Trong một lần trà dư tửu hậu, khi những ký ức chợt ùa đến giữa cơn say, Nghệ sĩ Trần Tiến muốn viết lại những hỉ, nộ, ái, ố dọc đường du ca của mình. Ông bắt đầu viết câu chuyện cuộc đời mình rất tự nhiên, vô tư như lời tâm tình sâu lắng. Quyển tự truyện chỉ vỏn vẹn bắt đầu bằng hai chữ Ngẫu hứng.
Không phải tình cờ mà rất nhiều tác phẩm của Trần Tiến thường có tựa “ngẫu hứng”: Ngẫu hứng phố, Ngẫu hứng sông Hồng, Live show Ngẫu hứng, Ngẫu hứng Trần Tiến… tất cả đều có chủ ý riêng của nó. Nhưng mãi đến khi thưởng thức các sáng tác cũng như trò chuyện với ông, người nghe mới vỡ lẽ ra rằng đơn giản vì đó là Trần Tiến, là tâm hồn củamột người nghệ sĩ đa tài. Khi sáng tác ông không bao giờ điều khiển câu chữ, để nó tự tuôn trào như dòng chảy chứ không theo một quy tắc nào, chữ đi theo chữ không lường trước được. Đó là lý do ông hay mượn hơi men để sáng tác, bởi đó là lúc ông tự do thả hồn theo nghệ thuật. Cuối cùng ông mới dùng những kỹ thuật sắc xảo của mình để cắt dán, lắp ghép chúng lại cho hoàn chỉnh. Ở ông tỏa ra chất phiêu rất thu hút, khi ông nói, khi ông cười, khi ông hát… tất cả đều thật tự nhiên mà lại toát lên phong cách rất đặc biệt. Có lẽ chính bởi điều đó đã khiến “ngẫu hứng” nghiễm nhiên trở thành thương hiệu mang tên Trần Tiến.
Trong quyển tự truyện của mình, Trần Tiến cho thấy một con người rất đỗi đời thường, những câu chuyện, những hình ảnh dung dị là những mảnh ghép làm nên cuộc đời ông. Chắc chắn, bạn đọc sẽ thực sự xúc động khi đọc về sự cay đắng, chua chát cũng như những bước ngoặt đã đẩy cuộc đời ông phiêu bạt nhiều nơi. Chính những câu chuyện như vậy mới lí giải được một con người lại tồn tại nhiều góc cạnh hoàn toàn đối lập, đó là sự phóng thoáng, bụi bặm nhưng lại rất sâu sắc, thâm trầm… Có thể đây là lý do giúp các sáng tác của Trần Tiến gần gũi, thực tế và dễ đi vào lòng người. Mặc dù gặp rất nhiều trắc trở trên đường đời nhưng Trần Tiến vẫn giữ tâm hồn thanh cao của người nghệ sĩ đơn thuần. Điều mà chỉ nghệ sĩ chân chính mới có thể làm được. Ông tự ví chua chát rằng nghề nhạc sĩ, ca hát như “Xướng ca vô loài” là nghề bị coi rẻ chẳng ra loài nào! Ấy vậy mà ông chẳng quan tâm bởi “Viết chẳng để làm gì, nhưng mà... sướng”. Bởi đó là cái nghiệp gắn với đời mình, nhiều lúc chẳng có việc gì, cũng chẳng cảm xúc rần rật, tâm hồn, tâm hiếc gì hết. Cứ mở trang giấy, trắng lạnh đến ghê người. Rồi soi mặt mình vào đó. Thế rồi con chữ ở đâu rủ nhau chạy về như rươi làm tình dưới mùa trăng mọc. Mình phải ngăn chúng lại! Đời mình chỉ được làm "sếp" duy nhất có lúc ấy thôi. Con chữ bay ra vẽ cái khuôn mặt mình, đâu phải chuyện làm tình, chuyện dạy đời.”
Trong lòng đồng nghiệp và công chúng, mọi người gọi Trần Tiến là nghệ sĩ của nhân dân, nhưng ông lại phủ nhận điều đó, vì ông muốn mình là một người bình thường như những người khác, được chạm đến trái tim mỗi người để chia sẻ và thấu hiểu cùng họ. Là người có tính cách dản dị, dễ gần ông luôn sẵn lòng ngồi ghé xuống một quán nước vỉa hè, một ghế tựa bia hơi nếu ai đó có lời mời. Ông có thể la cà ngoài chợ, có thể ngồi uống nước với mấy chị quét rác…Ông đến với mọi người bằng tiếng cười sảng khoái và bằng cả tấm lòng chân thành. Có lẽ chính vì thế nên ông đã "diễn" như đang sống cuộc đời của các nhân vật. Diễn mà như không, chỉ còn lại sự chân thực - chân thực như là cuộc sống, khiến cho người xem bị thuyết phục một cách tự nhiên.
Trần Tiến gai góc, mạnh mẽ là thế nhưng ông là người sống rất tình cảm, ông cũng khóc, cũng đau khi buồn, khi nhớ. Mỗi khi ông hát về những bài ông viết quê mình, chẳng bao giờ ông hát nổi một bài bởi cứ hát lại khóc... Ông dành tuổi trẻ của mình để yêu thương và cho đi hết mình. Năm 1990, ông lập nhóm “Du ca Đồng nội” để đi hát kiếm tiền xây dựng một “Trường nhạc cho trẻ thiếu may mắn”. Ông lấy nhà mình làm lớp học “Mặt trời nhỏ” đào tạo 25 nghệ sĩ tí hon trong suốt 7 năm, đến khi các em trưởng thành tự kiếm tiền được, cũng là lúc ông cạn tiền, đành đóng cửa. Một trong những nét đặc biệt thu hút ở ông là tính hài hước pha chút chất ngông của người nghệ sĩ. Trang sách mới mở ra đã nghe vị tếu táo “Mình hay trêu đùa bạn bè: ‘Ai chưa đọc văn Trần Tiến, người ấy mới sống nửa đời người. Còn đã đọc xong rồi thì… chẳng còn gì để sống nữa!!!’” He he.” Và cứ thế ông dẫn dắt đọc giả đi vào cuộc đời mình hết mực rộng mở, chân phương. Trần Tiến thủa nào vẫn vậy, vẫn khuôn mặt ấy, vóc dáng ấy, không lẫn vào đâu được, giữa dòng người ngược xuôi.
Dù đã bước vào ngưỡng cửa của tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng tình yêu, niềm đam mê, sức sáng tạo âm nhạc của ông dường như vẫn đang bừng cháy. Có lẽ Trần Tiến đã quá mộc mạc, chân thật vì thế mà sự thể hiện của ông qua cách nói chuyện rất “nông thôn”, có sao nói nấy, không màu mè, tô vẽ, làm cho bạn đọc không khỏi rời mắt khỏi cuốn sách mà chỉ muốn ngồi một chỗ đọc một mạch từ đầu đến cuối. Trần Tiến thật sự đã chạm khắc vào trái tim người đọc.
Nhận xét từ khách hàng
Gợi ý cho bạn
Trong một lần trà dư tửu hậu, khi những ký ức chợt ùa đến giữa cơn say, Nghệ sĩ Trần Tiến muốn viết lại những hỉ, nộ, ái, ố dọc đường du ca của mình. Ông bắt đầu viết câu chuyện cuộc đời mình rất tự nhiên, vô tư như lời tâm tình sâu lắng. Quyển tự truyện chỉ vỏn vẹn bắt đầu bằng hai chữ Ngẫu hứng.
Không phải tình cờ mà rất nhiều tác phẩm của Trần Tiến thường có tựa “ngẫu hứng”: Ngẫu hứng phố, Ngẫu hứng sông Hồng, Live show Ngẫu hứng, Ngẫu hứng Trần Tiến… tất cả đều có chủ ý riêng của nó. Nhưng mãi đến khi thưởng thức các sáng tác cũng như trò chuyện với ông, người nghe mới vỡ lẽ ra rằng đơn giản vì đó là Trần Tiến, là tâm hồn củamột người nghệ sĩ đa tài. Khi sáng tác ông không bao giờ điều khiển câu chữ, để nó tự tuôn trào như dòng chảy chứ không theo một quy tắc nào, chữ đi theo chữ không lường trước được. Đó là lý do ông hay mượn hơi men để sáng tác, bởi đó là lúc ông tự do thả hồn theo nghệ thuật. Cuối cùng ông mới dùng những kỹ thuật sắc xảo của mình để cắt dán, lắp ghép chúng lại cho hoàn chỉnh. Ở ông tỏa ra chất phiêu rất thu hút, khi ông nói, khi ông cười, khi ông hát… tất cả đều thật tự nhiên mà lại toát lên phong cách rất đặc biệt. Có lẽ chính bởi điều đó đã khiến “ngẫu hứng” nghiễm nhiên trở thành thương hiệu mang tên Trần Tiến.
Trong quyển tự truyện của mình, Trần Tiến cho thấy một con người rất đỗi đời thường, những câu chuyện, những hình ảnh dung dị là những mảnh ghép làm nên cuộc đời ông. Chắc chắn, bạn đọc sẽ thực sự xúc động khi đọc về sự cay đắng, chua chát cũng như những bước ngoặt đã đẩy cuộc đời ông phiêu bạt nhiều nơi. Chính những câu chuyện như vậy mới lí giải được một con người lại tồn tại nhiều góc cạnh hoàn toàn đối lập, đó là sự phóng thoáng, bụi bặm nhưng lại rất sâu sắc, thâm trầm… Có thể đây là lý do giúp các sáng tác của Trần Tiến gần gũi, thực tế và dễ đi vào lòng người. Mặc dù gặp rất nhiều trắc trở trên đường đời nhưng Trần Tiến vẫn giữ tâm hồn thanh cao của người nghệ sĩ đơn thuần. Điều mà chỉ nghệ sĩ chân chính mới có thể làm được. Ông tự ví chua chát rằng nghề nhạc sĩ, ca hát như “Xướng ca vô loài” là nghề bị coi rẻ chẳng ra loài nào! Ấy vậy mà ông chẳng quan tâm bởi “Viết chẳng để làm gì, nhưng mà... sướng”. Bởi đó là cái nghiệp gắn với đời mình, nhiều lúc chẳng có việc gì, cũng chẳng cảm xúc rần rật, tâm hồn, tâm hiếc gì hết. Cứ mở trang giấy, trắng lạnh đến ghê người. Rồi soi mặt mình vào đó. Thế rồi con chữ ở đâu rủ nhau chạy về như rươi làm tình dưới mùa trăng mọc. Mình phải ngăn chúng lại! Đời mình chỉ được làm "sếp" duy nhất có lúc ấy thôi. Con chữ bay ra vẽ cái khuôn mặt mình, đâu phải chuyện làm tình, chuyện dạy đời.”
Trong lòng đồng nghiệp và công chúng, mọi người gọi Trần Tiến là nghệ sĩ của nhân dân, nhưng ông lại phủ nhận điều đó, vì ông muốn mình là một người bình thường như những người khác, được chạm đến trái tim mỗi người để chia sẻ và thấu hiểu cùng họ. Là người có tính cách dản dị, dễ gần ông luôn sẵn lòng ngồi ghé xuống một quán nước vỉa hè, một ghế tựa bia hơi nếu ai đó có lời mời. Ông có thể la cà ngoài chợ, có thể ngồi uống nước với mấy chị quét rác…Ông đến với mọi người bằng tiếng cười sảng khoái và bằng cả tấm lòng chân thành. Có lẽ chính vì thế nên ông đã "diễn" như đang sống cuộc đời của các nhân vật. Diễn mà như không, chỉ còn lại sự chân thực - chân thực như là cuộc sống, khiến cho người xem bị thuyết phục một cách tự nhiên.
Trần Tiến gai góc, mạnh mẽ là thế nhưng ông là người sống rất tình cảm, ông cũng khóc, cũng đau khi buồn, khi nhớ. Mỗi khi ông hát về những bài ông viết quê mình, chẳng bao giờ ông hát nổi một bài bởi cứ hát lại khóc... Ông dành tuổi trẻ của mình để yêu thương và cho đi hết mình. Năm 1990, ông lập nhóm “Du ca Đồng nội” để đi hát kiếm tiền xây dựng một “Trường nhạc cho trẻ thiếu may mắn”. Ông lấy nhà mình làm lớp học “Mặt trời nhỏ” đào tạo 25 nghệ sĩ tí hon trong suốt 7 năm, đến khi các em trưởng thành tự kiếm tiền được, cũng là lúc ông cạn tiền, đành đóng cửa. Một trong những nét đặc biệt thu hút ở ông là tính hài hước pha chút chất ngông của người nghệ sĩ. Trang sách mới mở ra đã nghe vị tếu táo “Mình hay trêu đùa bạn bè: ‘Ai chưa đọc văn Trần Tiến, người ấy mới sống nửa đời người. Còn đã đọc xong rồi thì… chẳng còn gì để sống nữa!!!’” He he.” Và cứ thế ông dẫn dắt đọc giả đi vào cuộc đời mình hết mực rộng mở, chân phương. Trần Tiến thủa nào vẫn vậy, vẫn khuôn mặt ấy, vóc dáng ấy, không lẫn vào đâu được, giữa dòng người ngược xuôi.
Dù đã bước vào ngưỡng cửa của tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng tình yêu, niềm đam mê, sức sáng tạo âm nhạc của ông dường như vẫn đang bừng cháy. Có lẽ Trần Tiến đã quá mộc mạc, chân thật vì thế mà sự thể hiện của ông qua cách nói chuyện rất “nông thôn”, có sao nói nấy, không màu mè, tô vẽ, làm cho bạn đọc không khỏi rời mắt khỏi cuốn sách mà chỉ muốn ngồi một chỗ đọc một mạch từ đầu đến cuối. Trần Tiến thật sự đã chạm khắc vào trái tim người đọc.
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này