các thế hệ trước không hề có… Tôi ra đời vào giai đoạn đỉnh điểm của sự thay đổi xã hội và tham gia vào những cuộc đấu tranh chính trị về ý nghĩa của nước Mỹ và vai trò của nó trên thế giới…”    

Hơn một triệu ấn bản của cuốn hồi ký đã được bán hết ngay trong tháng đầu tiên phát hành và tám triệu USD là số tiền mà Nhà xuất bản danh tiếng Simon & Schuster trả trước cho đã khiến cho cuốn Living History của Hillary Rodham Clinton, phu nhân cựu tổng thống Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng xuất bản đạt tầm kỷ lục, chứng tỏ một sức hút mãnh liệt đối với độc giả thế giới. Phần ghi âm của Hillary cho quyển hồi ký này đã được đề cử lần thứ hai giải Grammy Album đọc hay nhất.

Living History đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Trong quyển hồi ký Living History của bà Hillary không có những đoạn mô tả cuộc sống riêng tư, sinh hoạt của các chính khách, nhất là những chính khách hàng đầu của Mỹ nhằm mục đích lôi kéo thị hiếu tò mò của độc giả. Ngay cả “Chuyện tình với cô nàng Lewinsky” của chồng bà - vốn từng là tiêu đề nóng bỏng trên các nhật báo trong một thời gian dài - cũng chỉ được đề cập một phần. Trong khi đó, nội dung chính của cuốn hồi ký xoáy vào những chuyến công tác không mệt mỏi của bà trong vai trò Đệ nhất Phu nhân, chủ xướng giải quyết các vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ như: chăm sóc y tế, giáo dục… hay các vấn đề toàn cầu liên quan đến nữ quyền, dân chủ.

Mặc dù Hillary Clinton từng tuyên bố: “Khoảng thời gian duy nhất mà tôi không có việc làm kể từ năm lên 13 tuổi là 8 năm tôi ở Nhà Trắng”, nhưng thật ra, chính hình ảnh của bà đã giúp “định nghĩa” lại chức danh của một Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ. Bà tâm sự: “… Tôi có thể có một “vị trí” nhưng đó lại không phải là một “công việc” thật sự. Làm thế nào tôi sử dụng phương tiện này để giúp chồng mình và phục vụ tổ quốc mà không đánh mất bản thân mình. Không có cẩm nang nào hướng dẫn cách làm Đệ nhất Phu nhân. Bạn tiếp nhận công việc này bởi vì chồng bạn đã trở thành Tổng thống… Giống như tất cả các Đệ nhất Phu nhân trước đây, tôi phải quyết định xem mình muốn làm gì với những vận hội, trách nghiệm và nghĩa vụ mà tôi đã tiếp nhận...” Sự đóng góp của bà Hillary trong sự nghiệp của chồng rất lớn. Vai trò của bà cùng đội ngũ “Hillaryland” thật sự quan trọng, như bà từng nhấn mạnh: “Chưa từng có Đệ nhất Phu nhân nào có văn phòng đặt tại Dinh Tây nhưng chúng tôi biết nhân viên của Đệ nhất Phu nhân là một phần không thể tách rời của đội ngũ nhân viên Nhà Trắng và chúng tôi cần có bàn ghế theo cả hai nghĩa đen và bóng.” Không lâu sau đó, nhân viên của bà đã được nhiều người biết đến qua huy hiệu “Hillaryland” cài trên áo của mình. Điều chúng ta cũng cần lưu ý là trong văn phong, bà Hillary đã thường dùng ngôi thứ nhất số nhiều “we” (chúng tôi) khi nói về chính quyền của chồng mình.

Bill Clinton xuất hiện trong tác phẩm của bà với hình tượng nổi bật: vị tổng thống tương lai của Hoa Kỳ vào năm 1970 trông giống như một tay cướp biển Viking hơn là một sinh viên vừa du học ở Oxford trở về. Sau tất cả những biến cố đã xảy ra trong 30 năm, Hillary thường tự hỏi vì sao Bill và bà vẫn có thể chung sống với nhau. Bà chỉ có thể lý giải rằng đó là do một tình yêu đã tồn tại hàng thập kỷ, đã trưởng thành qua các trải nghiệm mà họ đã cùng chia sẻ trong việc nuôi dạy cô con gái Chelsea, tổ chức tang lễ bố mẹ, chăm nom gia đình, có một cuộc sống xứng đáng với bạn bè, một niềm tin chung và một cam kết tự nguyện phục vụ Tổ quốc. Hillary cũng thừa nhận là không ai hiểu bà hơn Bill, không ai có thể làm bà cười theo cách mà Bill đã làm và sau hơn 30 năm, cả hai vẫn còn nói chuyện say mê với nhau.

Những chuyện “nội cung” cũng được Hillary đề cập đến. Giống như đại đa số cách tổ chức của nhiều gia đình trên thế giới, khu nhà bếp là tâm điểm trong tất cả căn nhà mà bà đã từng ở. Và, căn bếp trên lầu hai của Nhà Trắng cũng không là ngoại lệ. Cái bàn nhỏ trở thành trung tâm sinh hoạt của gia đình. Đây là nơi cả nhà tụ họp ăn uống, tổ chức sinh nhật, tâm tình đêm khuya… Việc nuôi dạy Chelsea cũng là vấn đề mà vợ chồng Tổng thống Clinton quan tâm hàng đầu vì hầu hết con cái các vị nguyên thủ quốc gia đều trở thành mục tiêu của các tay săn ảnh (paparazzi). Jackie - bà quả phụ của cố Tổng thống Kennedy – đã cảnh báo và tư vấn cho Hillary: “Cô phải bảo vệ Chelsea bằng mọi giá! Họ đã làm tất cả để giúp Chelsea trưởng thành một cách độc lập và biết cách nhìn nhận lỗi lầm của mình. Chelsea đã từng học ở trường công lậpbang Arkansas nhưng ở Washington, ông bà Clinton đã chọn Trường Sidwell Friends, một trường tư thục của dòng họ Quaker. Lý do đơn giản là các trường tư thục luôn đóng cửa với giới truyền thông báo chí.

Cuốn hồi ký Living History của Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Hillary đầy ắp các sự kiện của thế giới trong suốt hơn bốn thập niên cuối cùng của thế kỷ XX qua cái nhìn của một chính trị gia phương Tây. Sách đề cập đến những sự kiện nổi bật như chiến thắng của ông Nelson Mandela trước chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, cái bắt tay lịch sử của hai ông Arafat và Sharon, vụ ám sát Tổng thống Kennedy và Thủ tướng Rabin, sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu... cũng như những nhận xét của một chính khách Mỹ về hoạt động của Quốc hội Mỹ, ảnh hưởng của báo giới, những thủ thuật của các chính khách, sự can thiệp của Hoa Kỳ đối với phần còn lại của thế giới… Cuốn hồi ký này cũng không thiếu những mô tả tinh tế của một phụ nữ về tính cách của nhiều nguyên thủ quốc gia cùng phu nhân của họ và rất nhiều chi tiết thú vị khác.

First News trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam cuốn hồi ký của một người phụ nữ đặc biệt - không chỉ với nước Mỹ mà còn với thế giới. Và rất có nhiều khả năng người phụ nữ này sẽ làm thay đổi nước Mỹ và hình ảnh nước Mỹ trong một thời gian không xa.

Xem thêm

Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này