Tuần trước, General Motor đã công bố rằng nó sẽ đem hầu hết công việc công nghệ thông tin (CNTT) trở lại và dừng khoán ngoài trong tương lai. Các nhà phân tích công nghiệp tin rằng đó là sự bắt đầu của xu hướng “khoán trong” trong các công ti lớn và trong vài năm tới, nhiều công ti sẽ làm cùng điều đó.

Khoán trong sẽ nảy sinh trong việc thuê và thuê lại ít nhất 10,000 công nhân CNTT và có thể tạo ra thêm 80,000 việc làm phụ cho khu vực này. Trong hai mươi năm qua, GM nằm trong số những công ti đầu tiên bắt đầu xu hướng khoán ngoài trong khu vực chế tạo. Nó cần giảm chi phí để hiện đại các cơ xưởng của nó. Bây giờ việc hiện đại hoá các cơ xưởng của nó gần hoàn tất, họ có trang thiết bị mới, máy móc mới, qui trình tự động mới và nhiều robot cho nên họ cần nhiều công nhân CNTT để vận hành. Các công ti chế tạo lớn khác có lẽ sẽ làm cùng điều này khi việc hiện đại hoá của họ được hoàn thành. Trong khi các công ti khác có thể không ra quyết định khoán trong ngay lập tức nhưng nhiều CIO đang xem xét lại chiến lược khoán ngoài của họ, đặc biệt trong thời gian khoán ngoài không còn là về chi phí thấp mà về đáp ứng nhu cầu kĩ năng.”

Theo một báo cáo công nghiệp, đa số nhà cung cấp làm khoán ngoài chỉ có công nhân với kĩ năng hạn chế mà không có khả năng xử trí các yêu cầu kĩ năng mới. Trong hai thập kỉ qua, họ thành công với mô hình chi phí thấp và khó cho họ thay đổi. Nhiều nhà cung cấp ưa thích thuê người mới tốt nghiệp với kĩ năng hạn chế vì họ không phải trả lương cao hơn. Vì giá sinh hoạt tăng lên, họ đã tăng giá của họ hàng năm cho tới khi không còn ưu thế về chi phí nữa. Chẳng hạn, năm 2000 lương trung bình cho một người lập trình Ấn Độ là $8000 một năm nhưng ngày nay nó là $22,500. Khi khoán ngoài CNTT tăng lên, chất lượng phần mềm giảm đi. Có nhiều dự án CNTT thất bại do kĩ năng hạn chế trong cả người quản lí dự án và người lập trình. Với chi phí cao, kĩ năng thấp, chất lượng kém và tỉ lệ hỏng cao, khoán ngoài CNTT không còn là tuỳ chọn có thể đứng vững được.

Cho dù xu hướng đã thay đổi từ giảm chi phí tới cải tiến kĩ năng nhưng nhiều nhà cung cấp khoán ngoài không thể thay đổi đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu này. Vì phần mềm ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, nó yêu cầu công nhân có kĩ năng tốt hơn. Khi nền đang thay đổi từ PC sang di động, điều đó yêu cầu kĩ năng mới. Không may là nhiều công ti làm khoán ngoài không có kế hoạch nào để hỗ trợ cho những thay đổi này. Đó là lí do chính nhiều khách hàng đang cân nhắc “khoán trong qui mô lớn,” vì họ cần truy nhập tốt hơn vào công nhân có kĩ năng cao với công nghệ mới nhất mà họ không thể tìm ra ở các nước khác.

Có ích lợi lớn trong nỗ lực khoán trong. Bên cạnh ưu thế về thuế của việc đưa công việc trở lại, có công việc được làm trong nội địa sẽ tránh được vấn đề văn hoá và ngôn ngữ. Với cách quản lí đúng, điều đó có thể đem lại năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, giảm chi phí đi lại, giảm việc làm lại và thất bại dự án. Nó cũng đem tới quan hệ công chúng cho công ti về việc giữ việc làm ở nhà. Vì những ích lợi này, chúng ta có thể sớm thấy thêm nhiều hoạt động khoán trong.

—-English version—-

New trend: In-sourcing

Last week, General Motor announced that it will bring most of its Information Technology (IT) works back and stopped future outsourcing. Industry analysts believed that it was the beginning of the “in sourcing” trend among large companies and over the next few years, more companies would do the same.

In-sourcing will result in the hiring or re-hiring of at least 10,000 IT workers and could create an addition 80,000 more jobs for the area. Over twenty years ago, GM was among the first companies that start the outsourcing trend in manufacturing sector. It needed to reduce costs to modernize its factories. Now their factories modernization is almost complete, they have new equipments, new machineries, new automation process and a lot of robots so they need more IT workers to run the operation. Other large manufacturing companies are probably going to do the same when their modernization completed. While other companies may not be making in-sourcing decision immediately but many CIOs are reconsidering their outsourcing strategy, particularly in the time when outsourcing is no longer about lower cost but fulfilling skills need.”

According to an industry report, a majority of outsourcing providers only have workers with limited skills that may not be able to handle new skill requirements. For the past two decades, they are successful with low cost model and it is difficult for them to change. Many prefer to hire new graduates with limited skills because they do not have to pay higher wages. As cost of living increased, they raised their price each year until there was no cost advantage anymore. For example, in 2000 the average wage for an Indian programmer was $8000 a year but today it is $22,500 As IT outsourcing increased, software quality decreased. There were many IT project failed due to limited skills in both project managers and programmers. With high cost, low skills, poor quality and high failure rate, IT outsourcing is no longer a viable option.

Even the trend has changed from reducing cost to improving skills but many outsourcing providers cannot change fast enough to meet the demand. As software is getting larger and more complex, it requires better skilled workers. As platform is changing from PC to mobile, it requires newer skills. Unfortunately many outsourcing companies do not have any plans to support these changes. That is the main reason many customers are considering “large-scale in-sourcing”, because they need better access to highly skilled workers with the latest technology that they could not find in other countries.

There is big benefit to in-sourcing effort. Beside certain tax advantage of bringing the works back, having work done in the same country will avoid cultural and language issues. With proper management, it could bring higher productivity, better quality, reduced travel costs, reduced rework and project failures. It also brings positive public relations for the company of keeping jobs at home. Because of these benefits, we may see more in-sourcing activities soon.