08 Jan, 2021
Xã hội tri thức-9
Một người bạn, cũng là một chủ công ti phần mềm hỏi tôi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khi nào tôi nghĩ nó sẽ chấm dứt. Tôi bảo ông ấy điều chúng ta đang thấy bây giờ mới chỉ là bắt đầu của “dây chuyền các biến cố” trong toàn cầu hoá, nơi mọi sự đã xảy ra ở quốc gia này có thể có tác động có ý nghĩa tới các quốc gia khác và chung cuộc tới toàn thế giới.
Vấn đề tài chính ở Mĩ đã lan rộng khắp các nước đã phát triển rồi tới toàn thế giới. Nó tác động vào mọi doanh nghiệp, lớn và nhỏ, hàng triệu người đang mất việc mỗi ngày, và dường như là cuộc khủng hoảng này có lẽ sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa.
Là người chủ doanh nghiệp, bạn tôi đã có hành động giảm chi phí và kiểm soát chi tiêu. Ông ấy đã điều phối thu nhập và chi phí trên cơ sở hàng ngày, tập trung vào việc chúng được điều hành tốt thế nào và chúng đem về bao nhiêu tiền. Ông ấy hiểu các công ti có thể giảm chi phí nhanh hơn thu nhập đang suy giảm của họ sẽ sống sót cho nên ông ấy dự đoán điều khách hàng của mình sẽ không mua trong vài tháng tới và giảm lượng tồn kho. Là người quản lí rất tích cực, ông ấy không chờ đợi khách hàng cắt bỏ đơn hàng bởi vì điều đó có thể quá trễ để giảm chi phí. Ông ấy bao giờ cũng đi trước vấn đề, không đi sau. Tuy nhiên, ông ấy lại không chắc rằng mình đã làm đủ chưa nên ông ấy hỏi tôi ông ấy còn có thể làm gì khác nữa. Tôi bảo ông ấy rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu này là thời gian hoàn hảo cho hội tụ vào cải tiến kinh doanh để chứng tỏ quyền lãnh đạo của ông ấy và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ông ấy cho tương lai để cho ông ấy có thể khôi phục được trong thời kì ngắn nhất khi kinh tế cải thiện. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy không nghĩ về hoạt động cải tiến hay chiều hướng tương lai bởi vì ông ấy bận rộn thế để phản ứng với điều đã xảy ra trên cơ sở hàng ngày cho nên ông ấy mới hỏi ý kiến tôi. Là giáo sư chứ không phải nhà kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi không thể khuyên được người chủ doanh nghiệp thành công, nhưng là người bạn, tôi sẽ thử cho nên sau đây là gợi ý của tôi:
Điều đầu tiên ông ấy cần làm là đặt chiều hướng kinh doanh mới cho công ti của mình bởi vì mô hình kinh doanh mà ông ấy đã theo vài năm trước đây có thể lạc hậu do cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời. Trong vài năm qua, công ti của ông ấy đã mở rộng vào nhiều miền một cách thành công nhưng bằng việc mở rộng quá nhanh, ông ấy tiêu tốn nhiều vốn và trong cuộc khủng hoảng tài chính này, ông ấy cần bảo vệ tiền của mình. Ông ấy cần hội tụ vào những miền cho phép ông ấy thu lại ích lợi nhiều nhất trong thời gian này và nhìn trước các bước tiếp khi mọi sự được cải thiện. Bằng việc đặt lại ưu tiên công ti của ông ấy có thể cải tiến hiệu quả kinh doanh và có cơ hội tốt hơn để sống sót so với công ti “Chờ và Xem.” Tôi cũng bảo ông ấy rằng trong cuộc khủng hoảng này, quyền lãnh đạo là mọi thứ cho nên ông ấy phải chuẩn bị cho trận chiến tiếp và trận chiến tiếp sẽ là “trận chiến về tài năng.” Bạn tôi dường như ngạc nhiên bởi vì ông ấy không biết điều tôi ngụ ý bởi “tài năng.” Tất nhiên, khó mà định nghĩa được “tài năng” nhưng định nghĩa đơn giản nhất là người có tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong một miền chuyên môn với niềm đam mê làm cho sự việc xảy ra. Đây là những người mà nhà văn nổi tiếng Peter Drucker đã gọi là “Công nhân tri thức.”
Là người nghiên cứu, tôi đã tiến hành vài nghiên cứu về xu hướng toàn cầu và biết rằng có thiếu hụt căng thẳng về người có kĩ năng cao trên khắp thế giới. Không có người có tài để lấp vào những việc cấp cao, việc săn tài năng đã đi tới mức toàn cầu và trên mười năm qua, nhiều công ti đã chuyển việc và hoạt động CNTT cho thế giới đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Gần đây hơn họ đã bắt đầu chuyển việc mức cao hơn ra nước ngoài nữa, hội tụ vào các công nhân có tài với tri thức chuyên môn, tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển bắt đầu bị khan hiếm tài năng của riêng họ. Ngày nay, đại học không tạo ra đủ tài năng cho công nghiệp. Nhiều sinh viên được đào tạo theo lí thuyết “hàn lâm” mà không có kĩ năng nào công nghiệp cần, làm cho nhiều sinh viên không tìm được việc ở nơi có nhiều cơ hội mà không có người đáp ứng. Việc khan hiếm tài năng sẽ tiếp tục chừng nào đại học còn chưa thay đổi và việc săn tài năng sẽ tiếp tục với những người có kĩ năng kiếm được nhiều đề nghị việc.
Một nhân tố khác đóng góp vào cho sự thiếu hụt này là độ tuổi dân số. Điều này sẽ rất nghiêm trọng ở châu Âu và Nhật Bản bởi vì trong mười năm nữa, số người độ tuổi 15-64 được dự phóng sụt giảm tới 7% ở Đức, 9% ở Italy và 14% ở Nhật Bản. Ở Mĩ, việc về hưu của đợt bùng nổ trẻ em (được sinh giữa các năm 1946 -1964) nghĩa là nhiều công ti sẽ mất số lớn công nhân có kinh nghiệm trong năm năm tới. Nghiên cứu cuối cùng được AARP tiến hành, một nhóm về hưu thấy rằng phần lớn các công ti sẽ mất một nửa số người quản lí cấp cao trong năm năm tới và chính phủ Mĩ sẽ mất trên 65% người làm việc hạng cao trong bẩy năm tới. Điều này nghĩa là mọi nước, mọi công ti và mọi người sẽ phải tranh giành gian nan hơn về người tài để lấp vào các vị trí có kĩ năng cao của họ.
Tôi tin trận chiến tài năng này sẽ khốc liệt nhất bên trong các công ti trong ngành công nghiệp công nghệ cao khi kinh tế được cải thiện. Thấy trước điều này, tôi bảo bạn tôi rằng ông ấy phải hành động khác những người khác, khi họ thải người, ông ấy phải dùng cơ hội này để tuyển những tài năng hàng đầu từ các công ti đó và đây là nước đi chiến lược bởi vì khi mọi sự được cải thiện, nhiều công ti sẽ phải thuê người và họ có thể thuê người dưới trung bình “chỉ để lấp vào vị trí cho nhanh chóng” và việc thiếu tài năng sẽ không giúp cho họ trong thị trường cạnh tranh cao. Chiều hướng mới cho kinh doanh của ông ấy sẽ là “hấp dẫn và duy trì” tài năng bởi vì trong xã hội tri thức, tài sản tốt nhất là tài năng, không phải là vốn bởi vì chính con người mới tạo ra của cải chứ không có cách khác. Là người chủ doanh nghiệp thành công, ông ấy phải thuê người giỏi nhất và người lỗi lạc nhất từ những đại học hàng đầu, ông ấy nên tạo ra hệ thống đánh giá để thúc đẩy họ vào những chức vụ quan trọng và để họ canh tân và tạo ra của cải cho ông ấy. Tất nhiên, ông ấy sẽ cần cấp quản lí tốt để quản lí những tài năng này cho nên ông ấy cũng cần đầu tư vào việc huấn luyện quản lí mới. Trong những điều khác, ông ấy phải mở rộng chuẩn mực đạo đức và các mục đích cao hơn chỉ là làm tiền bởi vì tham lam có thể tạo ra vấn đề và hạ doanh nghiệp tốt xuống. Quả vậy, doanh nghiệp dùng nhiều tài năng phải duy trì chuẩn đạo đức cao để đóng góp cho công ti, xã hội và cho toàn thể nền kinh tế của đất nước.
—-English version—–
Knowledge Society – 9
A friend, also owner of a software company asked me about the global financial crisis and when I think it would end. I told him that what we are seeing now is only the beginning of a “chain of events” in globalization, where things happened in one country can have significant impact on others and eventually the entire world. The financial problem in the U.S has spread throughout developed countries then the whole world. It impacts every business, large and small, millions of people are losing their jobs everyday, and it seems that this crisis will probably continue for quite sometime.
Being a business owner, my friend already took action by reducing costs and control expenses. He already monitor revenues and expenses on a daily basis, focus on how well they are being executed and how much money they brought in. He understand companies that can reduce costs faster than their declining revenue will survive so he predicts what his customers will not be buying in the next few months and reduces inventory. As a very active manager, he does not wait for customers cancel orders because it may be too late to reduce costs. He always stays in front of the issues, not behind. However, he was not sure that he has done enough so he asked me what else he could be doing. I told him that this global crisis is the perfect time to focus on business improvement to demonstrate his leadership and adjust his business plan for the future so that he can recover in the shortest period of time when the economy improves. He told me that he has not thinking about improvement activities or future direction because he was so busy reacting to what happened on a daily basis so he asked my opinion. Being a professor not a business person, I do not think that I can advise a successful business owner, but as a friend I will try so following is my suggestion:
The first thing he need to do is set new business direction for his company because the business model that he did few years ago may be obsolete due to the current financial crisis. In the past few years, his company had expanded into many areas successfully but by expanding too fast, he consumes a lot of capital and in this financial crisis, he needs protect his money. He needs to focus on areas that allow him to gain the most benefits during this time and anticipate the next steps when thing improves. By resetting priorities his company can improve business efficiencies and have better chance to survive over company that “Wait and See”. I also told him that in this crisis, leadership is everything so he must prepare for the next battle and the next battle will be “the battle for talent”. My friend seemed surprised because he did not know what I mean by “talent”. Of course, it is difficult to define “talent” but the simplest definition is the one that have knowledge, skills and experiences in a specialized area with a passion to make thing happen. These are people that the famous writer Peter Drucker called the “Knowledge workers”.
As a researcher, I have conducted several studies on the global trends and knew that there was a critical shortage of highly skilled people all over the world. Without talented people to fill top jobs, the hunt for talent has gone global and over the past ten years, many companies have shipped works and IT operations to the developing world, particularly India and China. More recently they have started moving higher level jobs offshore as well, focus on talented workers with special knowledge however, many developing countries begin to have talent shortages of their own too. Today, university does not produce enough talents for the industry. Many students are trained in “Academic” theories without any skills that industry needs resulting in many students could not find jobs where there are so many opportunities without people to fill. The shortage of talent will continue as long as university does not change and the hunt for talent will continue with skilled people get several job offerings.
Another factor that contributes to the shortage is the ageing of the population. This will be very severe in Europe and Japan because in the next ten years, the number of people aged 15-64 is projected to fall by 7% in Germany, 9% in Italy and 14% in Japan. In America, the retirement of the baby-boomers (born between 1946 -1964) means that many companies will lose large numbers of experienced workers in the next five years. The latest study by the AARP, a retirement group found that most companies will lose half their senior managers in the next five years and the U.S government will lose over 65% of top jobs in the next seven years. This means that every country, every company and everyone will have to fight harder for talent to fill their highly skilled positions.
I believe the battle for talent will be at its fiercest within companies in high-tech industries when the economy improves. To anticipate this, I told my friend that he must act differently from others, when they laid-off people, he must use this opportunity to recruit top talents from those companies and this is a strategic move because when things improve, many companies will have to hire people and they may have to hire below-average people “just to fill a position quickly” and lacking talent will not help them in a highly competitive market. The new direction for his business will be “attracting and retaining” talent because in the knowledge society, the best asset is talent, not capital because it is people that create wealth not the other way. As a successful business owner, he must hire the best and the brightest from top universities, he should create a system of evaluation to promote them into important positions and let them innovate and create wealth for him. Of course, he will need good management to manage these talents so he also needs to invest in new management training. Among other things, he must stretch strong ethical codes and higher goals than just making money because greed can create problem and bring down a good business. Indeed, talent-intensive businesses must maintaining high ethical standards to contribute to the company, the society and the overall economy of a country.