Cuộc đời là kết quả của tất cả những gì ta lựa chọn. Đáng buồn thay, phần lớn những lựa chọn của chúng ta trong một ngày đến từ cơ chế “lái tự động” của bộ não – hay những hành động theo thói quen và tiềm thức. Bớt lệ thuộc vào chế độ “lái tự động” sẽ giúp ta tạo nên sự khác biệt vô cùng lớn trong đời sống hằng ngày.
Hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm việc chạy xe từ điểm A đến điểm B mà khi tới đích chúng ta chẳng nhớ ra là mình đã đi ngang qua những cột mốc nào đáng chú ý trên đường đi. Chúng ta đến nơi an toàn nhưng ta lại có cảm giác như một ai khác đã điều khiển mọi thứ, bởi vì chúng ta hầu như chẳng nhớ nổi làm cách nào mà mình đã đến được nơi cần đến. Nói cách khác, chúng ta đã sử dụng chế độ lái tự động.
Sự thật là, điều này không chỉ xảy ra khi chúng ta cầm tay lái; nó xảy ra mỗi ngày trong cuộc sống, tại chỗ làm, ở nhà, với bất cứ ai. “Lái tự động” cũng giống như việc bạn ngồi thụ động trước tivi, liên tục nhai thức ăn vặt trong khi bụng không đói và để cho mọi thứ đang được chiếu trên màn hình hút mất hồn”, tác giả cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời” (Wake up!) - Chris Baréz-Brown viết.
Ngược lại, theo tác giả khi tâm trí tĩnh lặng, chúng ta có thể sử dụng bộ não ý thức tốt hơn, từ đó dẫn tới sự tỉnh thức. Khi ta tỉnh thức, ta trở nên sáng suốt, sáng tạo, dung hòa với thế giới xung quanh và nhận ra mọi thứ trở nên thật dễ dàng.
Ý tưởng chủ đạo của cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời là khi ta “thường xuyên “đánh thức” chính mình một cách có chủ đích, ta có thể tác động sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, những quyết định và niềm vui sống nói chung. Và khi chúng ta càng làm thường xuyên, cơ chế “lái tự động” sẽ dần suy yếu đi, tiềm thức quen thuộc sẽ đóng vai trò hỗ trợ thay vì dẫn dắt chúng ta trong đời sống.
Với một mục tiêu “nặng nề” như vậy, nhưng cách tiếp cận của cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời” lại khá sáng tạo và sinh động. Thay vì đưa ra những lý thuyết khó hiểu, phần lớn cuốn sách là những bài tập “tĩnh tâm” bằng những hoạt động vui vẻ, đòi hỏi hoạt động liên tục và mang tính thực nghiệm có thể dễ dàng áp dụng với tất cả mọi người.
Não bộ con người làm việc ở hai trạng thái: Ý thức và tiềm thức. Trong đó, bộ não ý thức được sử dụng cho các quá trình liên quan đến lô-gic, lý lẽ và các cấp độ xử lý nhận thức cao hơn. Ngược lại, bộ não tiềm thức giỏi nhận ra những kiểu mẫu và sự tương đồng trong những việc chúng ta đang trải nghiệm trong hiện tại so với những gì chúng ta đã từng trải nghiệm trước đây.
Điểm đặc biệt là bộ não tiềm thức thường được chúng ta sử dụng như một cách tiết kiệm năng lượng não bộ. Tuy vậy, nó lại không có “công tắc tắt nguồn”, dẫn đến việc chúng ta có khuynh hướng sống theo thói quen, để cho bản năng sẽ nắm quyền quyển soát. Từ đó, ta dễ xao lãng và “trôi theo” những thói quen sai lầm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí ngăn cản sự phát triển tích cực của bản thân và nội tâm.
Cuốn sách bao gồm 56 lời gợi ý được chia ra thành các chủ đề: Hít thở, hòa nhịp, khơi nguồn sức mạnh, kết nối, lắng nghe cơ thể, lạc vào âm nhạc. Mỗi lời gợi ý được cấu trúc thành 3 phần: Góc nhìn mới, kế hoạch thực hiện, thành quả và một góc ghi chú cho bạn đọc.
Những hành động này không quá “cao siêu” mà được bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen rất nhỏ như việc hạn chế xem tivi và sử dụng chất kích thích, tập xếp máy bay, vẽ tranh, đi dạo trong rừng đến tập pha trà và thả mình vào âm nhạc… Với mỗi lời khuyên, tác giả cũng dành một phần giải thích nguyên nhân và kết quả đạt được nếu bạn áp dụng theo những phương pháp đó.
“Nếu mọi việc có vẻ khó khăn và gây đau đớn thì có thể là do bạn không sống tích cực. Nếu mọi người xung quanh đều có vẻ không đáng tin thì thường là do chúng ta không rõ ràng về những gì chúng ta muốn gắn kết để làm cho cuộc sống này trở nên thật đặc biệt. Nếu chúng ta không tìm thấy đủ tình yêu thương trong cuộc sống thì thường là do chúng ta đã không dành đủ yêu thương cho bản thân” – Tác giả Chris Baréz-Brown kết luận.
Ở Anh, tuổi thọ trung bình là 29.565 ngày và khoảng một phần ba số ngày đó được dùng để làm việc. Cuốn sách “Xoay tư duy, chuyển cuộc đời” là những lời khuyên hữu ích, giúp chúng ta nhớ rằng từng ngày đều thật quý giá và ta phải sống mỗi ngày sao cho xứng đáng.
Nhận xét từ khách hàng
Gợi ý cho bạn
Cuộc đời là kết quả của tất cả những gì ta lựa chọn. Đáng buồn thay, phần lớn những lựa chọn của chúng ta trong một ngày đến từ cơ chế “lái tự động” của bộ não – hay những hành động theo thói quen và tiềm thức. Bớt lệ thuộc vào chế độ “lái tự động” sẽ giúp ta tạo nên sự khác biệt vô cùng lớn trong đời sống hằng ngày.
Hầu hết chúng ta đều đã trải nghiệm việc chạy xe từ điểm A đến điểm B mà khi tới đích chúng ta chẳng nhớ ra là mình đã đi ngang qua những cột mốc nào đáng chú ý trên đường đi. Chúng ta đến nơi an toàn nhưng ta lại có cảm giác như một ai khác đã điều khiển mọi thứ, bởi vì chúng ta hầu như chẳng nhớ nổi làm cách nào mà mình đã đến được nơi cần đến. Nói cách khác, chúng ta đã sử dụng chế độ lái tự động.
Sự thật là, điều này không chỉ xảy ra khi chúng ta cầm tay lái; nó xảy ra mỗi ngày trong cuộc sống, tại chỗ làm, ở nhà, với bất cứ ai. “Lái tự động” cũng giống như việc bạn ngồi thụ động trước tivi, liên tục nhai thức ăn vặt trong khi bụng không đói và để cho mọi thứ đang được chiếu trên màn hình hút mất hồn”, tác giả cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời” (Wake up!) - Chris Baréz-Brown viết.
Ngược lại, theo tác giả khi tâm trí tĩnh lặng, chúng ta có thể sử dụng bộ não ý thức tốt hơn, từ đó dẫn tới sự tỉnh thức. Khi ta tỉnh thức, ta trở nên sáng suốt, sáng tạo, dung hòa với thế giới xung quanh và nhận ra mọi thứ trở nên thật dễ dàng.
Ý tưởng chủ đạo của cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời là khi ta “thường xuyên “đánh thức” chính mình một cách có chủ đích, ta có thể tác động sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, những quyết định và niềm vui sống nói chung. Và khi chúng ta càng làm thường xuyên, cơ chế “lái tự động” sẽ dần suy yếu đi, tiềm thức quen thuộc sẽ đóng vai trò hỗ trợ thay vì dẫn dắt chúng ta trong đời sống.
Với một mục tiêu “nặng nề” như vậy, nhưng cách tiếp cận của cuốn sách “Xoay tư duy chuyển cuộc đời” lại khá sáng tạo và sinh động. Thay vì đưa ra những lý thuyết khó hiểu, phần lớn cuốn sách là những bài tập “tĩnh tâm” bằng những hoạt động vui vẻ, đòi hỏi hoạt động liên tục và mang tính thực nghiệm có thể dễ dàng áp dụng với tất cả mọi người.
Não bộ con người làm việc ở hai trạng thái: Ý thức và tiềm thức. Trong đó, bộ não ý thức được sử dụng cho các quá trình liên quan đến lô-gic, lý lẽ và các cấp độ xử lý nhận thức cao hơn. Ngược lại, bộ não tiềm thức giỏi nhận ra những kiểu mẫu và sự tương đồng trong những việc chúng ta đang trải nghiệm trong hiện tại so với những gì chúng ta đã từng trải nghiệm trước đây.
Điểm đặc biệt là bộ não tiềm thức thường được chúng ta sử dụng như một cách tiết kiệm năng lượng não bộ. Tuy vậy, nó lại không có “công tắc tắt nguồn”, dẫn đến việc chúng ta có khuynh hướng sống theo thói quen, để cho bản năng sẽ nắm quyền quyển soát. Từ đó, ta dễ xao lãng và “trôi theo” những thói quen sai lầm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí ngăn cản sự phát triển tích cực của bản thân và nội tâm.
Cuốn sách bao gồm 56 lời gợi ý được chia ra thành các chủ đề: Hít thở, hòa nhịp, khơi nguồn sức mạnh, kết nối, lắng nghe cơ thể, lạc vào âm nhạc. Mỗi lời gợi ý được cấu trúc thành 3 phần: Góc nhìn mới, kế hoạch thực hiện, thành quả và một góc ghi chú cho bạn đọc.
Những hành động này không quá “cao siêu” mà được bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen rất nhỏ như việc hạn chế xem tivi và sử dụng chất kích thích, tập xếp máy bay, vẽ tranh, đi dạo trong rừng đến tập pha trà và thả mình vào âm nhạc… Với mỗi lời khuyên, tác giả cũng dành một phần giải thích nguyên nhân và kết quả đạt được nếu bạn áp dụng theo những phương pháp đó.
“Nếu mọi việc có vẻ khó khăn và gây đau đớn thì có thể là do bạn không sống tích cực. Nếu mọi người xung quanh đều có vẻ không đáng tin thì thường là do chúng ta không rõ ràng về những gì chúng ta muốn gắn kết để làm cho cuộc sống này trở nên thật đặc biệt. Nếu chúng ta không tìm thấy đủ tình yêu thương trong cuộc sống thì thường là do chúng ta đã không dành đủ yêu thương cho bản thân” – Tác giả Chris Baréz-Brown kết luận.
Ở Anh, tuổi thọ trung bình là 29.565 ngày và khoảng một phần ba số ngày đó được dùng để làm việc. Cuốn sách “Xoay tư duy, chuyển cuộc đời” là những lời khuyên hữu ích, giúp chúng ta nhớ rằng từng ngày đều thật quý giá và ta phải sống mỗi ngày sao cho xứng đáng.
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này
Chưa có đánh giá nào cho sản phẩm này