Hiện thời, nhiều bài diễn văn của tổng thống Mĩ Obama trước cuộc tuyển cử năm 2012 đều hội tụ và việc làm mạnh nền kinh tế Mĩ bằng việc cung cấp khuyến khích thuế cho các công ti đầu tư vào Mĩ, và không khuyến khích thuế cho những công ti chọn khoán ngoài vận hành của họ. Cho dù những đề nghị thuế này vẫn chưa có hiệu lực, nhưng hiệu quả mong muốn đã xảy ra. Theo một cuộc điều tra công nghiệp, quãng 65% quan chức điều hành cấp cao của các công ti Mĩ được điều tra nói rằng họ có kế hoạch để chuyển vận hành trở lại Mĩ trong hai năm tới và 25% nói họ đã đặt lại cơ xưởng của họ trở về Mĩ.

Mười năm trước “đưa việc ra nước ngoài” đã là xu hướng chính nhưng ngày nay “thu về” là xu hướng mới vì phần lớn các công ti chế tạo Mĩ đã hoàn thành nỗ lực hiện đại hoá của họ bằng máy móc mới, trang thiết bị mới, nhiều công ti được vận hành bởi hệ thống kiểm soát robot mới nhất. Nhóm tư vấn Boston Consultancy Group (BCG) dự báo rằng “trong vòng bốn năm nữa, Mĩ được mong đợi trải qua tái sinh chế tạo” với những cơ xưởng mới hoàn toàn vận hành với chất lượng cao, chi phí thấp hơn, và năng suất tốt hơn khi so với chất lượng thấp, năng suất thấp, và tỉ lệ tăng lương ở Trung Quốc. Theo BCG, lương đang leo lên với tỉ lệ 15-20% một năm trong toàn Trung Quốc do mất cân bằng cung-cầu về công nhân có kĩ năng, và chất lượng kém mà việc làm khoán ngoài không còn sinh lời và nhiều công ti nước ngoài đang bắt đầu chuyển ra thay vì đặt lại vị trí ở đó. Một số cơ xưởng lao động thấp như may mặc, giầy dép, đang chuyển sang các nước đông nam Á và châu Phi vì chi phí thấp hơn và một số ngành chế tạo nặng chính như máy móc, xe hơi, điện tử, trang thiết bị đang chuyển lại về Mĩ vì hiện thời chế tạo đã hoàn thành việc đổi mới của họ bằng các trang thiết bị tốt hơn và được cập nhật.

Việc tăng tính cạnh tranh toàn cầu của khu vực chế tạo của Mĩ bằng trang thiết bị tốt hơn và áp dụng robotics đã làm thay đổi cân bằng kinh tế nghiêng về phía Mĩ. Ngày nay với chi phí năng lượng cao, điều làm cho vận chuyển thành đắt hơn đã làm cảm sinh việc dịch chuyển trở về Mĩ. Một quan chức điều hành cấp cao nói hồi đầu năm nay, rằng nhiều công ti Mĩ, đã ‘mù quáng’ chuyển vận hành của họ ra nước ngoài trên 15 năm qua trong việc tìm chi phí thấp hơn, và do vậy phải chịu thua thiệt dưới dạng chất lượng kém và dịch vụ tồi. Ngày nay, người tiêu thụ không dung thứ cho chất lượng thấp và sẵn lòng trả giá cao hơn vì chất lượng tốt hơn, xu hướng thị trường đã đảo ngược.” Khi nhiều công ti chuyển lại về Mĩ, các nước có nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào làm khoán ngoài như Trung Quốc, Mexico, v.v bắt đầu cảm thấy sức ép với thất nghiệp cao và đóng cửa cơ xưởng và họ bắt đầu đe doạ các nền kinh tế của các nước này.

Một câu hỏi vẫn còn là với công nghiệp tri thức liệu nó cũng đối diện với cùng tình huống như khu vực chế tạo không. Tuy nhiên, theo vài nhà phân tích, do thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới và tầm quan trọng của hệ thông tin trong thời đại tri thức này, điều đó có thể không xảy ra, ít nhất là trong mười hay hai mươi năm tới. Một quan chức cao cấp của chính phủ Mĩ nói: “Chúng tôi hiện thời đang tập trung vào việc đem trở lại nhiều việc làm chế tạo để giải quyết việc thất nghiệp của chúng tôi. Vì chúng tôi không có đủ công nhân phần mềm có kĩ năng, việc khoán ngoài phần mềm vẫn là một ngoại lệ.” Điều đó làm cho Ấn Độ, nước có hầu hết việc kinh doanh làm khoán ngoài, ít nhất cũng cảm thấy thoải mái nào đó.

—-English version—-

Reshoring trend

Currently, many of the US President Obama’s speech before the 2012 elections are focusing on strengthening the U.S economy by providing tax incentives to companies that invested in the US, and tax disincentives for those who chose to outsource their operations. Even though these tax proposals have not come into effect yet, but the desired effect is already happened. According to an industry survey, around 65% of the senior executives of American companies surveyed said that they had plans to move operations back into the U.S in the next two years and 25% said they had already relocated their factories back to the US.

Ten years ago “Offshoring” was a major trend but today “Re-shoring” is a new trend since most of the U.S manufacturing companies have completed their modernization efforts with new machineries, new equipments, many are operated by latest robotic control systems. The Boston Consultancy Group (BCG) predicting that “within the next four years, the US is expected to experience a manufacturing renaissance” with completely new factories that operate at higher quality, less costs, and better productivity as compare to the low quality, low productivity, and rising wage rates in China. According to BCG, wages are climbing at 15-20% a year across China due to a supply-demand imbalance for skilled labor, and poor quality that make offshoring no longer profitable and many foreign factories are beginning to move out instead of relocated there. Some low labor factories such as clothing, shoes, are moving to southeast Asia and Africa for lower costs and some major heavy manufacturing such as machinery, cars, electronics, equipments are moving back to the U.S as the current manufacturing have completed their renovation with updated and better equipments.

The increasing global competitiveness of the US manufacturing sector with better equipments and the application of robotics have changed the economic balance again in favor of the U.S. Today with the high energy costs which make shipping more expensive have induced the shift back to the US. A senior executive said earlier this year, that many U.S companies, ‘blindly’ moved their operations abroad over the last 15 years in search of lower costs, and thus suffered in terms of poor quality and bad service. Today, consumers do not tolerate low quality and willing to pay higher prices for better quality, the market trend has reversed.” As more companies are moving back to the US, countries whose economies are largely depending on outsourcing such as China, Mexico, etc are beginning to feel the pressure with high unemployment and closing factories and they begin to threaten their economies.

One question remains is with the knowledge industry whether it also faces the same situation as the manufacturing sector. However, according to several analysts, due to the shortage of skilled workers all over the world and the important of information systems in this knowledge age, it may not happen, at least in the next ten or twenty years. A high level U.S government official said: “We are currently focusing on bringing back manufacturing jobs to solve our unemployment. Since we do not have enough skilled software workers, software outsourcing is still an exception.” That makes India who has most of the outsourcing business, at least, feels some comfort.