24 Jan, 2021
Xu hướng mới trong khoán ngoài
Tuần trước, một phái đoàn kinh doanh Ba Lan tới thăm Carnegie Mellon. Sau khi đi thăm quanh khuôn viên trường và nói chuyện với nhiều bộ phận quản trị nhà trường, ba thành viên tới thăm khoa của tôi. Khi tôi chỉ cho họ xem các lớp học và phòng thí nghiệm, chúng tôi đã có nhiều đối thoại về phát triển phần mềm toàn cầu.
Một thành viên, ông Heniek Muraski hỏi: “Chúng tôi biết rằng Công nghệ thông tin (CNTT) là dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Chúng tôi đã thiết lập vài khu công viên công nghệ để thúc đẩy công nghiệp CNTT nhưng đến giờ việc kiếm sống và tạo việc làm vẫn ít hơn là mong đợi của chúng tôi. Chúng tôi đã được ông Hiệu trưởng nói cho biết rằng các ông đã tiến hành nhiều nghiên cứu về xu hướng phần mềm toàn cầu cho nên chúng tôi muốn hỏi ý kiến ông về điều chúng tôi có thể làm để tạo ra công nghiệp CNTT thành công cho việc làm khoán ngoài.”
Tôi đáp: “Mọi chính phủ đều biết rằng công nghiệp CNTT tạo ra nhiều việc làm hơn và giúp đỡ cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn. Vài nước có mọi yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho tăng trưởng công nghiệp CNTT. Tăng trưởng của công nghiệp CNTT tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng của kết cấu nền CNTT, việc cung cấp công nhân có kĩ năng địa phương, chất lượng của giáo dục, khía cạnh pháp lí về sở hữu trí tuệ, và môi trường kinh doanh toàn thể. Phần lớn các nước đã cải tiến một số yếu tố nhưng không phải tất cả. Nếu các ông có tất cả các yếu tố này, các ông có thể xây dựng nền công nghiệp CNTT mạnh.”
Ông Muraski nói: “Chúng tôi biết điều đó, chúng tôi đã làm điều đó. Chúng tôi đã đầu tư vào kết cấu nền CNTT. Chúng tôi có luật về sở hữu trí tuệ và chính sách đầu tư linh hoạt. Chúng tôi đón chào các nước khác đầu tư vào Ba Lan với chính sách xuất nhập khẩu thuận lợi. Hệ thống giáo dục của chúng tôi đã cải tiến vững chắc, chúng tôi có nhiều công nhân CNTT sẵn sàng làm việc. Chi phí của chúng tôi là rất hợp lí vì chúng tôi muốn cạnh tranh với Ấn Độ và trung Quốc. Chúng tôi có thể làm thêm cái gì nữa?”
Tôi bảo ông ấy: “Lực lượng lao động có kĩ năng là trung tâm của công nghiệp CNTT. Không có công nhân có kĩ năng, công nghiệp công nghệ không thể tăng trưởng được. Theo nghiên cứu của tôi, có mối quan hệ mạnh mẽ giữa sức mạnh của hệ thống giáo dục của một nước và sức mạnh của nền công nghiệp công nghệ của nó. Thách thức là ở chỗ các yêu cầu kĩ năng cho công nghiệp CNTT thay đổi rất nhanh chóng. Khi các công ti khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp, họ lựa chọn các nước có kĩ năng họ cần. Do đó, nước các ông cần có cách tiếp cận linh hoạt tới phát triển kĩ năng. Vấn đề không phải là có hệ thống giáo dục tốt mà là khả năng cung cấp công nhân đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Vì kĩ năng CNTT đang có nhu cầu thay đổi nhanh chóng, chương trình giáo dục của các công phải thay đổi nhanh chóng theo. Điều này là khó khăn cho các nước có hệ thống giáo dục nhà nước sở hữu truyền thống. Lí do cho Mĩ là người đi đầu về thời thượng trong phát triển kĩ năng bởi vì nó có số lớn đại học đẳng cấp thế giới. Những trường này phần lớn là trường tư thục cho nên họ có thể tạo ra chương trình đào tạo nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Bởi vì giáo dục xuất sắc của họ, họ hấp dẫn các sinh viên tài năng có đóng góp lớn cho công nghiệp của Mĩ. Ở châu Âu, Anh, Thuỵ Điển và Đức có nhiều hệ thống giáo dục xuất sắc. Ở châu Á, Singapore, Đài Loan, và Hàn Quốc cũng có cập nhật hệ thống giáo dục của họ để linh hoạt hơn trong những năm gần đây.”
Ông ấy hỏi: “Về Trung Quốc và Ấn Độ thì sao?”
Tôi đáp: “Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra nhiều sinh viên tốt nghiệp hơn bất kì nước nào khác. Chính phủ Trung Quốc đã tăng ngân quĩ cho giáo dục cao hơn và tái tổ chức hệ thống giáo dục của nó để hội tụ vào công nghệ và số sinh viên đã tăng lên. Mỗi năm, các đại học của nó cho tốt nghiệp quãng nửa triệu người trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Ấn Độ cũng cho tốt nghiệp quãng 700,000 sinh viên trong máy tính và kĩ nghệ. Tuy nhiên, con số lớn này che giấu vấn đề then chốt. Mặc cho số lớn sinh viên tốt nghiệp, cả hai nước bây giờ báo cáo thiếu hụt nhân viên CNTT có kĩ năng trong một số khu vực. Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ báo cáo rằng họ không thể tạo ra sinh viên tốt nghiệp đủ nhanh để bắt kịp với nhu cầu toàn cầu. Tại sao có trên một triệu sinh viên tốt nghiệp mỗi năm nhưng dầu vậy họ vẫn có thiếu hụt? Lí do đơn giản là quãng 80% sinh viên tốt nghiệp không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Thiếu hụt được báo cáo ở kĩ năng CNTT mức cao như: quản lí dự án, kiến trúc phần mềm, quản lí thay đổi, kĩ nghệ yêu cầu hay phân tích doanh nghiệp, an ninh mạng và quản lí dịch vụ. Đây là những kĩ năng mà công nghiệp cần ngày nay để duy trì môi trường kinh doanh cạnh tranh. Nhu cầu là về những công nhân hiểu cách tự động hoá qui trình doanh nghiệp, quản lí kết cấu nền mạng phức tạp tăng lên, và tạo ra giá trị cho công ti. Nếu các ông nhìn kĩ vào cả Trung Quốc và Ấn Độ, các ông có thể thấy rằng hệ thống giáo dục hiện thời của họ vẫn tuân theo truyền thống đã tồn tại nhiều trăm năm rồi. Họ đầy lí thuyết, tri thức sách vở với các thực hành bị giới hạn. Sinh viên dành ba năm chỉ để học viết mã. Họ phải ghi nhớ nhiều phương trình để qua nhiều kì thi. Hệ thống giáo dục của họ rất chậm thay đổi mặc cho nhiều đầu tư của chính phủ. Vài năm trước, các công ti tư nhân ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đã thất vọng với việc thiếu tiến bộ và đã thành lập các đại học riêng của họ. Phải mất vài năm nữa để phát triển đủ công nhân có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp. Đây là cơ hội cho các nước khác cạnh tranh, nếu họ có thể cải tiến hệ thống giáo dục của họ nhanh hơn.”
Ông Muraski dường như ngạc nhiên: “Trong nhiều năm chúng tôi đã tập trung vào kĩ năng thấp hơn như lập trình, kiểm thử để đáp ứng nhu cầu khoán ngoài bởi vì chúng tôi thấy rằng Ấn Độ và Trung Quốc đã thành công thế. Chúng tôi đã không biết về các kĩ năng cao hơn khác.”
Tôi giải thích: “Đó là điều nhiều người cũng nghĩ tới. Mọi người đều xô vào các kĩ năng thấp đang được khoán ngoài. Điều đó là đúng mười năm trước nhưng mọi sự đã thay đổi. Theo nghiên cứu của tôi, có số lớn những người có kĩ năng đã tới tuổi về hưu ở Mĩ và Tây Âu. Các công ti đang thấy rằng không có đủ người vươn lên qua các xếp hạng để nhận nhiều việc CNTT có kĩ năng. Trường hợp thường xảy ra là công ti sẽ tuyển mộ người tốt nghiệp trẻ, đưa họ vào làm việc và để cho họ học trong khi làm việc. Sau mười năm hay đại loại như vậy, họ có đủ kinh nghiệm để đi lên tới kĩ năng cao hơn như người quản lí dự án, người phân tích doanh nghiệp hay kiến trúc sư hệ thống. Giả sử rằng có phong trào dần dần của những người về hưu và người mới kế tục công việc của họ thì mọi sự sẽ tốt. Vấn đề là ngày nay, phần lớn các công ti đều có trên 45% những người có kĩ năng đang về hưu nhưng có ít hơn 10% những người trẻ kế tục việc của họ nên đột nhiên cầu vượt quá cung. Trong mười năm qua, con số sinh viên học về khoa học máy tính và công nghệ thông tin đã sụt giảm lớn. Nhiều sinh viên lựa chọn lĩnh vực đầu tư, ngân hàng, kinh doanh thị trường chứng khoán v.v.. Với ít người hơn vào khu vực kĩ thuật nhưng nhiều người kĩ thuật về hưu, cân bằng bị thay đổi. Bây giờ khoán ngoài không còn là về chi phí thấp hơn mà thay đổi sang kĩ năng cao hơn. Ngày nay các công ti đang sẵn lòng trả nhiều hơn cho những kĩ năng này, nếu họ có thể tìm thấy người.”
Ông Muraski lắc đầu: “Chúng tôi không biết về thay đổi này? Ấn Độ và Trung Quốc có biết điều đó không?”
Tôi đáp: “Không may, họ đã không thấy trước thay đổi này. Họ bây giờ đang đổi cách tiếp cận của họ tới đào tạo bởi vì lỗ hổng kĩ năng này đang ảnh hưởng tới cả Ấn Độ và Trung Quốc nữa. Theo Kiran Karnik, đại diện công nghiệp phần mềm của Ấn Độ, chỉ ít hơn 30% sinh viên tốt nghiệp của nó là làm việc được trong công nghiệp CNTT. Ông ấy tin rằng đến năm 2012, công nghiệp CNTT Ấn Độ có thể đối diện với thiếu hụt 800,000 công nhân có kĩ năng. Vấn đề then chốt là phương pháp cứng nhắc của Ấn Độ về dạy học dựa trên bài giảng tổ hợp với ghi nhớ cổ lỗ không khuyến khích tư duy phê phán và kĩ năng giải quyết vấn đề. Ngày nay sinh viên tốt nghiệp của Ấn Độ có thể làm việc tốt trong lập trình, kiểm thử và một số thiết kế nhưng để chuyên sâu kĩ năng cao hơn yêu cầu thay đổi lớn và điều đó sẽ mất nhiều năm nữa. Tình huống ở Trung Quốc cũng không tốt hơn. Trung Quốc cũng đối diện với thiếu hụt công nhân kĩ năng cao, tương tự như Ấn Độ. Vấn đề chính ở Trung Quốc là phần lớn sinh viên tốt nghiệp không nói thạo tiếng nước ngoài. Họ cũng thiếu đào tạo kĩ năng mềm. Hệ thống giáo dục của họ tạo ra sinh viên tốt nghiệp người không có khả năng trình bày, tham gia cùng khách hàng hay nói về các ý tưởng mới. Thậm chí nhiều người có học thêm các đào tạo kĩ năng mềm đấy nhưng đến giờ họ vẫn không thành công. Lí do đơn giản là văn hoá truyền thống của việc học thụ động thay vì học tích cực. Sinh viên được dạy phải yên tĩnh, không nói trong đầu, tập trung vào làm nhưng không quản lí v.v. Cần mất nhiều năm nữa để thay đổi hệ thống giáo dục cổ lỗ này.”
Ông Muraski hỏi: “Giải pháp tốt nhất là gì? Làm sao chúng tôi có thể thay đổi nhanh được?”
Tôi giải thích: “Mặc dầu nhiều nước châu Á đang làm việc để cải tiến hệ thống giáo dục của họ, sẽ phải mất nhiều năm nữa. Ngày nay sinh viên từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ lũ lượt kéo sang các đại học của Mĩ để học tập, và sau một thời kì làm việc ở Mĩ, nhiều người có thể quay về nước với kĩ năng họ đã học được. Những sinh viên đó sẽ đóng vai trò rất mấu chốt trong phát triển công nghiệp CNTT của họ trong tương lai của họ.
Họ sẽ có khả năng đem về những kĩ năng bị thiếu trong cách quản lí dự án, công ti, và công nghiệp theo phong cách phương Tây. Tất nhiên, sẽ mất thời gian nhưng đó là một giải pháp. Có nhiều giải pháp cho nên ông không thể chỉ chọn một mà phải lựa chọn nhiều và xem cái nào sẽ có tác dụng tốt nhất. Khó khăn cho nhiều nước là ở chỗ hệ thống giáo dục truyền thống không thể đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thay đổi của công nghiệp. Những nền kinh tế thành công nhất trong thích ứng với nhu cầu thay đổi là những nền kinh tế mà chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống giáo dục, như Singapore, Hàn Quốc và Malaysia. Họ có người có kĩ năng cao ở các vị trí có thể thiết lập viễn kiến, chiều hướng và mục đích cho các đại học và quản lí đại học cho tới khi chúng được đáp ứng nhanh chóng. Cách khác là nhập khẩu các chương trình giáo dục đào tạo tốt từ các trường toàn cầu hàng đầu để xúc tiến cải tiến nhanh chóng hệ thống giáo dục và điều đó có thể tạo ra khác biệt. Theo nghiên cứu của tôi về xu hướng công nghệ, chỉ Mĩ, cùng với Anh, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Singapore là có hệ thống giáo dục có khả năng đào tạo các chuyên viên CNTT có kĩ năng cao cho ngày mai.
—-English version—-
The new trend in outsourcing
Last week, a Polish business delegation came to visit Carnegie Mellon. After touring campus and talked with several school administrations, three members visit my department. As I showed them classrooms and laboratories, we had several conversations about global software development. One member, Mr. Heniek Muraski asked: “We know that Information Technology (IT) is a key driver for economic growth and job creation. We have set up several technology parks to promote IT industry but so far our earnings and jobs creation was still less than our expectation. We have been told by the Provost that you have conducted several studies on global Software trends so we want to ask your opinion about what can we do to create successful IT industry for outsourcing”.
I answered: “ Every governments know that IT industry creates more jobs and helps the economy grows faster. Few countries have all the factors necessary to support the growth of IT industry. The IT industry’s growth depends on several factors such as the quality of the IT infrastructure, the supply of local skill workers, the quality of education, the legal aspect on intellectual property, and the overall business environment. Most countries have improved some factors but not all. If you have all of these factors, you can build a strong IT industry”.
Mr. Muraski said: “We know that, we already done that. We have invested in IT infrastructure. We have laws on intellectual property and flexible investment policies. We are welcoming other countries to invest in Poland with favorable import and export policies. Our education systems have been improving steadily, we have a lot of IT workers ready to work. Our costs are very reasonable as we want to compete with India and China. What more could we do?
I told him: “Skilled workforce is the heart of the IT industry. Without skilled workers, technology industry cannot grow. According to my study, there is a strong relationship between the strength of a country’s education system and that of its technology industry. The challenge is that skills requirements for IT industry change very quickly. As companies outsource works to lower costs countries, they select countries that have skills that they need. Therefore, your country need to have a flexible approach to skills development. The issue is not about having good education system but the ability to supply workers that meet global demand. Since IT skills that are in demand are changing fast, your education programs must change quickly too. This is difficult to countries that have traditional state owned education systems. The reason the U.S is a trendsetter in skills development because it has high number of world-class universities. These schools are mostly privates so they can create training programs quickly to meet industry demand. Because of their excellent education, they attract talented students who contribute significantly to the U.S industry. In Europe, the UK, Sweden, and Germany have several excellent flexible education systems. In Asia, Singapore, Taiwan, and South Korea also have updating their education systems to be more flexible in recent years.
He asked: “How’s about China and India?
I answered: “China and India produce more graduates than any other country. The Chinese government have increased funding for higher education and reorganized its educational system to focus on technology and the numbers of students have soared. Each year, their universities graduate about half million people in the fields of science, technology, engineering and mathematics. India also graduate about 700,000 students in computer and engineering. However, the large numbers hide a key issue. Despite the high number of graduates, both countries now report a shortage of skilled IT employees in a number of areas. Last year, India government reported that they cannot produce graduates fast enough to keep up with global demand. Why having over million graduates each year but still have the shortage? The simple reason is about 80% of graduates do not have the skills that the industry needs. The shortages are reported in high-level IT skills such as: project management, software architecture, change management, requirements engineering or business analysis, network security and service management. These are skills that industry need today to maintain a competitive business environment. The demand are about workers who understand how to automate business processes, manage increasingly complex network infrastructures, and create value to company. If you look closely at both China and India, you can still see that their current education systems are still follow a tradition that exists for many hundred years. They are full of theories, book knowledge with limited practices. Students spend three years just to learn to write code. They have to memorize a lot of equations to pass many exams. Their education systems are very slow to change despite a lot of government’s investments. Few years ago, private companies in both China and India were so frustrated with the lack of progress and set up their own universities. It will take several more years to develop enough skilled workers to meet industry demand. This is the opportunity for other countries to compete, if they can improve their education system faster.”
Mr. Muraski seemed surprised: “For many years we focused on lower-skills such as programming, testing to meet the outsourcing demand because we saw that India and China were so successful. We did not know about the other higher skills.”
I explained: “That is what many people think too. Everybody is rushing to lower skills because they are the skills that being outsourced. That was correct ten years ago but thing has changed. According to my study, there is a large number of skilled people already reach retirement age in the U.S and Western Europe. Companies are finding that there are not enough people rising through the ranks to take the more skilled IT jobs. It used to be the case that a company would recruit young graduates, put them to work and have them learn on the job. After ten years or so, they have enough experiences to move up to higher skills such as project manager, business analyst or systems architect. Assume that there is a gradual movement of people to retire and new people take over their works than things should be fine. The issue is today, most companies have over 45% of skilled people retiring but less than 10% of younger people take over their jobs than suddenly demand exceeds supply. In the past ten years, the number of students studied computer science and information technology dropped significantly. Many students selected Investment, Banking, Stock market trading fields etc. With fewer people enter the technical areas but more technical people are retiring, the balance changes. Now outsourcing is no longer about lower cost but changes to higher skills. Today companies are willing to pay more for these skills, if they can find them.”
Mr, Muraski shook his head: “We did not know about this change? Do India and China know that?
I answered: “Unfortunately, they did not anticipate this change either. They are now changing their approach to training because this skills gap is affecting both India and China too. According to Kiran Karnik, India’s software industry representative, only less than 30% of its graduates are employable in the IT industry. He believes that by 2012, India’s IT industry may face a shortfall of 800,000 skilled workers. The key issue is India’s rigid methods of lecture-based teaching combine with rote memorization do not encourage critical thinking and problem solving skills. Today Indian graduates can work well in programming, testing and some designing but to advance to higher skills requires significant change and it will take several more years. The situation in China is not better. China is also facing a shortage of highly skills workers, similar to India. The major problem in China is most graduates do not speak foreign languages well. They also lack soft-skills training. Their education system produces graduates who are unable to give presentations, engage with customers or articulate new ideas. Even many would take additional soft-skills trainings but so far they have not been successful. The simple reason is the traditional culture of being passive, rather than active. Students are taught to be quiet, not speaking their minds, focus on doing but not managing etc. It would take many more years to change this archaic education system.”
Mr Muraski asked: “What is the best solution? How can we change fast?
I explained: “Although many Asian countries are working to improve their education systems, it would take many more years. Today students from China, Japan, South Korea and India flock to US universities to study and, after a period working in the US, many may return home with the skills they had learned. Those students will play a very critical role in develop their IT industry in their future.
They will be able to bring back these missing skills in how to manage projects, companies, and industry in a Western styles. Of course, it will take time but that is one solution. There are several solutions so you cannot just select one but must select many and see which one would work best. The difficulty for many countries is that traditional education systems cannot respond quickly to the changing demands of industries. The most successful economies in adapting to changing needs are those where governments have a direct influence over the education systems, such as Singapore, South Korea and Malaysia. They have highly skilled people at positions that can set visions, directions and goals for universities and manage them until they are rapidly met. Another way is to import a good training education programs from top global schools to expedite the rapid improvement of the education system and it can make the difference. According to my study on technology trends, only the US, along with the UK, Sweden, S. Korea and Singapore have the education systems that are capable of training tomorrow’s highly skilled IT specialists.